Trang Chủ » Cỏ voi, cỏ sả để nuôi bò trồng thế nào?

Cỏ voi, cỏ sả để nuôi bò trồng thế nào?

751 lượt xem
cỏ voi

Hỏi đáp nuôi bò bằng cỏ voi, cỏ sả

Câu hỏi: Quy trình và cách thức trồng và chăm sóc cỏ voi, cỏ sả làm giống cỏ chăn nuôi bò? Có thể liên hệ ở đâu để mua cỏ giống?

Trả lời: Các giống cỏ thích hợp với điều kiện sinh thái Việt Nam có thể trồng để chăn nuôi bò gồm có 4 loại chính:

– Loại cỏ hòa thảo thân đứng, sống nhiều năm, trồng để cắt ăn tươi hoặc ủ xanh như cỏ voi, cỏ Su đăng…

– Loại hòa thảo thân đứng sống hằng năm (mỗi năm trồng 2-3 vụ) trồng để ăn tươi hoặc ủ xanh như cây ngô, cây cao lương…

– Loại hòa thảo thân bò hay thân bụi trồng để cắt ăn tươi hoặc chăn thả, hoặc có thể cắt phơi khô làm cỏ khô dự trữ như cỏ Ghi nê (cỏ sả), cỏ Păng- gô la, cỏ Béc mu đa, cỏ lông Pa ra.

Cỏ voi và cỏ sả là hai giống cỏ hòa thảo có năng suất cao, trồng rất phổ biến hiện nay để chăn nuôi gia súc nhai lại như bò, dê, trâu. Sau đây là phương pháp trồng và chăm sóc hai giống cỏ nói trên:

Cỏ voi (tên La tinh: Panisetum Purpurcum). Các giống cỏ voi hiện được trồng Phổ biến cho năng suất cao là Kingrass, Selection 1. Cỏ voi có thể cao tới 3-4m. Đây là cây cỏ thuộc vùng nhiệt đới xích đạo, do vậy nó cần đủ độ ẩm và nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp tà từ 25-30oC. Cỏ voi ưa đất tốt, có tầng canh tác sâu, giàu mùn, không ưa đất cát và nơi bị ngập úng.

Thời vụ trồng từ tháng 4 đến tháng 7, thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11. Chu kỳ sử dụng 3-4 năm.

– Trước khi trồng phải cầy, bừa kỹ, làm sạch cỏ dại , bón lót 1 5-20 tấn phân chuồng/ha; 200-300 kg supe lân/ha; 100-200 phân kali/ha. Nếu đất bị chua, có thể bổ sung 500-1000 kg vôi/ha.

– Trồng bằng hom. Chọn hom bánh tẻ từ 2,5 tháng trở lên, chặt hom thành từng đoạn ngắn có từ 2-4 mắt, trồng theo khoảng cách hàng cách hàng 60 cm, rạch hàng sâu 1 5-20 cm.Đặt hom gối đầu nối tiếp nhau rồi lấp đất dầy 7-10 cm. Một năm cỏ voi có thể cho từ 4-6 lứa cắt. Khoảng 45- 50 ngày cắt một lứa. Cắt làm thức ăn xanh khi cỏ đạt độ cao 80-120 cm.

cỏ voi

Trồng cỏ voi, cỏ sả nuôi bò mang hiệu quả tốt

Chăm sóc cỏ voi: Sau mỗi lần cắt, bón phân đạm (nếu bón phân urê thì  từ 60-100 kg/ha/1 lần bón; nếu bón phân đạm sun phát thì liều lượng gấp đôi) hoặc bón thêm phân NPK hoặc nước phân chuồng.

-Cỏ voi cho năng suất chất xanh rất cao 1 50-200 tấn/ha. ở những ruộng được chăm bón tốt, năng suất cỏ có thể đạt từ 250-300 tấn/ha. Vì năng suất cỏ rất cao do tốc độ tăng trưởng nhanh nên khi trồng với diện tích lớn nên bố trí trồng rải vụ thành nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau 1 0-1 5 ngày, đề phòng khi thu hoạch không kịp cỏ sẽ bị già.

Nếu thâm canh để cỏ đạt năng suất 250 tấn/ha thì trồng 1 ha cỏ voi có thể cơ bản đủ cỏ xanh cho 1 8-20 con bò cái sinh sản nội hoặc có thể nuôi được 1 2-1 4 bò cái vắt sữa.

Cỏ Ghi-nê hay còn gọi là cỏ sả (tên khoa học là Panicum mai-mum): Là loại cỏ chịu hạn và nóng, chịu dẫm đạp khi chăn thả bò. Cỏ mọc thành bụi, thân lá mềm, bò thích ăn.

Có hai loại cỏ sả: Cỏ sả lá nhỏ và cỏ sả lá to cỏ sả lá nhỏ trồng để xây dựng các bãi chăn thả, bảo vệ đất. Cỏ sả lá lớn trồng đề cắt cho ăn tại chuồng hoặc ủ xanh.

– Thời vụ trồng: Từ tháng 4 đến tháng 6, thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11 . Chu kỳ sử dụng 4-5 năm.

– Yêu cầu đất trồng thuộc loại đất cát pha, tránh nơi ngập nước, đất cày sâu 1 5-20 cm. Bón lót phân chuồng 1 5 tấn/ha, 200 kg lân, 1 00 kg kali/ha.

– Trồng bằng gốc tách ra từ các cụm lớn. Mỗi khóm có 3 4 dành, xén bớt lá và đem trồng ngay. Lượng giống cần cho 1 ha khoảng 2-2,’5 tấn. Khoảng cách trồng’ khóm cách khóm 30 cm, rạch hàng cách hàng 40-60 cm, sâu 1 5 cm. Đặt gốc rồi lấp đất dầy 10 cm, để hở phần ngọn và dẫm chặt.

Chăm sóc cỏ: Sau 1 -2 lứa thu hoạch, bón thêm 100-200 kg sun phát đạm hoặc 60-1 00 kg urê. Cỏ sả có thể trồng để chăn thả bò hoặc cắt cho bò ăn. Số lần chăn thả luân phiên trong năm đạt 8-10 lần.

Nếu chăn thả, năng suất có thể đạt 50-60 tấn/ha. Nếu cắt cho ăn tại chuồng, năng suất có thể đạt 70-80 tấn/ha.

Xin cung cấp một số địa chỉ ở phía Nam để ông có thể liên hệ mua cỏ giống hoặc tư vấn chi tiết thêm về kỹ thuật canh tác và chăm sóc cỏ:

  • Khoa Nông lâm, Trường ĐH Tây Nguyên – TP Buôn Mê Thuột.
  • Trung tâm Nghiên cứu và phát triển đại gia súc thuộc Viện KHNN miền Nam tại Bến Cát – Bình Dương.
  • Trung tâm Nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi bò sữa thuộc Viện KHNN miền Nam, Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Công ty Bò sữa TP.HCM, Củ Chi, TP.HCM

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2014-04-19 16:40:30.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.