Trang Chủ » Hướng dẫn lựa chọn địa điểm trại nuôi ong cố định

Hướng dẫn lựa chọn địa điểm trại nuôi ong cố định

734 lượt xem
địa điểm trại nuôi ong

Địa điểm trại nuôi ong nên đặt ở đâu?

Trại ong có loại hình khác nhau thì yêu cầu đối với việc lựa chọn địa điểm trại nuôi ong cũng khác nhau. Trại ong sản xuất mật ong, sữa ong chúa, phấn hoa, thì điều quan trọng nhất là nguồn mật hoa và phấn hoa phải phong phú.

Còn trại ong chuyên nuôi ong chúa và gây giống cho các đàn ong hay trại ong chuyên thụ phấn cho đàn ong đem bán và cho thuê thì yêu cầu về nguồn bổ trợ mật, phấn hoa và yêu cầu về điều kiện môi trường và tiểu khí hậu tương đối cao.

Có những trại ong đặc biệt (tức là những điểm bán hàng và giới thiệu sản phẩm ong mật được xây dựng ở những khu giới thiệu sản phẩm là để phục vụ du lịch và để kích thích nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ong mật) thì ngoài các điều kiện về nuôi ong như nguồn mật phấn hoa và tiểu khí hậu ra, còn quan trọng hơn là điều kiện về giao thông thuận tiện, môi trường tĩnh mịch, không khí trong sạch, có mạng lưới thông tin vô tuyến tiện lợi.

Việc lựa chọn địa điểm trại nuôi ong tốt hay xấu trực tiếp ảnh hưởng đến việc thành bại trong sản xuất nuôi ong. Khi lựa chọn trại nuôi ong cố định, phải xét đến các yếu tố có lợi cho việc phát triển đàn ong và sản xuất an toàn sản phẩm ong. Ngoài ra, cũng phải xét đến điều kiện sinh hoạt của người nuôi ong.

Tìm hiểu về ong mật

Do đó, cần phải qua khảo sát điều tra chu đáo ở hiện trường mới có thể đi đến quyết định lựa chọn địa điểm. Trước khi đầu tư nguồn vốn lớn vào xây dựng, nhất định phải hết sức thận trọng, đòi hỏi sau khi qua 2-3 năm thực tiễn nuôi ong nếu thấy đã phù hợp với yêu cầu mới có thể đi vào xây dựng cơ bản trại ong cố định.

địa điểm trại nuôi ong

Như vậy, địa điểm trại nuôi ong phải có đủ các điều kiện cơ bản như có nguồn mật, phấn hoa phong phú, giao thông thuận tiện, tiểu khí hậu tốt, nguồn nước tốt, diện tích sân trại rộng rãi, mật độ đàn ong vừa phải, người và ong cũng như sản phẩm ong an toàn …

Nguồn mật, phấn hoa phong phú

Trong phạm vi 2,5 đến 3k của trại ong cố định, quanh năm phải có nguồn mật chủ yếu, có sản lượng cao và ổn định để bảo đảm sự thu nhập ổn định của trại ong.

Ở các mùa vụ hoạt động của ong mật còn đòi hỏi có nguồn mật, phấn hoa bổ trợ có nhiều thời kỳ nở hoa đan xen nhau và liên tục không ngừng. Nhất là nguồn phấn hoa vụ đầu xuân phải phong phú, để đảm bảo cung cấp cho nhu cầu sản xuất sản phẩm ong mật như sự tồn tại và phát triển của đàn ong, cũng như sản xuất sữa ong chúa, phấn hoa, sáp ong …

Các cây làm nguồn mật trong thời kỳ nở hoa có phun thuốc trừ sâu không thích hợp để sản xuất ong mật an toàn.

Trại ong phải xây dựng ở nơi cuối gió của nguồn mật hoặc nơi có địa thế thấp hơn nơi có nguồn mật, để tiện cho ong mật bay đi kiếm ăn. Khi xây trại ở vùng đồi núi còn phải xét tới điều kiện cự ly giữa nguồn mật, phấn hoa đến trại ong phải nhỏ hơn 1.000 mét.

Giao thông thuận tiện

Điều kiện giao thông của trại ong có ảnh hưởng mật thiết tới điều kiện sản xuất, vận chuyện sản phẩm và điều kiện sinh hoạt của người nuôi ong.

Việc vận chuyển đàn ong, máy móc dụng cụ nuôi ong, đường cho ong ăn và vận chuyển sản phẩm ong mật tiêu thụ cũng như nhu cầu mua các hàng tiêu dùng trong sinh hoạt của các bộ nhân viên trại ong và gia đình họ … đều đòi hỏi có điều kiện giao thông tương đối tiện lợi.

Nếu điều kiện giao thông của trại ong quá kém thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của trại ong và sinh hoạt của người nuôi ong.

Thông thường những nơi giao thông thuận tiện cũng là nơi có nguồn mật và phấn hoa hoang dã bị phá hoại tương đối nghiêm trọng.

Vì thế, ở những trại ong cố định lấy cây cỏ mọc hoang làm nguồn mật chủ yếu thì phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa nguồn mật phấn hoa và điều kiện giao thông.

Điều kiện tiểu khí hậu phù hợp

Trại ong phải chọn xây ở chỗ có địa thế cao ráo, cuối gió hướng về phía mặt trời để mùa đông ấm áp, mùa hè mát mẻ. Còn đàn ong ở khu vực miền núi thì có thể bố trí ở lưng chừng đồi hoặc ở chỗ đất dốc phía Nam gần chân núi, phía lưng có núi làm bức bình phong che chở, phía Nam có một dải đất rộng mở, ánh sáng mặt trời đầy đủ, ở khoảng giữa mọc đầy cây rừng thưa thớt.

địa điểm trại nuôi ong

Một nơi nuôi ong trong rừng thưa

Ở sân bãi của những trại ong như thế thì mùa xuân có thể phòng gió rét tập kích, về mùa hè tránh được nắng gắt chiếu rọi, có lợi cho hoạt động của trại ong.

Có nguồn nước tốt

Trại ong phải xây dựng ở nơi có nguồn nước tốt, tức là nơi có dòng nước sạch lưu thông hoặc có nguồn nước lưu thông đầy đủ, chất lượng nước tốt.

Trại ong không nên đặt ở gần khu vực có diện tích mặt nước rộng như hồ chứa nước, sông ngòi, hồ ao … vì khi trời nổi gió to, ong đi kiếm ăn bay về tổ hoặc khi đi uống nước dễ bị rơi xuống mà chết đuối, hoặc ong chúa khi bay ra giao phối bị gió to thổi rơi xuống nước mà chết.

Ngoài ra, còn phải chú ý đến khu vực xung quanh trại ong không được có nguồn nước ô nhiễm hoặc có độc, để đề phòng dẫn đến đàn ong bị bệnh, ong bị trúng độc và sản phẩm ong mật bị ô nhiễm.

Mật độ đàn ong phải vừa phải

Khi mật độ đàn ong quá lớn, không những làm giảm sản lượng sản phẩm ong mật, dẫn đến lây truyền bệnh dịch mà còn vào thời kỳ nguồn mật, phấn hoa cạn kiệt còn dễ gây ra hiện tượng ong ở các trại ong lân cận đến cướp mật. Còn khi mật độ quá nhỏ, thì không thể tận dụng hết nguồn mật.

Trong trường hợp có nguồn mật, phấn hoa phong phú thì trong vòng phạm vi bán kính 500m số lượng đàn ong không được vượt quá 100 đàn.

Khi chọn địa điểm nuôi ong còn phải chú ý tới đường bay của đàn ong của trại ong kế bên đi kiếm ăn. Vì nếu ở giữa trại ong với nguồn mật có trại ong khác, tức là đường bay của ong bản trại đi kiếm ăn trùng với đường bay đi kiếm ăn của ong trại lân cận.

địa điểm trại nuôi ong

Trường hợp này sẽ gây nên hiện tượng đường ong bay đi kiếm ăn sẽ chen chúc nhau và dễ gây hiện tượng cướp mật khi nguồn mật khan hiếm.

Bảo đảm an toàn đối với người và ong

Trước khi xây dựng trại ong, còn phải chú ý đến sự an toàn đối với người và đàn ong ở xung quanh trại nuôi ong và tiên lượng tránh các yếu tố có hại đó như tránh xây dựng ở những nơi có động vật gây nguy hại cho ong mật như dã thú lớn (gấu, ngựa vằn, chồn vàng …).

Ở những địa điểm hay xảy ra lũ lụt, sạt lở đất đá cũng không được xây dựng trại ong.

Khi xây dựng trại nuôi ong ở gần khu vực sông suối còn phải tìm hiểu mức nước cao nhất trong lịch sử của khu vực đó, để đề phòng nạn lũ lụt.

Khi xây dựng trại ong ở khu rừng núi còn phải chú ý đề phòng cháy rừng, ngoài việc phải có đường phòng hoả ra còn cần chú ý đường thoát nạn.

Ong mật thích yên tĩnh, nên trại nuôi ong phải tránh xa những nơi có đường sắt, hầm mỏ, cơ quan, trường học, bãi chăn thả gia súc. Còn xuất phát từ góc độ sản xuất an toàn mật ong thì ở những nơi môi trường bị ô nhiễm nặng như xưởng sản xuất hương liệu, nhà máy thuốc trừ sâu, nhà máy hoá chất … đều không được xây dựng trại ong.

Trại ong cũng không được xây ở gần nhà máy đường, nhà máy mứt kẹo vì về mùa thiếu nguồn mật, ong mật dễ bay đến những nơi này kiếm ăn, không những làm ảnh hưởng đến việc sản xuất của nhà máy mà còn gây nên tổn thất nghiêm trọng cho ong.

Mong rằng với bài viết này các bạn đã có một số kiến thức về cách đặt địa điểm trại nuôi ong hợp lý!

Hoàng Kim

Câu Hỏi Thường Gặp

Địa điểm trại nuôi ong nên đặt ở đâu?

Địa điểm trại nuôi ong phải có đủ các điều kiện cơ bản như có nguồn mật, phấn hoa phong phú, giao thông thuận tiện, tiểu khí hậu tốt, nguồn nước tốt, diện tích sân trại rộng rãi, mật độ đàn ong vừa phải, người và ong cũng như sản phẩm ong an toàn ...

Điều kiện tiểu khí hậu phù hợp nuôi ong ra sao?

Trại ong phải chọn xây ở chỗ có địa thế cao ráo, cuối gió hướng về phía mặt trời để mùa đông ấm áp, mùa hè mát mẻ. Còn đàn ong ở khu vực miền núi thì có thể bố trí ở lưng chừng đồi hoặc ở chỗ đất dốc phía Nam gần chân núi, phía lưng có núi làm bức bình phong che chở, phía Nam có một dải đất rộng mở, ánh sáng mặt trời đầy đủ, ở khoảng giữa mọc đầy cây rừng thưa thớt.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2018-05-12 00:12:21.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.