Kế hoạch nuôi tôm 101
Khởi nghiệp với kế hoạch nuôi tôm sú: Sơ thảo luận chứng kinh tế – kĩ thuật cho dự án nuôi tôm sú công nghiệp trên diện tích 1 ha
1. Sản phẩm và thị trường
2. Mục tiêu kinh tế – xã hội của dự án
3. Cơ sở hạ tầng, công nghệ và trang thiết bị
4. Xây dựng
5. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của dự án
6. Tài chính
7. Phân tích hiệu quả kinh tế
1. Sản phẩm và thị trường:
Sản phẩm: Tôm sú (Penaeus monodon) là một nguồn cung cấp chất đạm thực phẩm quí giá.
Thị trường: Thị trường tôm sú được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng trong nhiều năm tới. Các chủ trương và chính sách của nhà nước ta cũng đã nhấn mạnh việc tăng trưởng ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm sú.
Hiện nay ở Việt Nam tôm sú được nuôi tại các vùng ven biển Hải Phòng, Nha Trang, Khánh Hoà, Phú khánh, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Cà Mau…
Để tránh dịch bệnh và giúp tăng năng suất, mật độ nuôi tôm, bạn nên dùng ống Nano Tube để cung cấp oxy và cải thiện môi trường nước. Xem tại:
2. Mục tiêu kinh tế – xã hội của dự án:
– Dự án này hy vọng góp phần vào việc phát triển kinh tế chung của cộng đồng, khai thác các tiềm lực tự nhiên (đất đai, nguồn nước, khí hậu…) và nhân lực, tạo thêm công ăn việc làm cho cư dân trong khu vực, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
– Áp dụng các thông tin khoa học và kỹ thuật tiên tiến trong dự án, góp phần thay đổi cơ cấu sản xuất từ quảng canh (phổ biến) có năng suất thấp sang nuôi thâm canh với hiệu quả kinh tế, năng suất cao hơn, đảm bảo sản phẩn được tiêu chuẩn hoá phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của thế giới.
3. Cơ sở hạ tầng, công nghệ và trang thiết bị:
1. Cơ sở hạ tầng: 01/02/03 ha đất để xây dựng ao nuôi, ao xử lí, nhà, kho…
2. Trang thiết bị:
– Máy nổ diesel (hoặc điện lưới 2 pha, 3 pha)
– Máy bơm nước
– Hệ thống dẫn nuớc vào, ra
– Máy nén khí tăng cường oxy.
– Hệ thống quạt nước đối lưu trong ao.
– Hệ thống điện thắp sáng
– Các dụng cụ khác
3. An toàn sản xuất và vệ sinh môi truờng:
– An toàn điện: hệ thống điện sử dụng cho máy bơm, hệ thống quạt, thắp sáng… phải được thiết kế đảm bảo an toàn cho người vận hành và những người xung quanh.
– An toàn hoá chất và nhiên liệu: các hoá chất sử dụng trong cải tạo, xử lý ao nuôi và trong quá trình nuôi phải có nguồn gốc, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, môi trường sinh thái, phải được bảo quản, sử dụng đúng qui cách. Cách ly các khu vực chứa nhiên liệu, hoá chất
– An toàn lao động và môi trường: Xây dựng qui trình chăn nuôi và vận hành sản xuất sạch và an toàn cho môi trường, con người. Giảm thiểu khả năng xảy ra tai nạn cho người tham gia sản xuất. đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh cho người lao động để đạt năng suất cao. Theo chúng tôi rất cần tổ chức đào tạo công nhân vận hành thiết bị theo quy trình an toàn công nghiệp, PCCC. Giảm thiểu sự cố trong sản xuất. Kiểm soát và xử lý chặt chẽ nước thải và chất thải rắn, vận hành sản xuất đúng qui trình, giảm thiểu thất thoát nguyên vật liệu
An toàn sản phẩm: đảm bảo độ an toàn thực phẩm cho sản phẩm, đảm bảo an toàn và bền vững môi trường sinh thái.
4. Công nghệ:
Nuôi công nghệp (thâm canh), ao, mương được thiết kế và quy hoạch đảm bảo chất lượng nước vào ao nuôi không bị ô nhiễm, sử dụng nguồn nước tự nhiên.
Thời gian nuôi một vụ: 4 tháng, thời gian chuẩn bị ao cho vụ kế tiếp: 1 tháng.
Nguyên liệu:
– Con giống: PL 15, đảm bảo các điều kiện: khoẻ mạnh, không nhiễm các loại bệnh.
– Thức ăn: sử dụng thức ăn công nghiệp dành cho tôm.
Nhiên liệu: Dầu DO, nhớt vận hành máy nổ
Năng lượng điện: điện thắp sáng, điện dành cho vận hành thiết bị, máy móc
Nước: Nước cung cấp cho các ao nuôi: nước tự nhiên, theo nguồn nước mặn/lợ; Nước sinh hoạt
Công nghệ nuôi tôm sú công nghiệp:
Xử lý nước và ao nuôi | ||
Kiểm dịch |
| |
| ||
| ||
Thức ăn, thuốc, chất xử lý môi trường, kiểm tra |
| |
|
4. Xây dựng:
+ Tổ chức và kế hoạch xây dựng:
Diện tích đất được qui hoạch và bố trí phù hợp với qui trình công nghệ nuôi công nghiệp, đảm bảo các yêu cầu về môi trường, an toàn lao động, và tiết kiệm mặt bằng. Theo chúng tôi việc bố trí cao ao nuôi được xem xét đến khả năng luân chuyển và xử lý khi có sự cố.
* Yêu cầu kĩ thuật xây dựng ao:
Hình dạng ao: Ao hình vuông, kích thước: 63m x 63 m = 3969m2
Bờ ao: Bờ ao cao1.5m; độ dốc mái bờ theo tỉ lệ: 1:1
Kế hoạch nuôi tôm bắt đầu với việc xây dựng khu trang trại:
STT | Hạng mục | Thời gian thực hiện |
1 | Khai hoang, chuẩn bị | 10 ngày |
2 | đào các ao + mương | 45 ngày |
3 | Xây nhà (văn phòng), kho bãi | 10 ngày |
4 | Hàng rào bảo vệ | 3 ngày |
5 | Xử lý nước vào ao nuôi | 5 ngày |
6 | Xử lý ao nuôi | 15 ngày |
7 | Lắp đặt hệ thống cơ khí (quạt, sục khí) | 5 ngày |
8 | Lắp đặt hệ thống điện | 2 ngày |
9 | Lắp đặt hệ thống cấp nước vào các ao nuôi | 3 ngày |
10 | Vận hành thử | 1 ngày |
5. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của dự án:
Theo quan điểm bố trí nhân sự gọn nhẹ, hiệu quả. Trong giai đoạn đầu phân công nhân sự như sau:
– 01 quản lý kiêm kỹ thuật: điều độ công việc, kiểm tra kỹ thuật, thống kê vật tư.
– 02 công nhân trực tiếp.
6. Tài chính trong bản kế hoạch nuôi tôm: (chỉ mang tính tham khảo)
Xây dựng cơ bản: 184.500.000 đồng (không kể tiền mua/ thuê đất)
STT | Hạng mục | Giá thành (đồng) |
1 | Khai hoang 1 ha | 4.500.000 |
2 | Công đào đắp (đào thủ công, đánh bùn) | 80.000000 |
3 | Xây cống cấp thoát nước | 10.000.000 |
4 | Plastic tấn bờ ao | 7.000.000 |
5 | Lưới ngăn cua quanh bờ ao | 1.000.000 |
6 | Máy nổ 10 C.V | 21.000.000 |
7 | Máy bơm nước | 3.000.000 |
8 | Nhà cửa + chòi trại | 9.500.000 |
9 | Hệ thống cánh quạt nước | 30.000.000 |
10 | Hệ thống Oxy đáy | 13.500.000 |
11 | Chi phí phát sinh và chi phí khác | 5.000.000 |
Vốn lưu động nuôi 1 vụ (2 ao): 176,000,000 đồng
STT | Hạng mục | Giá thành (đồng) |
1 | Thuốc – hoá chất xử lý, vôi… | 15,000,000 |
2 | Con giống | 15,000,000 |
3 | Tiền nhiên liệu (xăng dầu, nhới, điện) | 15,000,000 |
4 | Tiền công (nhân công, quản lí) | 20,000,000 |
5 | Thức ăn cho tôm | 90,000,000 |
6 | Chi phí sửa chữa, và phụ tùng thiết bị dự phòng. | 9,000,000 |
7 | Chi phí mua ngoài: điện thoại, tư vấn, chuyên chở, bốc dỡ, bán hàng… và các chi phí khác | 12,000,000 |
7. Phân tích hiệu quả kinh tế của kế hoạch nuôi tôm:
Chi phí nguyên liệu và năng lượng cho 1 vụ nuôi (3250kg sản phẩm)
Sản phẩm | Nhiên liệu (xăng, dầu, nhớt, điện) | Thuốc, hoá chất xử lí, vôi… | Con giống | Thức ăn |
Tôm sú | 15.000.000 | 15.000.000 | 15.000.000 | 90.000.000 |
Bình quân cho 1 vụ: 135.000.000 đ (Bình quân cho 1 kg sản phẩm: 41.538 đồng/kg) |
Năng suất thu hoạch: (Năng suất 2 ao/1 vụ:)
Mật độ: 25 con/m2 | 220.000 con |
Tỉ lệ sống 60% | 130.000 con |
Trọng lượng tôm trung bình khi thu hoạch | 25g/con |
Tổng trọng lượng tôm thu hoạch | 3250kg |
Giá trung bình thị trường | 80.000 đ/kg |
Tổng doanh thu | 260.000.000 đ |
Mong rằng bảng kế hoạch nuôi tôm sơ lược trên đã giúp bà con phần nào mường tượng quy trình lên kế hoạch khởi nghiệp với con tôm.
Câu Hỏi Thường Gặp
Kế hoạch nuôi tôm bao gồm những kế hoạch gì?
1. Sản phẩm và thị trường; 2. Mục tiêu kinh tế - xã hội của dự án; 3. Cơ sở hạ tầng, công nghệ và trang thiết bị; 4. Xây dựng; 5. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của dự án; 6. Tài chính; 7. Phân tích hiệu quả kinh tế.
Originally posted 2014-04-13 15:45:11.