Trang Chủ » Mô hình nuôi heo rừng kinh tế cao của ông Đệ

Mô hình nuôi heo rừng kinh tế cao của ông Đệ

908 lượt xem
mô hình nuôi heo rừng

Mô hình nuôi heo rừng của ông Đoàn Văn Đệ – thôn 8 xã Nam Bình – huyện Đắk Song (Đắk Nông) khoảng 2000 m2 nằm trên một ngọn đồi và có hệ thống tường xây bao bọc kiên cố xung quanh, ngoài ra còn có một tháp canh mà chúng tôi cứ ngỡ là ngọn hải đăng.

Ông cho biết một số kinh nghiệm của bản thân khi xây dựng mô hình nuôi heo rừng như sau:

Xây dựng chuồng trại: Phải xây dựng chuồng trại kiên cố, có những ô chuồng tối để cho heo sinh sản, có bể bùn cho heo tắm và phải có khoảng không gian để cho heo đào xới.

Tốt nhất phải xây dựng hệ thống hầm Biogas để xử lý chất thải.

Khâu chọn giống: Phải mua heo rừng có nguồn gốc xuất xứ rỏ ràng, đặc biệt nên nuôi heo rừng Thái Lan không nên sử dụng giống heo rừng hoang dã Việt Nam vì nó rất khó thuần hóa, nguy cơ thất bại cao.

Nếu sử dụng heo rừng hoang dã Việt Nam nên mua heo con có trọng lượng dưới 3 kg một con.

Mặt khác khi chuyển heo giống từ các tỉnh khác về phải tạo điều kiện thuận lợi để heo thích nghi với điều kiện tự nhiên tránh hiện tượng sốc khí hậu thời tiết.

mô hình nuôi heo rừng

Mô hình nuôi heo rừng lai đang được phổ biến rộng rãi

Vệ sinh chuồng trại: Tiến hành vệ sinh chuồng trại hàng ngày và phun thuốc sát trùng theo định kỳ 1 tuần một lần.

Khâu chăm sóc:

Đối với heo rừng: Không nên sử dụng nhiều thức ăn tinh mà chủ yếu sử dụng các loại thức ăn xơ như các loại rau, quả, củ… tránh hiện tượng heo mập.

Trong quá trình nuôi nếu con nào có triệu chứng bỏ ăn phải tiến hành cách ly ngay và điều trị kịp thời kết hợp sử dụng các loại thức ăn tinh giàu dinh dưỡng để bồi dưỡng cho heo ốm mau phục hồi.

Ngoài ra phải sử dụng nước uống sạch và hàng tuần phải thay bùn ở bể.

Đối với heo sinh sản: Khi sinh sản phải để cho heo sinh tự nhiên, sau khi sinh được 3 ngày tiêm sắt lần 1 và 10 ngày tiêm sắt lần 2 cho heo con.

Sau khi trao đổi những kinh nghiệm của bản thân, ông Đệ còn kết luận rằng: Muốn nuôi heo rừng đạt giá trị kinh tế cao phải biết và hiểu được các đặc tính, đặc điểm của con heo rừng.

Nuôi heo rừng lai tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên

Tại tỉnh Khánh Hòa vài năm gần đây đã có trên 20 hộ dân thử nghiệm mô hình nuôi heo rừng.

Trong số đó có mô hình nuôi heo rừng thử nghiệm của hội làm vườn (thành viên của LHCHKHKT tỉnh) ở Vạn Ninh và Nha Trang được nuôi dưới tán rừng, dưới tán vườn cây ăn quả điểm lợi thế của nuôi heo rừng lai là kỹ thuật nuôi đơn giản, hiệu quả kinh tế cao.

I. Kỹ thuật nuôi heo rừng lai

1. Chuồng nuôi

Theo các hộ dân, để làm chuồng nuôi heo rừng cần lưới thép B40 cao khoảng 1,5m trở lên quây xung quanh khu vực nuôi dưới tán cây rừng hoặc tán cây vườn nhà. Cần làm nhà lán tránh mưa, một số ô chuồng nhỏ (tùy theo quy mô nuôi).

Theo ông Hoàng Tám, chủ tịch Hội làm vườn tỉnh Khánh Hòa: tùy điều kiện đất đai, vốn liếng, quy mô và mục đích nuôi heo sinh sản hoặc cung cấp thịt, có thể bố trí và xây dựng chuồng trại khác nhau nhưng nhìn chung phải đảm bảo yếu tố rộng, thoáng.

2. Thức ăn

Thức ăn cho heo rừng chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp, chuối cây, cỏ bắp (chiếm khoảng 60 – 70% thành phần thức ăn) và một phần cám gạo.

Ông Lê Dương (Suối Tân, Cam Lâm) và ông Phạm Minh Thông (Ninh Sơn, Ninh Hòa) cho biết: “mỗi ngày hai bữa, chúng tôi trộn cám gạo, bắp với rau lang, rau muống cho heo ăn tươi sống. Ngoài ra, bổ sung cỏ voi và chuối cây cho heo “lai rai” cây ngày”.

3. Tập tính của heo rừng

Tại khánh hòa, qua thực tế nuôi 2 giống heo rừng lai có nguồn gốc Thái Lan thì các giống heo này phát triển tốt trong điều kiện nuôi đơn giản. Đàn heo sinh trưởng ổn định, chưa phát hiện dịch bệnh gì.

Heo rừng lai vẫn giữ lối sống bầy đàn, thích vận động ở không gian rộng, thích ủi đất. đầm nước khi mùa nắng nóng.

Tuy vẫn giữ những đặc tính hoang dã của heo rừng nhưng do đã được thuần hóa nên heo rừng lai thuần tính, có thể tiếp cận để chăm sóc. Heo nái khi sinh sản tự tìm ổ đẻ, không cần sự giúp đỡ của con ng­ời. Heo con sau khi ra đời nhanh chóng khỏe mạnh, chạy nhảy, được tách mẹ sau 1 tháng rưỡi đến 2 tháng.

Ông Hoàng Tám, chủ tịch Hội làm vườn tỉnh, bắt đầu nuôi heo rừng lai từ tháng 7-2007 với 2 loại giống heo rừng có nguồn gốc Thái Lan (một giống có lông màu nâu bạc má và một giống có lông màu đen tuyền (moocpa)) đã được thuần hóa.

Từ 23 con giống ban đấu, đến nay, sau hơn 1 năm nuôi thử nghiệm, đàn heo của gia đình ông phát triển tốt. Trong số 16 con nái, chỉ có 1 con chưa đẻ.

Phần lớn, số nái đẻ 2 lứa, thậm chí có con đã đẻ được 3 lứa. Đến lứa thứ 2, bình quân 7 con/nái. Số con nhiều nhất 1 lứa đạt được là 11.

Cả 2 giống nuôi đều phát triển tốt nên có thời điểm tổng đàn heo rừng lai của gia đình ông lên đến 100 con.

II. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi heo rừng

Hiện nay, nuôi heo rừng lai được đánh giá là một hướng đi có triển vọng. Vì đây là một nghề nuôi mới, lại đang còn ở thời kỳ đầu nên sinh lợi cao.

Theo ông Phan Văn Dậu (Vạn Phú, Vạn Ninh), gia đình ông đấu t­ư tổng cộng 50 triệu đồng. trong đó 26 triệu đồng cho 7 con heo giống, 24 triệu đồng cho chi phí chuồng trại ban đầu sau 2 năm, lúc cao điểm, đàn heo của ông phát triển đến 135 con, trong đó có 35 con là heo nái.

Ông đã xuất bán 40 con giống, thu về 195 triệu đồng. Như vậy, trừ mọi chi phí, gia đình ông còn lãi đàn heo rừng lai 95 con, trị giá khoảng 700 triệu đồng.

Hiện nay, giá heo rừng lai giống bán phổ biến 300 ngàn đồng/kg. Heo giống 15 – 17kg có giá khoảng 5 triệu đồng, con giống 5 – 7kg có giá khoảng 3 triệu đồng.

Đang ở thời kỳ mở rộng chăn nuôi nên các hộ nuôi heo rừng lai mới chỉ dừng lại ở khâu bán giống, chưa bán thịt thương phẩm ra thị trường. Mặt khác, hiện cung chưa đủ cầu nên giá heo giống cao là tất nhiên. Vì vậy, việc nuôi heo rừng lai hiện nay thực sự mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

III. Định hướng phát triển

Ông Hoàng Tám cũng như những hộ dân chia sẻ: khó khăn lớn nhất hiện nay để phát triển rộng rãi mô hình nuôi heo rừng lai là vấn đề con giống.

Giá khoảng 300 ngàn đồng/kg con giống là trở ngại lớn nhất của người nuôi. Ông Lê Dương cho biết: “hiện giá heo giống khá cao nên chúng tôi khó mua được số lượng nhiều’.

Chính vì thế, tháng 4-2008, khi gia đinh ông bắt đầu nuôt heo rừng lai cũng chỉ có thể đầu tư 1 cặp giống.

Với giá heo giống cao như vậy, những nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi, nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi heo rừng lai rất khó tiếp cận được đối tượng nuôi này.

Bên cạnh đó, vấn đề kỹ thuật cũng được ông Nguyễn Lâm Thao, chuyên viên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa lưu ý.

Người dân hiện nuôi heo rừng lai chủ yếu có nguồn gốc nước ngoài đã được thuần hóa. Nhưng đến nay, Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu được công bố về heo rừng lai.

Những thông tin về việc lai tạo giống, chỉ số thức ăn/kg trọng lượng, hệ số sinh sản… chỉ có trên những tài liệu sao chép ban đầu.

Mặt khác, mặc dù nuôi heo rừng lai có nhiều ưu thế như: tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên nhiều hơn, sức cải tạo đối với vật nuôi tốt, phẩm cấp thịt cao, chăm sóc nuôi dưỡng đơn giản… nhưng hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc sản xuất giống chứ chưa ra thịt thương phẩm nên chưa tính toán chính xác, khoa học hiệu quả kinh tế đối tượng nuôi này.

Bên cạnh đó, vấn đề thị trường tiêu thụ không chỉ là băn khoăn của các ông Lê Dương, Phạm Minh Thông. Theo ông Hoàng Tám, để phát triển nuôi heo rừng lai thành một nghề chăn nuôi hàng hóa ổn định, lâu dài, chính quyền địa ph­ơng và ngành chuyên môn cần quy hoạch theo từng vùng phù hợp.

Cần có công trình nghiên cứu khoa học về kỹ thuật sản xuất giống và nuôi heo rừng lai thương phẩm; đồng thời, hình thành được thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Để chủ động nguồn giống, Liên chi Hội khoa học học kỹ thuật (LHCHKHKT) và Hội làm vườn tỉnh đã định hướng lai tạo heo rừng lai với heo đen của đồng bào dân tộc thiểu số để tạo ra đối tượng nuôi cung cấp nguồn thực phẩm sạch, chất lượng cao.

“Sắp tới LHCHKHKT và Hội làm vườn tỉnh sẽ chọn một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số để hỗ trợ nuôi thí điểm mô hình nuôi heo rừng này nhằm phát triển nghề nuôi heo rừng lai, góp phần cải thiện đời sống người dân, nhất là người dân miền núi”- ông Bùi Mau, chủ tịch LHCHKHKT tỉnh cho biết.

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Kỹ thuật nuôi heo rừng lai như thế nào?

(1) Chuồng nuôi: heo rừng cần lưới thép B40 cao khoảng 1,5m trở lên quây xung quanh khu vực nuôi dưới tán cây rừng hoặc tán cây vườn nhà; (2) Thức ăn: chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp, chuối cây, cỏ bắp (chiếm khoảng 60 - 70% thành phần thức ăn) và một phần cám gạo; (3) Tập tính của heo rừng: Heo rừng lai vẫn giữ lối sống bầy đàn, thích vận động ở không gian rộng, thích ủi đất. đầm nước khi mùa nắng nóng.

Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi heo rừng ra sao?

Theo ông Phan Văn Dậu (Vạn Phú, Vạn Ninh), gia đình ông đấu t­ư tổng cộng 50 triệu đồng. trong đó 26 triệu đồng cho 7 con heo giống, 24 triệu đồng cho chi phí chuồng trại ban đầu sau 2 năm, lúc cao điểm, đàn heo của ông phát triển đến 135 con, trong đó có 35 con là heo nái. Ông đã xuất bán 40 con giống, thu về 195 triệu đồng. Như vậy, trừ mọi chi phí, gia đình ông còn lãi đàn heo rừng lai 95 con, trị giá khoảng 700 triệu đồng.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2014-11-25 09:49:12.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.