Trang Chủ » Mở thùng nuôi ong: Kỹ thuật phải nắm

Mở thùng nuôi ong: Kỹ thuật phải nắm

277 lượt xem
mở thùng nuôi ong

Mở thùng nuôi ong là một trong những thao tác nuôi ong khi mở nắp thùng, nắp phụ và nâng bánh tổ trong thùng nuôi ong, đó là thao tác cơ bản nhất trong sản xuất nuôi ong. Mở thùng là sự quấy nhiễm nghiêm trọng nhất đối với đàn ong, đồng thời người nuôi ong có nguy cơ bị ong đốt.

–> Các bạn đã xem bài Hướng dẫn chọn địa điểm nuôi ong chưa?

Nên trong sản xuất nuôi ong hạn chế bớt số lần mở thùng cũng như rút ngắn thời gian mở thùng. Mở thùng nên chọn vào lúc thời điểm tốt, lúc nhiệt độ từ 18 – 30 độ C, không gió để tiến hành.

Thời gian thao tác mở thùng nuôi ong càng ngắn càng tốt, thông thường không vượt quá 10 phút. Người mới học nghề trước khi mở thùng phải chuẩn bị tốt, hiểu rõ mục đích và các bước thao tác mở thùng. Khi thao tác mở thùng đòi hỏi phải cẩn thận, nhẹ nhàng, thận trọng, chính xác.

Khi mở nắp, nắp phụ, nhấc bánh tổ, tháo bánh tổ xuống đều phải nhẹ nhàng cẩn thận, nhấc và thả bánh tổ phải theo hướng thẳng đứng, đặc biệt không được đè bẹp vào ong.

CHUẨN BỊ MỞ THÙNG NUÔI ONG

Để giảm bớt thao tác mở thùng ong làm ảnh hưởng bất lợi đối với đàn ong và nâng cao hiệu suất công tác, nên cố gắng rút ngắn thời gian mở thùng ong, trước khi mở thùng ong phải làm tốt mọi công tác chuẩn bị đầy đủ mọi dụng cụ cần thiết. Khi mở thùng ong phải mang theo bên người những dụng cụ mở thùng nuôi ong thông dụng như dao cạo, bàn chải gạt ong, bình phun khói hoặc bình xịt mù.

mở thùng nuôi ong

Và kiểm tra xem các bình phun khói và bình pun mùi có còn sử dụng tốt được không. Khi mở thùng ong còn phát sinh những công việc khác, như gia tăng bánh tổ, cho ăn, kiểm tra,… thì còn chuẩn bị thêm những đồ dùng và vật phẩm liên quan tương ứng: như khung bánh tổ, bánh tổ rỗng không, đường làm thức ăn, thức ăn protein, biểu ghi chép kiểm tra.

Trước khi mở thùng ong phải làm tốt công tác chuẩn bị phòng hộ, như mặc quần áo bảo hộ lao động, màu nhạt hoặc chất lượng vải không phải là len dạ, đội mũ có lưới che mặt. Trên người của các nhân viên nuôi ong cấm kị các mùi khác lạ như mùi hành, tỏi, mùi hôi của mồ hôi, dầu thơm, phấn thơm,… hoặc cấm mặc quần áo và đội mũ màu đen hay màu thẫm bằng chất liệu len, nỉ.

PHƯƠNG PHÁP MỞ THÙNG NUÔI ONG

1. Thế đứng

Trước khi mở thùng nuôi ong, người nuôi ong đứng ở bên cạnh hoặc phía sau thùng ong, tránh quay lưng về phía mặt trời, để tiện quan sát tình hình trong tổ. Không được đứng ở trước thùng chắn cửa tổ, ảnh hưởng đến việc ra vào tổ của đàn ong. Đối với loại bố trí thùng ong theo hàng ngang, khi mở thùng ong ta có thể để một chân giẫm lên trên thùng ong bên cạnh, còn một chân đứng ở phía sau thùng ong.

2. Mở nắp thùng

Sau khi nhẹ nhàng mở nắp thùng ong ra để ở bên cạnh thùng ong và đặt lại mặt bằng trên mặt đất, hoặc để dựa vào bên cạnh hay đàng sau của thùng ong. Bỏ vải che phủ ra, tay cầm dao cạo (nâng) từ hai góc đối nhau trên thùng ong khẽ nậy nắp phụ, sau khi mở nắp phụ ra mật của ong quay lên, đặt một đầu lên bậc cửa tổ. Để ong trên nắp phụ bò ngược van theo nắp phụ vào thùng ong. Đối với đàn ong hung dữ thích đốt người, có thể dùng bình phun khói hoặc bình phun nước, rồi nâng nắp phụ tạo thành một khe hở nhỏ, rồi phun nước vào khe hở đó hoặc phun khói vào thanh xà trên khung.

Bánh tổ hoặc phun ít nước vào. Đối với đàn ong hiền lành thì không cần phun khói hay phun nước. Về mùa nóng khi mở thùng nuôi ong thì dùng bình phun mù phun nước (mù) vào trong thùng ong thay cho phun khói thì hiệu quả càng tốt.

Khi mở thùng ong phần bên trên đòi hỏi kiểm tra điều chỉnh toàn diện, trước hết phải kiểm tra xem xet bên ngoài thùng. Sau khi mở nắp phụ lấy nắp ra, lật ngược đặt bằng trên nền bên cạnh, hay mặt sau thùng ong. Rồi dùng dao cạo (nậy) theo góc đối diện nhau, chỗ liên kết giữa thùng trên với phần thùng dưới nơi đáy có lưới ngăn cách ong chúa đặt phần thùng nối tiếp phía trên lên tấm nắp thùng mình mới lật ngược lại để trên mặt đất. Sau khi thao tác lắp lại lưới ngăn ong chúa phần thùng lên lắp trở lại trên phần thùng dưới, rồi tiếp tục thao tác thùng nối tiếp bên trên.

mở thùng nuôi ong

3. Nhấc bánh tổ lên

Sau kho đã mở nắp thùng và nắp phụ của thùng ong, di chuyển tấm ngăn về phía cạnh ngoài của bánh tổ sát thùng, hoặc nâng lên đưa ra ngoài thùng, sau đó dùng dao nậy lần lượt luồn vào các kẽ ở tại bánh tổ khẽ nâng cầu bánh tổ. Khi nâng bánh tổ lên trước hết kéo dãn giãn cách các bánh tổ ra, rồi dùng ngón cái và ngón trỏ của hai bàn tay nắm chặt lấy chỗ tại khung bánh tổ, đưa bánh tổ nâng lên theo phương thẳng đứng. Khôi được lăn cho các bánh tổ và chạm vào nhau làm bị thương hay làm ong tức giận, đề phòng làm ong chua bị thương.

Bánh tổ nâng lên để ở chính giữa phía trên thùng ong để kiểm tra hay thao tác, đồng thời còn phải chú ý không nên nâng bánh tổ cao quá, để tránh làm tổn thương đến ong chúa. Nếu trường hợp các bánh tổ trong thùng ong quá đầy, không tiện thao tác, ta có thể nâng bánh tổ ở cạnh không có ong chua, tạm thời đựng ở thành, cạnh ngoài thùng hoặc ở thành sau thùng.

4. Lật chuyển bánh tổ

Khi nâng bánh tổ lên thao tác, đòi hỏi trước sau giữ cho mặt bánh tổ ong thẳng góc với mặt đất, đề đề phòng bánh tổ bị rạn nứt, mật và phấn hoa rơi ra khỏi bánh tổ. Khi phải kiểm tra cả hai mặt của bánh tổ, có thể trước hết kiểm tra một mặt đối diện trước.

Sau đó qua xà ngang của bánh tổ dựng đứng lên khiến nó thẳng góc với mặt đất, rồi lấy xà ngang làm trục quay bánh tổ nửa vòng ra hướng ngoài, sau đó đưa hai bàn tay nắm lấy tay khung bánh tổ đặt bằng, khiến xà chính của bánh tổ lộn lên trên, như vậy đã hoàn thành động tác lật chuyển, để kiểm tra mặt còn lại.

Sau khi kiểm tra xong hoàn toàn, rồi lên theo trình tự trên khôi phục theo hướng ngược lại để trả lại trạng thái ban đầu khi nâng bánh tổ.

Còn một phương pháp kiểm tra nữa là sau khi nâng bánh tổ lên, trước tiên phải kiểm tra mặt đối diện trước, sau đó để bánh tổ thấp xuống, để thanh xà trên của bánh tổ sát về than người, phần dưới hơi lệch lên phía trước tạo thành mặt nghiêng, rồi từ phía trên bánh tổ kiểm tra mặt còn lại của bánh tổ. Những nhân viên nuôi ong có kinh nghiệm thường dùng cách này để kiểm tra.

5. Khôi phục trạng thái ban đầu của bánh tổ.

Sau khi mở thùng ong kiểm tra xong, theo giãn cách bình thường giữa cách bánh tổ là từ 8 – 10mm, giãn cách đó to khoảng bằng một ngón tay, rồi điều chỉnh vị trí các bánh tổ và tấm ngăn vào đúng vị trí ban đầu, sau đó dựng nắp thùng và nắp ong lại. Đặc biệt chú ý không được đè bẹp ong.

=> Xem thêm: Kỹ thuật kiểm tra đàn ong khi nuôi đàn

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Chuẩn bị mở thùng nuôi ong ra sao?

Khi mở thùng ong phải mang theo bên người những dụng cụ mở thùng nuôi ong thông dụng như dao cạo, bàn chải gạt ong, bình phun khói hoặc bình xịt mù. Khi mở thùng ong còn phát sinh những công việc khác, như gia tăng bánh tổ, cho ăn, kiểm tra,… thì còn chuẩn bị thêm những đồ dùng và vật phẩm liên quan tương ứng: như khung bánh tổ, bánh tổ rỗng không, đường làm thức ăn, thức ăn protein, biểu ghi chép kiểm tra. Trước khi mở thùng ong phải làm tốt công tác chuẩn bị phòng hộ, như mặc quần áo bảo hộ lao động, màu nhạt hoặc chất lượng vải không phải là len dạ, đội mũ có lưới che mặt.

Phương pháp mở thùng nuôi ong như thế nào?

1. Thế đứng; 2. Mở nắp thùng; 3. Nhấc bánh tổ lên; 4. Lật chuyển bánh tổ; 5. Khôi phục trạng thái ban đầu của bánh tổ.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2018-10-05 20:55:26.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.