ngô lép hạt

Vì sao ngô lép hạt?

Rất nhiều bà con hỏi vì sao ngô lép hạt? Hiện tượng này xảy ra ở An Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai, Gia Lai, Nghệ An, Sơn La… Họ cho biết: Ngô đến giai đoạn sắp thu hoạch thì phát hiện bắp bị kết hạt kém (còn gọi là bồ cào, răng cưa) và hiện tượng bắp chìa ra như nải chuối… làm giảm năng suất do giống kém chất lượng (?).

Theo chúng tôi, cần nhìn nhận chính xác hơn vì cây ngô còn gắn bó lâu dài. Loại trừ các nguồn giống trôi nổi trên thị trường, các công ty nổi tiếng thường rất nghiêm ngặt trong quy trình sản xuất giống. Ít khi họ để xảy ra những sai sót, làm tổn hại đến uy tín của công ty. Vì vậy, bà con cần nhìn nhận cho thấu đáo…

Ảnh minh họa

Nếu như hiện tượng ngô lép hạt vừa qua mà cho là do giống giả hoặc giống kém chất lượng thì cây ngô ngay từ giai đoạn đầu cũng đã có những biểu hiện bất thường (như cây to nhỏ khác nhau, sinh trưởng và phát triển khác nhau, độ đồng đều cũng khác nhau …).

Nhưng trong thực tế bà con cho biết, chỉ tới sau giai đoạn trổ cờ, phun râu mới phát hiện thấy hiện tượng kết hạt kén (bồ cào, răng cưa). Theo chúng tôi, nguyên nhân dẫn tới kết quả này lại không phải từ giống mà từ các yếu tố sau:

  • Thứ nhất là vấn đề thời tiết. Nếu vào giai đoạn trổ cờ, phun râu mà gặp lúc nắng nóng dữ dội (nhiệt độ lên trên 35 độ C và độ ẩm không khí xuống dưới 50%) thì hạt phấn có khi đã bị chết khô, không còn để thụ phấn nữa. Hạt làm sao hình thành được!
  • Thứ hai, nếu gặp trời mưa kéo dài đúng lúc trổ cờ, phun râu thì hạt phấn dễ dàng bị rửa trôi hoặc dính bết vào với nhau. Như vậy, làm sao mà nó thụ tinh được. Không thụ tinh thì không thể hình thành hạt. Đây cũng là một nguyên nhân rất dễ gặp.
  • Thứ ba, việc bón phân không cân đối cũng là một nguyên nhân. Đặc biệt, nếu bón quá nhiều đạm vào giai đoạn trổ cờ, phun râu thì việc kết hạt cũng bị hạn chế. Ngoài ra, nếu đất trồng quá chua hoặc quá mặn cũng ảnh hưởng tới việc thụ tinh.

Vì vậy, để đảm bảo cho ngô thụ tinh tốt, chúng ta phải gieo đúng thời vụ mà cán bộ nông nghiệp ở địa phương đã ấn định; đảm bảo bón phân cân đối; thực hiện thau chua, rửa mặn cho đất trồng. Cũng cần lưu ý việc sử dụng thuốc trừ cỏ phải tuân thủ theo đúng lịch trình đã in trong nhãn bao bì.

Còn việc ra bắp chìa có thể do một trong hai nguyên nhân sau:

Thứ nhất, có thể do đặc tính giống. Ví dụ các giống LVN4, NK6326 hoặc NK 6654 có hiện tượng ra bắp chìa. Nhưng các bắp phụ này mau chóng teo đi khi bắp chính vào chắc. Do đó, nó không ảnh hưởng gì tới năng suất của cây ngô.

Còn trường hợp khi gặp thời tiết bất lợi, hạt phấn không thụ tinh được nên hạt không hình thành. Lúc này, các chất hoocmon sinh trưởng trong cây không dồn vào hạt nữa mà tập trung vào các đỉnh sinh trưởng giữa các lá bi, đánh thức chúng dậy để hình thành các bắp phụ, nhiều khi trông như nải chuối. Các bắp này thường không có hạt.

Đôi điều như vậy để bà con hiểu rõ hơn về các hiện tượng xảy ra trên cây ngô. Ta cần xác định đúng nguyên nhân để kịp thời xử lý cho tốt.

Ngô không hạt – nguyên nhân và cách khắc phục

Ngô là cây trồng có diện tích lớn thứ hai sau cây lúa và là cây trồng có giá trị kinh tế cao đối với người nông dân. Với diện tích hơn 1 triệu ha ngô trên cả nước, cùng với TBKT trong việc cải tiến hạt giống, áp dụng canh tác giống ngô lai thay giống địa phương đã giúp nông dân cải thiện đáng kể về năng suất.

Cây ngô đã cải thiện cuộc sống của người nông dân một cách đáng kể, đặc biệt là các địa phương có diện tích ngô lớn hàng đầu như Sơn La, Đồng Nai, Đăk Lăk…

So với cây lúa, nông dân canh tác ngô gặp ít rủi ro hơn, thời gian chăm sóc cây ngô cũng ít hơn, chi phí cho một ha canh tác ngô không cao bằng lúa. Nhu cầu sử dụng nước tưới của ngô không cao và hơn 80% diện tích canh tác ngô cả nước phụ thuộc vào nước trời. Tuy nhiên, gần đây nông dân cũng gặp một số khó khăn trong canh tác ngô, đặc biệt là hiện tượng ngô không hạt xảy ra tại nhiều địa phương trên phạm vi cả nước.

Trong khi thời tiết và khí hậu ngày càng diễn ra phức tạp thì canh tác nông nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn. Bà con nông dân cả nước đang bước vào một vụ trồng ngô mới, để giúp bà con tránh được tình trạng rủi ro trên ngô, chúng tôi xin nêu một số nguyên nhân gây ra hiện tượng ngô không hạt và khuyến cáo bà con áp dụng các biện pháp canh tác nhằm tránh rủi ro.

Lâu nay khi xảy ra sự cố ngô không hạt, bà con nông dân thường đổ lỗi là do hạt giống kém chất lượng. Nhưng một số nhà khoa học khẳng định nguyên nhân gây ra hoàn toàn do yếu tố thời tiết và kỹ thuật canh tác chứ không phải do chất lượng hạt giống, cụ thể có những nguyên nhân như sau:

– Trước khi bắp trổ cờ phun râu 2 tuần và trong suốt thời gian trổ cờ nếu gặp nhiệt độ không khí trên 35oC, hoặc ẩm độ không khí dưới 50% hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên thì sẽ gây ra chết hạt phấn, ngô không tung phấn và quá trình thụ tinh không xảy ra.

– Mưa nhiều vào thời kỳ tung phấn, làm phấn không tung được đồng thời nhựa ở râu ngô cũng trôi đi dẫn đến kết hạt kém.

– Rét đậm (dưới 15oC) ở thời kỳ trổ cờ và hình thành bắp.

– Do điều kiện đất đai quá chua, quá phèn hoặc mặn kết hợp với chế độ bón phân không hợp lý cũng sẽ dễ dàng dẫn đến hiện tượng ngô không hạt. Dinh dưỡng giữ vai trò chủ lực trong sự thụ phấn, kết hạt, trong đó phân lân giữ vai trò quan trọng. Đất chua phèn, xám bạc màu, đất triền dốc… đều thiếu lân trầm trọng.

Cây bắp thiếu lân lá xuất hiện sọc tím, thân lá chuyển sang đỏ, cây nhỏ, rễ phát triển kém, dẫn đến bắp nhỏ, đầu bắp không hạt, hạt nhỏ, năng suất kém. Nhiều ruộng đất bạc màu, lâu ngày không bón phân hữu cơ hoặc đất lấy từ đào ao nuôi cá (rất nghèo dinh dưỡng), cây bắp phát triển yếu kém, còi cọc, bắp nhỏ và không kết hạt.

– Ngập nước trong giai đoạn trỗ cờ phun râu làm cho phun râu và tung phấn lệch nhau.

– Do sâu bệnh gây hại: Rệp cờ là đối tượng thường làm cho phấn không tung được và ngô kết hạt kém.

Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến ngô kết hạt kém, trong đó nguyên nhân đầu tiên là thời tiết chiếm 90% các trường hợp gây ra ngô không hạt. Tuy nhiên các giống khác nhau thì phản ứng khác nhau với môi trường. Thời kỳ mẫn cảm nhất của cây ngô với ngoại cảnh là thời kỳ tung phấn phun râu, và các giống khác nhau có giai đoạn mẫn cảm với môi trường cũng khác nhau nên khi thể hiện ra triệu chứng cũng khác nhau. Không ai nói được rằng 1 giống nào đó sẽ không bị hiện tượng kết hạt kém và không có giống ngô nào được cho là không có hạt.

Tóm lại, bắp kết hạt không bình thường hoặc không có hạt phần lớn do yếu tố ngoại cảnh và điều kiện canh tác, xảy ra nghiêm trọng ở giai đoạn 2 tuần trước trổ cờ đến thời gian trổ cờ phun râu, nếu biết cách phòng tránh sẽ không bao giờ có hiện tượng bắp không ra hạt.

Bà con nông dân có thể khắc phục hiện tượng này bằng các cách sau:

Thời tiết: Để tránh ngô trổ cờ phun râu rơi vào thời điểm nắng nóng xảy ra, bà con nông dân nên lựa chọn thời điểm xuống giống thích hợp. Đặc biệt là vụ ĐX khu vực phía Nam ở các địa phương miền Đông Nam bộ (Đồng Nai, Bà Rịa, Bình Phước) nhiệt độ lên rất cao vào khoảng trung tuần tháng 2 – 3 dương lịch. Bà con nên xuống giống khoảng trước 25/12 dương lịch để tránh nắng nóng trong giai đoạn trổ. Ở miền Bắc thời tiết nắng nóng xảy ra vào khoảng tháng 6 – 7 vì vậy ngô xuống giống vào khoảng tháng 4 – 5 rất dễ xảy ra ngô không hạt.

Nước tưới: Đảm bảo ngô được tưới nước đầy đủ nhất là trong giai đoạn trổ cờ, đặc biệt là trong vụ đông xuân ở Đông Nam bộ.

Tiêu nước: Đảm bảo ruộng ngô được thoát nước tốt nếu gặp mưa lớn hoặc ngập trong giai đoạn 1-2 tuần trước trổ cờ.

Kỹ thuật trồng: Để bắp phát triển mạnh, cho năng suất cao, cần bón phân hữu cơ, bón lót phân lân, bón đầy đủ, cân đối phân N-P-K.

Sâu bệnh: Phòng ngừa sâu bệnh, đặc biệt là sâu đục thân tránh để sâu ăn phá râu bắp trước khi thụ phấn, sự thụ phấn khó xảy ra, bắp rất ít hạt. Phòng trừ rầy mềm (rầy nhớt, rệp cờ) chích hút nhựa nuôi cờ, cờ thiếu dinh dưỡng, khó tung phấn, hạt rất thưa thớt. Để ngừa các loại sâu rầy, nên rải thuốc Virtako vào loa kèn giai đoạn cây 7-8 lá và trước trổ cờ.

 

Cách khắc phục hiện tượng ngô không hạt

Thời gian gần đây hiện tượng cây ngô không kết hạt hoặc kết hạt rất kém xẩy ra ở nhiều địa phương gây thiệt hại cho người trồng, gây lo lắng cho nông dân, gây băn khoăn cho các nhà quản lý, làm đau đầu các nhà khoa học.

Nguyên nhân thì nhiều, ngoại trừ yếu tố do chất lượng hạt giống ra, phần lớn “tội đồ” là do thời tiết và kỹ thuật canh tác không được chú ý đúng mức. Hiện tượng này thường xẩy ra trong thời gian 2 tuần trước khi cây trổ cờ cho đến khi cây trổ cờ, phun râu. Nói cho cùng thì yếu tố thời tiết bất thuận lúc cây ngô trổ cờ phun râu mà không thụ phấn, thụ tinh được dẫn đến bắp không hạt cũng là do lỗi của con người không chọn đúng thời vụ gieo trồng cho từng giống cụ thể. Để khắc phục hiện tượng này, Cận tôi đã sưu tầm và xin mách nhỏ lại với bà con.

Thời tiết và thời vụ gieo trồng:

Trong điều kiện bình thường cờ tung phấn sớm hơn so với phun râu 1-3 ngày và chỉ 2 ngày đầu cây ngô phun râu, hơn 90% số râu được thụ phấn. Giai đoạn trước và trong khi trổ cờ nhiệt độ quá nóng trên 35 C, độ ẩm không khí thấp dưới 55%, đất bị khô hạn hay ngập nước hoặc tưới quá nhiều hạt phấn sẽ chết hoặc kém sức sống, râu khô dẫn đến không thụ phấn được.

Ngược lại nếu thời gian phun râu, trỗ cờ gặp rét, nhiệt độ thấp dưới 130C, mưa kéo dài cây không tung phấn được do đó cũng khó thụ phấn. Ở nước ta, thời tiết khô và nắng nóng thường xẩy ra tháng 3-4 với các tỉnh miền Nam, tháng 6-7 ở miền Trung và tháng 7-8 các tỉnh phía Bắc. Nếu ngô trỗ cơ, phun râu vào giai đoạn này dễ xẩy ra hiện tượng không kết hạt do đó bà con cần tính toán thời gian gieo hạt (theo thời gian sinh trưởng của từng giống) sao cho khi ngô trỗ cờ, phun râu tránh được thời tiết bất thuận.

Tưới tiêu:

Nếu để ruộng bị khô hạn lâu ngày, nhất là thời kỳ trước và trong khi cây trỗ cờ phun râu 1-2 tuần cây vẫn trỗ cờ, phun râu nhưng không có khả năng tung phấn, râu khô làm cho sự thụ phấn khó thực hiện do đó bà con cần chú ý giữ đủ độ ẩm cần thiết: không tưới quá nhiều, không để ruộng bị ngập nước, cũng không được để ruộng bị khô hạn dài ngày. Nếu gặp mưa to, mưa dài ngày cần khơi thông mương rãnh để thoát nước nhanh, tránh để đọng nước, úng ngập gây thối rễ, cây không hút thu dinh dưỡng được làm hạt phấn kém sức sống cũng khó thụ tinh, kết hạt được.

Kỹ thuật canh tác:

Cần duy trì chế độ phân bón, bón đầy đủ lượng, cân đối các nguyên tố dinh dưỡng, đúng lúc theo nhu cầu của giống và tùy thuộc vào các loại đất tốt, xấu và đặc biệt tăng cường phân hữu cơ khi bón lót, phân lân trước khi trỗ cờ, phun râu 2-3 tuần và kali sau khi thụ phấn, bắp đã kết hạt nhằm làm cho bắp to hơn, hạt mẩy hơn, chất lượng tốt hơn. Mật độ gieo trồng có ảnh hưởng lớn đến sự thụ phấn, kết hạt của ngô. Với các giống ngô lai F1 không nên gieo quá dày (2-3 hạt/hốc) cây sẽ thon, yếu, lá che bóng rợp nhiều, bắp sẽ nhỏ, hạt thưa thớt. Mật độ nên gieo từ 55.000 đến 70.000 cây/ha là vừa.

Phòng trừ sâu bệnh:

Giai đoạn trước, trong và sau khi trỗ cờ, phun râu nếu để sâu đục thân, đục bắp gây hại ngay dưới lá mang bắp, sâu ăn râu bắp trước khi thụ phấn, sẽ gây khó khăn cho sự thụ phân, bắp rất ít hạt, thậm chí không có hạt. Thời điểm cờ nhú mà gặp nắng hạn, rầy mềm thường phát sinh, phát triển rất nhanh, chích hút nhựa làm cho cờ bị héo, khô, không tung phấn được. Phòng trừ kịp thời các đối tượng này bằng cách rải thuốc hạt Basudin, Furadan, Regent vào giai đoạn cây có 7-8 lá và trước khi trỗ cờ.

Khắc phục hiện tượng bắp không hạt

Hiện tượng bắp trồng không có hạt đã khiến nông dân nhiều vùng lao đao. Nguyên nhân thường do chất lượng giống nhưng theo các nhà chuyên môn, một phần bắp trồng không kết hạt là do điều kiện canh tác và kiến thức của người trồng. Xin giới thiệu một số biện pháp để giúp bà con khắc phục hiện tượng này.

Thời tiết

Điều kiện thời tiết bình thường, cờ bắp tung phấn sớm hơn bắp phun râu 1-3 ngày và chỉ trong 2 ngày đầu bắp phun râu, hơn 90% râu bắp được thụ phấn. Nhưng với thời tiết biến đổi quá nóng, quá khô (xảy ra từ 15 ngày trước trổ cờ, phun râu) sẽ thúc cờ trổ sớm hơn, thời gian tung phấn rút ngắn lại, trong khi râu bắp phun ra muộn tạo nên sự lệch pha giữa tung phấn và phun râu nên việc thụ phấn khó thành. Ở nước ta, thời tiết khô và nóng thường xảy ra từ tháng 3-4 ở miền Nam, tháng 6-7 ở miền Trung và tháng 7-8 ở miền Bắc. Nếu bắp trổ cờ phun râu vào thời gian này thì hiện tượng bắp không hạt xảy ra là bình thường.

Muốn tránh hiện tượng này, bà con không nên xuống giống bắp vào thời gian từ 15-1 đến tháng 2 dương lịch ở miền Nam, tháng 4-5 ở miền Trung và tháng 5-6 ở miền Bắc.

Tưới tiêu

– Nước tưới: Nếu hạn hán gay gắt để đất thiếu nước trầm trọng thời kỳ 1-2 tuần trước khi trổ, cờ vẫn phát triển nhưng không có khả năng tung phấn, nếu khô hạn lúc trổ cờ phun râu thì râu khô, làm cho sự thụ phấn rất khó xảy ra, bắp sẽ rất ít hạt hoặc không kết hạt. Nếu chỉ thiếu nước giai đoạn sau khi thụ phấn xong, hạt vẫn hình thành, nhưng bắp và hạt phát triển kém, năng suất giảm mạnh.

– Tiêu nước: Là cây trồng cạn, bộ rễ của bắp không ưa úng nước. Nếu ngập 1-2 tuần trước trổ cờ, cây lá vẫn xanh, nhưng rễ bị thối, không còn hấp thụ được nước và chất dinh dưỡng, sự thụ phấn cũng khó xảy ra như lúc bị hạn.

Kỹ thuật

– Dinh dưỡng giữ vai trò chủ lực trong sự thục phấn, kết hạt, trong đó lân giữ vai trò quan trọng. Đất chua phèn, xám bạc màu, đất triền dốc… đều thiếu lân trầm trọng. Cây bắp thiếu lân lá xuất hiện sọc tím, thân nhỏ, rễ phát triển kém, dẫn đến bắp nhỏ, đầu bắp không hạt, hạt nhỏ, năng suất kém. Nhiều ruộng đất bạc màu, lâu ngày không bón phân hữu cơ hoặc đất lấy từ đào ao nuôi cá (rất nghèo dinh dưỡng), cây bắp phát triển yếu kém, còi cọc, bắp nhỏ và không kết hạt.

– Để bắp phát triển mạnh, cho năng suất cao, cần bón phân hữu cơ, bón lót phân lân, bón đầy đủ, cân đối phân N-P-K.

– Mật độ gieo trồng cũng ảnh hưởng lớn đến sự thụ phấn, kết hạt. Với bắp lai, nếu gieo mật độ quá dày (mỗi hốc 2-3 hạt), thân cây thon yếu, lá che bóng rợp nhiều, bắp nhỏ, hạt thưa thớt. Vì vậy phải gieo đúng mật độ đã khuyến cáo 55.000-57.000 cây/ha.

Sâu bệnh

– Giai đoạn trước và trong khi trổ cờ phun râu, nếu bị sâu đục thân, mắt thân ngay dưới lá mang bắp, sâu ăn phá râu bắp trước khi thụ phấn, sự thụ phấn khó xảy ra, bắp rất ít hạt.

– Cờ nhú ra gặp lúc nắng hạn, rầy mềm (rầy nhớt, rệp cờ) phát triển rất nhanh, chích hút nhựa nuôi cờ, nếu không phòng trừ kịp thời, cờ thiếu dinh dưỡng, khó tung phấn, hạt rất thưa thớt. Để ngừa các loại sâu rầy, nên rải thuốc hạt Basudin, Furadan, Regent… vào loa kèn giai đoạn cây 7-8 lá và trước trổ cờ.

Tóm lại, bắp kết hạt không bình thường hoặc không có hạt phần lớn do yếu tố ngoại cảnh và điều kiện canh tác, xảy ra nghiêm trọng ở giai đoạn 2 tuần trước trổ cờ đến thời gian trổ cờ phun râu, nếu biết cách phòng tránh sẽ không bao giờ có hiện tượng bắp không ra hạt.

 

Tại sao bắp ngô bị khuyết hạt?

Trong thời gian qua, tình trạng ngô lai khi thu hoạch lại chỉ thu được ngô không hạt, hoặc đóng hạt ít, bị khuyết hạt, ngô “trọc đầu” v.v… xảy ra ở nhiều nơi từ Nam chí Bắc.

Nguyên nhân:

– Nếu mua phải giống giả, tư thương nào đó lấy ngô thương phẩm trộn với giống thật hoặc dùng 100% ngô thương phẩm đem tẩm màu, đóng bao có mẫu mã thì chắc chắn là khi đem trồng đến thu hoạch chỉ cho ngô không hạt hoặc cây có, cây không, trái ra hạt ít.

– Do tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu và chế độ chăm sóc. Ngô là cây truyền phấn khác hoa, phấn hoa đực trên cờ phải rơi xuống vòi nhụy (râu) thì mới kết hạt được. Bình thường công việc này do gió đảm nhiệm, nếu giai đoạn trổ cờ phun râu gặp thời tiết không thuận lợi như gió to làm phấn hoa bay đi rất xa, không bay xuống nhụy (râu) để thụ phấn; gặp trời mưa liên tục thì hoa đực không nở để phát tán phấn hoa bình thường được, nếu phấn có phát tán thì cũng bị hút nước trương ra làm vỡ hay vón cục, mất sức sống. Trong điều kiện nắng nóng, khô hạn, hoa đực (cờ) trổ và phát tán phấn hoa sớm khi hoa cái chưa kịp phun râu dẫn đến trỗ không trùng khớp, tạo ra ngô trọc đầu, khuyết hạt. Mặt khác, ở ruộng ngô thời kỳ trổ cờ, phun râu mà thời tiết nắng nóng, gió nam thổi mạnh, ruộng khô nước (không có nước tưới), việc chăm sóc gặp khó khăn thì hiện tượng ngô kết hạt ít hoặc không đều là khó tránh khỏi.

Để khắc phục hiện tượng trên ta cần phải:

– Trồng ngô đúng thời vụ, chất lượng giống tốt.

– Bón phân đầy đủ, đúng quy trình kỹ thuật.

– Tưới tiêu chủ động nước

– Giúp ngô thụ phấn nhân tạo bằng cách dùng phễu thụ phấn hoa (rung, hứng phấn hoa vào phễu) sau đó dùng dụng cụ thụ phấn hoặc bút lông, bàn chải rắc phấn hoa lên râu ngô.

Originally posted 2014-04-20 00:15:50.

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.