nuôi cá

Những kiến thức nuôi cá cơ bản cần nắm

Nuôi cá những năm gần đây mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho các người nuôi. Trong chuỗi bài viết này, Farmvina mong muốn mang đến những kiến thức cơ bản và khoa học giúp bà con chăn nuôi thành công, đặc biệt là các bạn trẻ, mới vào nghề.

1. Thức ăn của loài cá

Thức ăn của loài cá trưởng thành có các loại hình sau:

a. Thức ăn lọc:

Cá mè trắng, cá mè hoa, cá tầm môi thìa, miệng của loài cá này tương đối to, mang tương đối dài nhỏ, dày, giống như cái lưới lọc sinh vật phù du, dùng để lọc phù du trong nước.

b. Thức ăn cỏ:

Như cá trắm cỏ, cá vền ngực bằng, thức ăn là cỏ nước và loại cỏ trên cạn non mềm.

c. Thức ăn tạp:

Là cá chép, cá diếc, thức ăn có phạm vi rộng, và tạp, vừa ăn thức ăn có tính động vật như ốc, hến, lăng quăng, cũng ăn thức ăn thực vật như cỏ nước, các loại trái cây.

d. Thức ăn thịt trong vùng nước thiên nhiên:

Có loài cá ăn thịt như cá quả, cá măng, lệch… cũng có loài cá có tính cách ôn hòa, thức ăn là động vật không xương sống, như cá trắm đen thức ăn là ốc hến, cá sọ vàng thức ăn chủ yếu là côn trùng thủy sinh, tôm tép nhỏ và các động vật đáy khác.

2. Thức ăn của cá có yêu cầu gi đối với độ béo của nước? Quan hệ với lượng nhu cầu protein như thế nào?

Tình hình chung: loài cá ăn thức ăn thịt, sống ở vùng nước tương đối trong, loài cá ăn sinh vật phù du thích nước có chất béo.

Nhu cầu đối với protein nói chung loài cá ăn thúc ăn thịt cao hơn loài cá ăn thức ăn tạp và cỏ, như cá chình Nhật là 43% đến 45%, cá trắm đen là 30% – 41%, còn rô phi là 30% – 39%, cá trắm là 23% – 28%.

Hàm lượng lysine, aginne, methionine, phenylalanine, và assential amino acid trong thức ăn nuôi cá cũng lien quan mật thiết với thức ăn, hàm lượng thích hợp của 4 loại assential amino acid trong thức ăn loài cá ăn thịt cao hơn loài cá ăn thức ăn tạp và loài cá ăn cỏ.

3. Loài cá có những đặc tính sinh trưởng nào?

Sinh trưởng của loài cá bao gồm tăng cả hai mặt: độ dài thân và thể trọng. Chủng loài khác nhau đều có đặc điểm sinh trưởng khác nhau, chủ yếu có tính giai đoạn, tính mùa vụ và tính quần thể của sinh trưởng.

a. Tính giai đoạn

Loài cá nói chung sinh trưởng nhanh nhất vào trước khi sinh dục chin muồi lần đầu, ở giai đoạn này gọi là giai đoạn thanh xuân; sau khi tính dục chin muồi, tốc độ sinh trưởng giảm rõ rệt, và trong một số năm sau đó thay đổi không lớn, giai đoạn này gọi là giai đoạn thành niên, tỉ lệ sinh trưởng giảm rõ rệt cho đến lúc và chết. Sinh vật tính dục chín muồi càng sớm, cơ thể càng nhỏ, ngược lại cũng vậy. Cá đực thường chín muồi trước cà cái, cá chép đực chín muồi sớm hơn cá cái một năm, khiên cho cơ thể cá đực cùng tuổi nhỏ hơn cá cái. Do đó, để nâng cao sản lượng và hiệu quả kinh tế của loài cá, trong sản xuất cần tận dụng gian đoạn sinh trưởng nhanh nhất làm chu kỳ nuôi và đánh bắt, có được tỉ lệ tang trưởng thể trọng lớn nhất.

b. Tính thời tiết

Phạm vi thích nghi nhiệt độ sinh trưởng của loài cá chia thành ba loại: Một loại là phạm vi thích nghi nhiệt độ sinh trưởng có tính nước lạnh như cá chày mắt đỏ là 30C – 250C, thích hợp nhất là 100C – 180C; Một loài cá khác có phạm vi nhiệt độ nước cao ( 200C – 300C), thích hợp nhất là 250C – 320C, nên nước ta chủ yếu nuôi các loài cá trắm đen, cá trắm cỏ, cá mè, cá chép, cá diếc, cá vền ngực bằng cũng thuộc loại này; loại thứ ba phạm vi nhiệt độ nước cao hơn ( 250C – 350C), thích hơp nhất là 300C – 330C, như cá rô phi, cá chim trắng nước ngọt… Khi nhiệt độ giảm xuống dưới 150C, loài cá này sẽ ngủ đông hoặc chết rét. Sinh trưởng của loài cá liên quan mật thiết với môi trường, nhiệt độ nước, ánh sáng chiếu, dinh dưỡng độ mặn , chất nước.

nuôi cá

c. Tính quần thể

Loài cá thường có hành vi tập trung đàn. Thí nghiệm cho thấy, nuôi hỗn hợp các chủng loài hợp lý tình hình sinh trưởng và ăn thức ăn của nó tốt hơn nuôi một loài đơn nhất, mật độ thả nuôi thấp không có được tỷ lệ sinh trưởng tốt nhất.

4 Tính thích ứng của loài cá đối với nhiệt độ nước như thế nào?

Nhiệt độ nước là một trong những điều kiện môi trường quan trọng nhất của loài cá. Do cá là động vật thay đổi nhiệt độ, mọi hoạt động, sinh mệnh của nó đặc biệt mẫn cảm đối với tình hình nhiệt độ nước.

Trong phạm vi nhiệt đọ nước thích hợp, nhiệt độ nước càng cao, trao đổi chất của loài cá càng mạnh, sinh trưởng phát triển càng nhanh, tỷ lệ lợi dụng thức ăn càng cao. Do đó, các loài cá chỉ có thể nuôi trong nhiệt độ nước thích hợp.

5. Công năng của hệ sinh thái hồ nuôi có những đặc điểm nào?

  • Các loài cá trên thị trường tiêu dùng phần lớn đều do con người nuôi, hồ nuôi có động vật phù du và động vật đáy phần nhiều là do các loài kết cấu có tính cảo hộ, dễ mở rộng phân bố, thời gian đời ngắn, sinh đẻ nhanh, biên độ sinh thái rộng cấu thành, loại vi khuẩn, rong tảo nhỏ trong số loài ăn thức ăn nhỏ li ti vô cùng phong phú.
  • Sức sinh sản cơ cấp cao, lượng chất hữu cơ ngoại lai lớn, chuỗi thức ăn ngắn, sức sinh sản cá cao.

6. Thay đổi nhiệt độ nước hồ có những quy luật chủ yếu nào?

Nhiệt độ nước hồ tùy theo thời tiết mùa, ngày đêm và độ sâu nông của hồ nước khác nhau mà có sự khác nhau. Nhất là khi khí hậy khác thường, rất dễ xuất hiện sự kiện đột phát, cũng như vậy vào mùa thu, mùa đông, do lên hoặc xuống của nhiệt độ nước tầng mặt làm cho mật độ nước tần trên sinh ra thay đổi, tầng nước trên và dưới cũng tự động đổi lưu.

7. Thay đổi màu nước hồ liên quan với những yếu tố nào? Màu nước như thế nào thích hợp cho nuôi cá hơn?

  • Màu nước hồ có liên quan với loài đàn sinh vật phù du hình thành sau khi bỏ phân và số lượng của nó. Nói chung hồ bỏ phân hóa học, màu nước từ màu vàng nâu chuyển thành màu vàng xanh, sau đó lại chuyển thành màu xanh non, cuối cùng thành màu xanh lam.
  • Màu nước hồ bỏ phân súc vật là từ màu nâu đen biến thành nầu vàng, sau đó thành nâu trà, cuối cùng là nâu đỏ.
  • Màu nước thích hợp với nuôi cá đại thể chia thành hai loại: màu xanh, bao gồm 3 loại xanh vàng, xanh nâu và xanh dầu, màu nâu, bao gồm 3 loại nâu vàng, nâu đỏ và nâu xanh.

8. Hàm nghĩa của béo, hoạt (sống), non và sảng là gì?

  • Béo là nói về số lượng sinh vật phù du trong nước. Trong loài tảo phần nhiều là tảo xanh, khuê tảo, ẩn tảo, giáp tảo và kim tảo, động vật phù du loài cá thích có luân trùng ( Rotifer), loài chi giác, nhiêu trùng …
  • Hoạt (sống) màu nước tùy theo sự thay đổi của thời gian và cường độ ánh sang chiều mà có thay đổi, buổi sáng màu nước nhạt, buổi trưa chiều màu nước đậm, có “hoạt” khí, điều đó là do loài tảo có tính hướng về ánh sáng hoạt động gây ra.
  • Non, sảng là nói về loài tảo trong nước dễ được tiêu hóa tương đối nhiều, hơn nữa chưa già. Nhìn bằng mắt thường màu nước tươi non, và trong suốt.

9. Năng lực thích ứng của loài cá đối với ôxy hòa tan như thế nào?

Tính thích ứng của loài cá đối với ôxy hòa tan có liên quan mật thiết với tính thích nghi nhiệt độ, tính ăn, với độ béo của chất nước, và các đặc tính kiểu loại độ muối. Loài cá có tính nước lạnh, loài cá có tính nước á lạnh, loài cá có tính ăn thịt và loài cá vùng nước ngọt thích sống ở vùng chất nước trong và chảy lưu động.

Loài cá tính nước nóng, tính nước ấm và loài cá ăn thức ăn tạp và loài cá nước ngọt và nước lợ thích sống ở vùng nước béo và tĩnh, năng lực thích ứng đối với oxy hòa tan tương đối mạnh, như cá mè, cá trắm, cá diếc, cá rô phi.

10. Nguồn chủ yếu của oxy hòa tan trong nước có những loài nào? Phân bố và thay đổi của oxy hòa tan trong hồ nước có quy luật nào?

Quy luật phân bố và thay đổi của oxy hòa tan trong nước hồ là: ban ngày tác dụng quang hợp của thực vật phù du mạnh, thông thường từ 14 – 15 giờ lượng oxy hòa tan đạt cao nhất, lúc sáng sớm lượng oxy hòa tan thấp nhất do tầng đáy thiếu ánh sáng chiếu sáng, nhưng do nhiệt độ tầng trên và tầng dưới khác nhau tạo thành tác dụng đối lưu nước hoặc là khuếch tán phân tử, hàm lượng oxy hòa tan nước tầng đáy cũng tăng lên, nhưng nếu nước hồ quá sâu, hàm lượng oxy hòa tan nước tầng đáy sẽ rất ít.

11. Oxy hòa tan có quan hệ với sinh tồn của loài cá như thế nào?

Oxy hòa tan trong nước nhiều hay ít trực tiếp ảnh hưởng đến sự sinh tồn của loài cá nuôi. Loài cá khác chủng loài và khác giai đoạn sinh trưởng, trị số giới hạn oxy hòa tan của nó có chênh lệch. Giới hạn oxy hoài tan của cá mè là 0,4 ~ 0.5mg/lít, cá chép là 0,2 ~ 0,3mg/lít, cá diếc là 0,1 ~0,2mg/lít.

Nói chung, giới hạn oxy hòa tan trong quá trình nuôi nước ngọt ở khoảng 2mg/lít, oxy hòa tan thích nghi cao hơn 5mg/lít, loài cá có tính nước lạnh còn phải cao hơn (7mg/lít). Đảm bảo duy trì lượng oxy hòa tan có đủ trong nước hồ nuôi cá là khâu quan trọng để nuôi cá thành công.

Khi biết hoặc dự đoán thấy lượng oxy hòa tan trong giảm thấp, phải áp dụng các biện pháp hiệu quả, kịp thời như đổ nước mới vào hồ hoặc mở máy tăng oxy tiến hành tăng oxy thủ công, đối với phòng cá nổi trôi, tăng thức ăn cho cá, tăng nhanh sinh trưởng, tăng cường sức đề kháng đều có hiệu quả tốt.

–> Hướng dẫn cách sử dụng ống oxy đáy nuôi thuỷ sản hiệu quả

12. Tại sao có một số loài cá sau khi rời khỏi nước trong một thời gian tương đối dài không chết ngay?

Loài cá hít lấy oxy từ trong môi trường nước, hoạt động trao đổi chất sinh ra khí thải (anhydrit carbon) cũng thông qua nước trực tiếp thải ra. Trao đổi khí chủ yếu thông qua mang cá.

Nhưng có một số loài cá, ngoài thở bằng mang ra, còn có thể dùng các bộ phận khác của cơ thể tiến hành “ hô hấp khí”, để bổ trợ thiếu “ hô hấp nước”, những bộ phận dùng để bổ trợ hô hấp đó gọi là cơ quan hô hấp phụ.

Trên cơ quan hô hấp phụ phân bố rất nhiều huyết quản vi mao tế nhỏ ly ti, có thể tiến hành trao đổi khí, sử dụng công năng hô hấp.

Ví dụ: da cá chình, cá trê đều có thể bổ sung hô hấp, lươn chạch có thể tiến hành thở bằng ruột (nuốt không khí vào ruột, tiên hành trao đổi khí trong ruột), lươn có thể thở nhờ vào biểu bì xoang họng miệng hô hấp, cá quả có thể dùng túi khí phụ của họng để thở, trong xoang mang của cá trê Ai Cập còn có cơ quan hô hấp phụ dang cành cây v.v…

Cho nên, nhưng loài cá này đều có thể không nhanh chết trong thời gian dài sau khi rời nước.

13. Khí carbonic và chất khí khác trong nước có liên quan thế nào với loài cá?

  • Trong nước ngoài oxy hòa tan ra, còn có khí carbonic, amoniac và các khí khác.
  • Khí carbonic là cơ sở vật chất của thực vật thủy sinh tiến hành tác dụng quang hợp, nói chung trong nước không thiếu. Lượng khí carbonic thích hợp có tắc dụng thúc đẩy hô hấp đối với loài cá, quá lượng có thể làm cá chết.
  • Khí sunfua hydro là khí có độc chứa chất hữ cơ lưu huỳnh phân giải trong điều kiệu thiếu oxy, có ảnh hưởng không tốt đối với loài cá. Nói chung, tồn tại lượng lớn sunfua hydro là tiêu chí thiếu oxy của nước.
  • Khí metan là do xenlulo phân giải sinh ra, có thể coi nó là tiêu chí không tốt cho môi trường.
  • Amoniac thông thường là khi lượng oxy hòa tan trong nước không đủ, do phân giải chất hữu cớ chứa nitơ sinh ra, hoặc là do chất nitơ hóa qua phản nitơ hóa vi khuẩn hoàn nguyên sinh ra, đối với hồ nuôi tập trung hạn chế, phòng ngừa phân tử amoniac tăng cao trong nước là khâu quan trọng của quản lý chất nước, phân tử amoniac là cực độc đối với loài cá. Trị số pH càng lớn, nhiệt độ nước càng cao, tỉ lệ phân tử amoniac càng lớn, độc tính sinh vật của amoniac cũng tăng lên.

14. Tính thích ứng của loài cá đối với nồng độ axit kiềm như thế nào?

  • Độ axit kiềm (pH) của nước có ảnh hưởng tương đối lớn đối với hoạt động sinh mệnh của loài cá. Phạm vi pH cá nước ngọt có thể thích ứng là từ 6.0 ~ 9.5, loài cá biển ( 7.0 ~ 8.7). Đó là vì vùng nước cá nước ngọt sống lâu dài, có độ pH ngày đêm dsao động tương đối lớn, như mùa hè ánh sáng chiều đầy đủ, do tác dụng quang hợp, pH của nước từ sáng sớm 6.5~7.0 tăng lên đến buổi trưa là 9.5~10.0. Độ axit kiềm của nước nuôi trồng nước ngọt là từ 7.0~8.5 ( tức là trung tính nghiêng sang mặn) là vừa, vừa thích hợp cho sinh trưởng phát triểu của loài cá, cũng có lợp cho sinh trưởng phát triển của sinh vật phù du.

nuôi cá

15. Độ cứng của nước có quan hệ như thế nào với nuôi cá?

  • Độ cứng của nước là ion kim loại trong nước, như hàm lượng camxi , magie, nhôm. Đối với hồ nuôi độ cứng của nước chủ yếu là do inon canxi, magie cấu thành. Độ cứng nước hồ nuôi cá nước ngọt yêu cầu cancium carbonate ở giữa khoảng 100-200mg/lít là vừa. Nếu độ cứng của nước hồ quá thấp, độ axit kiềm của nước rất dễ sinh ra dao động biên độ lớn.
  • Tăng độ cứng của nước chủ yếu là áp dụng phương pháp bỏ vôi sống vào. Trước hết là làm vệ sinh hồ nuôi, mỗi mẫu hồ khô dùng 50~70kg tiêu độc trong quá trình nuôi, mỗi mẫu định kỳ thả 20kg để tăng độ cứng.

16. Niterate và nitrite có quan hệ như thế nào với loài cá?

  • Niterate là một trong những hợp chất hóa học có chứa nitơ, nitơ cũng là một yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu cấu thành thể sinh vật.
  • Nitrite la một loại muối vô cơ không ổn định khi oxy không đủ có thể chuyển hóa thành Nitrate, chỉ có khi thiếu oxy tồn tại lượng lớn và có độc tính rất mạnh, chỉ tiêu nitrite trong nước hơi cao, chứng tỏ chất hữu cơ trong nước quá phong phú, oxy hòa tan trong nước không đủ, cần phải áp dụng biện pháp tăng oxy

17. Tầng nước loài cá sống có quan hệ gì với mô thức nuôi?

  • Trong sản xuất, có thể căn cứ tầng nước sinh sống của loài cá và thức ăn khác nhau, thả nhiều chủng loài cá và quy cách cá vào cùng nuôi trong một hồ cá, như mô thức nuôi hỗ hợp, để lợi dụng không gian nước, thức ăn thiên nhiên và thức ăn, phát huy hiệu ích lập thể của nước.

18. Yếu tố sinh vật của mội trường nước có quan hệ như thế nào với loài cá?

  • Trong sông ngòi, hồ chứa nước, ao đìa, có rất nhiều chủng loại sinh vật thủy sinh, hình thái khác nhau, có rất nhiều động vật phù du có thể làm thức ăn cho cá như động vật nguyên sinh luân trùng (Rotifer), giun, là thức ăn chủ yếu của loài cá ăn thức ăn lọc như cá tầm, cá mè; lượng lớn thực vật phù du trong nước như kim tảo, khuê tảo, hoàng tảo đều có thể làm thức ăn lọc cho cá mè; các loại động vật đáy như ốc, sò, côn trùng thủy sinh, giun , là thức ăn tốt cho cá trắm , cá chép.
  • Nhưng có những sinh vật thủy sinh có hại cho cá. Chúng làm thay đổi chất nước hoặc làm cho cá mắc bệnh mà chết, như chất có hại phân giải sinh ra sau khi lượng lớn vi tảo nang trong hồ chết, có thể làm cho cá ngộ độc; khi đáy hồ có quá nhiều rêu xanh sẽ hấp thu lượng lớn chất béo làm cho nước gầy đi. Một số sinh vật thủy sinh gây ra bệnh hại như do tảo noãn giáp ký sinh gây ra “bệnh làm đẹp”, bệnh trùng bánh xe (trichodina) do động vật nguyên sinh trùng bánh xe ký sinh gây ra v.v…

–> Xem các bệnh thường gặp khi nuôi thuỷ sản và cách phòng trị.

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Thức ăn cho cá gồm những loại nào?

1. Thức ăn lọc; 2. Thức ăn cỏ; 3. Thức ăn tạp; 4. Thức ăn thịt trong vùng nước thiên nhiên.

Loài cá có những đặc tính sinh trưởng nào?

1. Tính giai đoạn; 2. Tính thời tiết; 3. Tính quần thể.

Tính thích ứng của loài cá đối với nhiệt độ nước như thế nào?

Nhiệt độ nước là một trong những điều kiện môi trường quan trọng nhất của loài cá. Do cá là động vật thay đổi nhiệt độ, mọi hoạt động, sinh mệnh của nó đặc biệt mẫn cảm đối với tình hình nhiệt độ nước. Trong phạm vi nhiệt đọ nước thích hợp, nhiệt độ nước càng cao, trao đổi chất của loài cá càng mạnh, sinh trưởng phát triển càng nhanh, tỷ lệ lợi dụng thức ăn càng cao. Do đó, các loài cá chỉ có thể nuôi trong nhiệt độ nước thích hợp.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2018-05-17 10:22:47.

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.