Trang Chủ » Nuôi cua trên cạn: Một hướng đi mới

Nuôi cua trên cạn: Một hướng đi mới

773 lượt xem
nuôi cua trên cạn

Nuôi cua là gì?

Nuôi cua là một hình thức nuôi trồng thủy sản trong ao hoặc bể nhân tạo. Đây là một thực hành tương đối mới chỉ phổ biến trong vài thập kỷ gần đây. Có nhiều lý do giải thích cho sự phát triển này, nhưng chủ yếu là do nuôi cua không cần nhiều đất như các loại hình chăn nuôi khác. Điều này giúp việc sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn và có thể được thực hiện ở quy mô nhỏ hơn.

Nuôi cua thường được thực hiện ở các vùng ven biển, nơi có lượng cua giống dồi dào. Tuy nhiên, một số nông dân hiện đang thử nghiệm các trang trại nuôi cua trên cạn (đất liền). Các trang trại nuôi cua trên cạn có một số lợi thế so với các trang trại ven biển truyền thống. Chúng ít bị ảnh hưởng bởi bão và các thảm họa thiên nhiên khác, và chúng có thể nằm gần chợ hơn.

Tuy nhiên, nuôi cua trên cạn vẫn đòi hỏi một khối lượng công việc tương đối. Người nuôi phải theo dõi cẩn thận chất lượng nước và nhiệt độ, cũng như nguồn cung cấp thức ăn cho cua. Điều quan trọng nữa là phải đề phòng bệnh có thể lây lan nhanh chóng khi ở gần. Nhưng nếu mọi việc suôn sẻ, người nông dân có thể thu hoạch một vụ cua khỏe mạnh mỗi năm.

nuôi cua trên cạn

Lợi ích của việc nuôi cua trên cạn

Nuôi cua có một số lợi ích khiến nó trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với nhiều người yêu thích hải sản. Thứ nhất, nuôi cua thân thiện với môi trường hơn các loại hình sản xuất thủy sản khác. Các trang trại nuôi cua thường cần ít nước hơn và tạo ra ít chất thải hơn so với các trang trại nuôi tôm hoặc cá hồi.

Ngoài ra, nuôi cua ít tốn kém hơn so với các loại hình nuôi trồng thủy sản khác. Điều này làm cho cua trở thành một lựa chọn hợp túi tiền của nhiều người mới khởi nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu thị trường và giá cua đánh bắt tự nhiên ngày càng tăng.

Cuối cùng, nuôi cua mang lại nguồn cung cấp thịt cua tươi ngon quanh năm cho gia đình và cho thị trường tiêu thụ.

Kinh nghiệm nuôi cua trên cạn cho lợi nhuận tăng 50%

Cách nuôi cua biển của ThS Hạnh không thải nước ra môi trường, cua lớn nhanh, có thể nuôi tới 60 con trong khi bình thường chỉ được 2-3 con/m2.

Năm 2014, ThS Lê Ngọc Hạnh (34 tuổi), Viện Nghiên cứu Thủy sản II có dịp đến Hà Lan để tìm hiểu về những mô hình chăn nuôi nông nghiệp mới. Đến những trang trại của các hộ dân nơi đây, anh ấn tượng với hệ thống nuôi cua tuần hoàn, không xả nước thải ra môi trường.

Anh nghĩ, nếu có thể áp dụng mô hình này tại Việt Nam, hộ dân ở khu đô thị, thành phố không gần vùng biển cũng có thể nuôi cua với số lượng lớn, mà không cần nhiều không gian. Anh ấp ủ dự định mang hệ thống này về nước.

Cách nuôi này chỉ cần dùng các hộp nhựa được xếp thành giàn để tiết kiệm không gian nuôi, Trong đó, bộ phận chính là hệ thống ống nước và các thiết bị đo môi trường.

Ưu điểm nổi bật của mô hình này là không cần nhiều lượng nước đầu vào nhờ nguyên lý tuần hoàn. Cụ thể, chất cặn bẩn thải ra trong quá trình nuôi cua đưa vào trong môi trường yếm khí để phân hủy. Chất thải sau đó đi qua màng lọc, được bổ sung thêm chất khoáng cần thiết và tiếp tục đưa lên hệ thống. Nhờ vậy, nguồn nước trong mô hình được tái sử dụng tới 99,5%.

Dành 2 năm nghiên cứu cách làm, đến 2016 anh qua Nhật Bản để nghiên tìm hiểu thêm về vi sinh và phương pháp xử lý môi trường nước.

Mang công nghệ và kiến thức tích lũy để trở về Việt Nam, năm 2018 ThS Hạnh “nội địa hóa” mô hình.

nuôi cua trên cạn

Giàn nuôi cua biển theo mô hình tuần hoàn của hộ dân. Ảnh: Nhóm nghiên cứu

Áp dụng mô hình tuần hoàn, ThS Hạnh nhận ra, việc kiểm soát chất lượng nguồn nước mặn là yếu tố quan trọng nhất. Để đảm bảo yếu tố này, anh lắp đặt các cảm biến giúp cung cấp các thông số trong mức cho phép về nhiệt độ (khoảng 28 độ C), nồng độ mặn (15 ‰) và độ pH (7,8-8,3).

Anh gắn các bộ kit để kiểm tra nồng độ khoáng và hàm lượng khí độc trong hệ thống, kịp thời bổ sung khoáng chất nano gốc ion trong trường hợp vượt ngưỡng, giúp cua dễ hấp thụ các dinh dưỡng trong nước.

Tùy vào đặc điểm nguồn nước đầu vào, mô hình tuần hoàn tại một số nước trang bị thêm máy khử khí CO2 hoặc hệ thống UV diệt khuẩn, nhưng những thiết bị này giá thành cao và khó nhập khẩu.

Vì vậy, trong quá trình thiết kế, anh đã chế tạo lưới lọc sinh học bằng polymer dễ kiếm, lắp vào đầu xả nước và sử dụng vi sinh để xử lý khuẩn gây bệnh cho cua. Anh cho biết, chi phí chế tạo hai loại này chưa bằng 1/2 giá máy nhập khẩu.

nuôi cua trên cạn

Nguồn nước mặn xả vào mỗi hộp nuôi cua đều được kiểm soát chất lượng. Ảnh: Nhóm nghiên cứu

Nhờ kiểm soát chặt chất lượng môi trường nên thời gian nuôi trong mô hình được rút ngắn và tăng năng suất hơn. ThS Hạnh cho biết, giai đoạn nuôi cua bé đến khi đạt khối lượng thương phẩm (400 g) chỉ mất khoảng 3 tháng, trong khi phương pháp truyền thống cần tới 4-5 tháng. Mỗi m2 có thể nuôi tới 60 con, thay vì 2-3 con/m2 như truyền thống. Cuối năm 2019, anh hoàn thiện mô hình và thử áp dụng cho một số hộ dân.

Với quy mô 1.000 hộp cua, cần diện tích là khoảng 50-60 m2. Mô hình có thể vận hành tốt với công suất điện 1,5 kW/h, như những thiết bị gia dụng khác.
Chi phí đầu tư ban đầu, bao gồm thức ăn (tép, động vật nhuyễn thể) cho 1.000 hộp cua khoảng 250-300 triệu đồng.

Theo tác giả, do đặc tính sinh học, cấu trúc thịt cua không phải là cấu trúc cơ nên dù vận động nhiều hay ít cũng không thể tăng độ săn chắc của nó. Chất lượng của thịt cua không phụ thuộc vào không gian vận động của chúng, mà dựa vào thành phần dinh dưỡng trong thức ăn.

Với những hộ dân không gần khu vực biển, chỉ cần dùng nước biển mồi, thể tích khoảng 10 m3, kết hợp với nước ngọt pha muối cho giai đoạn đầu, là có thể áp dụng được.

Từng đi theo phương pháp truyền thống, anh Lâm Vũ Nguyên (Cà Mau) quyết định chuyển đổi mô hình nuôi cho một nghìn con cua cốm trong trang trại.

Anh Nguyên chia sẻ, sau 5 tháng lắp đặt, mô hình tuần hoàn cho năng suất và lợi nhuận cao hơn 50% . “Đặc biệt, công đoạn xử lý nước thải không tốn nhiều công sức nhưng lại hiệu quả hơn so với nuôi quảng canh ngoài biển, nên có thể tối giản nguồn nhân lực”, anh Nguyên nói.

Những thách thức của nghề nuôi cua

Một trong những thách thức đáng kể nhất là cơ sở hạ tầng. Các trang trại nuôi cua trên cạnh đòi hỏi phải đầu tư hệ thống bể chứa cua và các thiết bị khác. Đầu tư ban đầu có thể là rào cản đối với nhiều nông dân tiềm năng.

Một thách thức khác là tính chất thâm dụng lao động của nghề nuôi cua. Cua phải được cho ăn và theo dõi thường xuyên, và bể của chúng phải được vệ sinh thường xuyên. Điều này đòi hỏi người nông dân phải mất nhiều thời gian và công sức.

Mặc dù nuôi cua trên cạn không phải chịu rủi ro liên quan đến thời tiết giống như cách nuôi thông thường, điều kiện thời tiết khắc nghiệt có thể làm hỏng thiết bị nếu không được che chắn, bảo quản tốt.

Bất chấp những thách thức trên, nuôi cua có thể là một ngành kinh doanh thành công và bổ ích cho những ai sẵn sàng đầu tư thời gian và tiền bạc cần thiết để vượt qua chúng.

Kết luận

Nuôi cua là một tập tục cổ xưa có từ thời người La Mã. Trong những năm gần đây, nghề nuôi cua bắt đầu trở lại phổ biến do nhu cầu tiêu thụ cua thịt ngày càng tăng.

Tương lai của nghề nuôi cua đầy hứa hẹn. Với sự quản lý và chăm sóc phù hợp, các trang trại nuôi cua trên cạn có thể cung cấp nguồn cua thịt bền vững và đáng tin cậy trong nhiều năm tới so với cách nuôi truyền thống.

Hiện không có nhiều tổ chức hướng dẫn nuôi cua trên mạng bài bản như RAS Aquaculture. Công ty này hoạt động ở Malaysia và có tổ chức các khoá học tận nơi hoặc trực tuyến tại ĐÂY. Các bạn có thể tìm hiểu thêm!

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2022-08-29 07:35:55.

Bài Viết Liên Quan

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.