nuôi gà nhốt chuồng

Hướng dẫn nuôi gà nhốt chuồng: Các giống gà từ xưa đến nay vẫn luôn là giống gia cầm quan trọng, gắn liền với đời sống nhân dân Việt Nam. Thịt gà không chỉ là thức dâng trong các lễ nghi truyền thống của dân tộc.

Chúng còn là một món ăn bổ dưỡng, vừa mang phong vị dân dã thôn quê, vừa đậm chất sơn hào thượng hạng rất được yêu thích bởi mùi vị thơm ngon, béo, bùi mà không ngấy. Nắm bắt được nhu cầu sử dụng thịt gà ngày càng cao của xã hội, nhiều bà con nông dân đã mạnh dạn mở trang trại để nuôi gà lấy thịt.

Vậy làm thế nào để nuôi gà nhốt chuồng đúng cách, hiệu quả kinh tế cao, mời bà con tham khảo những kĩ thuật nuôi gà thịt nhốt chuồng dưới đây.

Những Yếu Tố Kĩ Thuật Cần Lưu Ý Khi Nuôi Gà Nhốt Chuồng

Ở nước ta, gà thường được nuôi thả rong trong vườn nhà, giúp cho gà có được sự phát triển rất tự nhiên, thuần túy, cho chất lượng thịt rất ngon. Tuy nhiên để phát triển gà thả vườn với quy mô lớn là một khó khăn rất lớn, nhất là khâu chăm sóc, phòng dịch, ứng phó với khí hậu,…

Bên cạnh đó, xã hội phát triển, diện tích đất thu hẹp dần buộc bà con phải nuôi gà trong không gian nhốt chuồng thay vì thả vườn truyền thống. Khi nuôi nhốt chuồng, để gà cho chất lượng thịt tốt và ngon như gà thả vườn, đưa đến nguồn thu nhập cao, bà con cần phải chú ý đến những yếu tố sau:

1. Làm chuồng nuôi gà thịt

Chuồng nuôi gà thịt cần đảm bảo nhiều yếu tố như vị trí xa khu dân cư, tránh hướng gió lùa để tránh mùi hôi. Cao ráo, thoáng khí để tránh bệnh tật. Bên cạnh đó, mật độ đàn gà và diện tích chuồng nuôi phải đảm bảo đủ rộng rãi để gà phát triển khỏe mạnh.

Kỹ thuật làm chuồng nuôi gà thịt

Muốn nuôi gà nhốt chuồng, trước tiên bà con cần chọn một khu vực xa khu dân cư, xa sông ngòi để mở trang trại. Bởi lẽ, gà và phân gà thường có mùi rất khó chịu, nếu nuôi chúng trong khu dân cư sẽ ảnh hưởng đến môi trường đô thị, khi có dịch bệnh sẽ dễ dàng lây lan, khó kiểm soát. Mặt khác, nếu đặt gần khu dân cư, bà con đã thất bại ngay khâu đầu tiên vì rất khó để xin được giấy phép kinh doanh, kiểm dịch của bộ y tế.

5 dụng cụ nuôi gà công nghiệp

Thứ hai, chuồng nuôi gà phải cao ráo, thoáng khí và mát mẻ, nên xây theo hướng Đông hoặc Đông Nam. Nền chuồng nên xây bằng xi măng, dày dặn, tránh trơn trượt, có độ dốc phù hợp, dễ thoát nước để tiện cho khâu vệ sinh chuồng trại. Mái chuồng có thể lợp bằng tôn chóng nóng hoặc tôn lạnh, tránh dột nước, che được nắng cho đàn gà. Tường rào xung quanh có thể xây bằng gạch hoặc bằng lưới thép có bạt che.

nuôi gà nhốt chuồng

Thứ ba, cần xây dựng các khu chuồng trại, khu dự trữ – chế biến thức ăn, khu xử lí vật nuôi – chất thải chuyên biệt với nhau để đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển lâu dài của trang trại. Đặc biệt, cần phải chuẩn bị hố sát trùng gần chuồng nuôi, treo biển nhắc nhở mọi người khử trùng và trang bị trước khi vào khu vực nuôi gà.

Để đảm bảo cho khâu chăm sóc, cứ 1m2 chuồng bà con cần bố trí một bóng đèn um gà, thường là bóng 75W.

Mật độ và diện tích chuồng nuôi gà thịt

Khi bố trí nuôi gà trong chuồng, bà con cần dựa vào diện tích cụ thể của trang trại để tính mật độ gà trong chuồng. Với diện tích 1m2 đất bà con chỉ nên thả từ 6–8 con gà. Tương tự như vậy, để nuôi 1.000 con gà bà con cần 120 – 160 m2 đất.

Nếu nuôi gà với mật độ quá dày 9-12 con/1m2 sẽ khiến cho không gian chật chội, hạn chế sự phát triển của đàn gà, ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất kinh tế của trang trại.

Chọn giống gà thịt nhốt chuồng

Bên cạnh yếu tố chuồng trại, khâu chọn giống chính là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chăn nuôi gà nhốt chuồng.

Để nuôi gà lấy thịt, bà con có thể chọn những giống gà như gà Đông Tảo, gà Nòi lai, gà Tam Hoàng, gà Tàu Vàng hoặc gà Phượng,…Tuy nhiên, dù là giống gà gì thì cũng chỉ được phép nhập gà giống ở những trại giống uy tín, có giấy phép cung cấp giống. Khi chọn giống cần lưu ý:

– Chọn những con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông mịn, chân mập, da chân săn chắc, không bị hở rốn để đảm bảo lứa gà lớn nhanh, mẫu mã đẹp và thịt ngon.

– Không chọn những con bị khoèo chân, cánh xệ, hở rốn hoặc có vòng thâm đen quanh rốn vì chúng thường có khả năng mắc bệnh cao, lại chậm lớn.

Thức ăn cho gà thịt nhốt chuồng

Để đảm bảo chế độ ăn uống cho gà, bà con nên chuẩn bị sẵn hai loại máng ăn: máng cho gà con (dùng cho gà dưới 15 ngày tuổi) và máng treo (cho gà trên 15 ngày tuổi). Bà con có thể cho gà sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc các phụ chế sản phẩm nông nghiệp như thóc dẹt, gạo tấm, ngô,…miễn sao cho đảm bảo đủ năng lượng, đạm, khoáng, vitamin để gà phát triển. Với các máng treo hình trụ (50 con/máng) chứa đầy thức ăn sẽ đủ cho gà dùng trong 1 ngày 1 đêm, đến sáng bà con kiểm tra và đổ thức ăn thừa trong máng đi rồi thay mới cho gà.

nuôi gà nhốt chuồng

Nước uống cho gà uống phải sạch và luôn đảm bảo đầy đủ. Các máng nước bố trí xen kẻ với các máng ăn để tiện cho việc uống nước của gà. Máng có thể đặt giữa nền hoặc treo lên tùy theo ý thích của bà con.

Cách chăm sóc

Để gà phát triển tốt, cần một chế độ chăm sóc phù hợp. Bà con phải điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng nuôi thường xuyên dựa vào các đèn úm. Nếu gà nằm tụ lại quanh bóng đèn thì gà đang bị lạnh, nếu tản xa bóng đèn là bị nóng, nằm tụ góc là bị gió lùa và chỉ khi chúng đi lại tự do trong chuồng thì khi đó nhiệt độ chuồng nuôi mới ở ngưỡng thích hợp.

Phải luôn đảm bảo ánh sáng trong chuồng nuôi, ban ngày sử dụng ánh sáng tự nhiên, về đêm thì cần thắp đèn chiếu sáng cho gà ăn tự do.

Bên cạnh đó, bà con phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại. Bà con nên rải một lớp trấu trên nền chuồng, khi phân gà lẫn vào với trấu sẽ dễ quét dọn hơn. Mặt khác có thể ủ lớp trấu và phân gà này để làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.

Đặc biệt, bà con cần thực hiện nghiêm túc việc tiêm vắc – xin phòng bệnh cho đàn gà để tránh những bệnh do vi trùng gây ra. Tuyệt đối không nuôi nhiều lứa gà trong một chuồng nuôi, và khi nuôi lứa gà mới cần khử trùng chuồng nuôi sạch sẽ.

Những ưu điểm của mô hình nuôi gà thịt nhốt chuồng

Nuôi gà nhốt chuồng đang dần trở thành một xu hướng phát triển kinh tế mới của bà con nông dân, mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. So với nuôi gà thả vườn, khi nuôi gà nhốt chuồng bà con chủ động được rất nhiều yếu tố như chuồng trại, phòng dịch, dễ dàng ứng phó với các yếu tố tự nhiên như nắng nóng, mưa bão,…giúp đàn gà phát triển nhanh, mạnh, chất lượng cao, năng suất tốt.

Trên đây chính là một số kinh nghiệm nuôi gà nhốt chuồng cơ bản giúp những bà con có nhu cầu sớm có thể phát triển mô hình của mình, vươn lên làm giàu, cải thiện đời sống gia đình. Nếu sợ rủi ro hoặc hạn chế về nguồn vốn bà con có thể nuôi quy mô nhỏ rồi dần dần phát triển lớn hơn.

Câu Hỏi Thường Gặp

Kỹ thuật làm chuồng nuôi gà thịt như thế nào hiệu quả?

(1) Cần chọn một khu vực xa khu dân cư, xa sông ngòi để mở trang trại. Bởi lẽ, gà và phân gà thường có mùi rất khó chịu, nếu nuôi chúng trong khu dân cư sẽ ảnh hưởng đến môi trường đô thị, khi có dịch bệnh sẽ dễ dàng lây lan, khó kiểm soát. (2) Chuồng nuôi gà phải cao ráo, thoáng khí và mát mẻ, nên xây theo hướng Đông hoặc Đông Nam. Nền chuồng nên xây bằng xi măng, dày dặn, tránh trơn trượt, có độ dốc phù hợp, dễ thoát nước để tiện cho khâu vệ sinh chuồng trại. Mái chuồng có thể lợp bằng tôn chóng nóng hoặc tôn lạnh, tránh dột nước, che được nắng cho đàn gà. Tường rào xung quanh có thể xây bằng gạch hoặc bằng lưới thép có bạt che; (3) Cần xây dựng các khu chuồng trại, khu dự trữ – chế biến thức ăn, khu xử lí vật nuôi – chất thải chuyên biệt với nhau để đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển lâu dài của trang trại.

Mật độ và diện tích chuồng nuôi gà thịt như thế nào?

Với diện tích 1m2 đất bà con chỉ nên thả từ 6–8 con gà. Tương tự như vậy, để nuôi 1.000 con gà bà con cần 120 – 160 m2 đất.

Chọn giống gà thịt nhốt chuồng cần lưu ý những điều gì?

(1) Chọn những con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông mịn, chân mập, da chân săn chắc, không bị hở rốn để đảm bảo lứa gà lớn nhanh, mẫu mã đẹp và thịt ngon; (2) Không chọn những con bị khoèo chân, cánh xệ, hở rốn hoặc có vòng thâm đen quanh rốn vì chúng thường có khả năng mắc bệnh cao, lại chậm lớn.

 

Originally posted 2018-09-14 14:59:16.

1 bình luận về “Nuôi gà nhốt chuồng: Hướng dẫn kỹ thuật”

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.