Trang Chủ » Nuôi nhím: khó mà dễ

Nuôi nhím: khó mà dễ

1,K lượt xem

Nuôi nhím: Trại nhím được rào cẩn thận bằng lưới B40. Nhím đực mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, nhím cái có mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân hình quả trám. Nhím đực tính tình hung dữ, hay xù lông, vừa cắn vừa đánh lông để tấn công đối thủ. Nhím thường ngủ ngày, ăn đêm. Người nuôi nhím phải bảo đảm được nguồn thức ăn đa dạng như các loại rễ cây, mầm cây, rau củ, quả… Đồng thời, chuồng nuôi phải nửa sáng nửa tối, tránh mưa tạt và nắng nóng, bảo đảm khô ráo. Mỗi con nhím nuôi mỗi tháng cần khoảng 15kg rau xanh, 9kg thức ăn tinh, 5kg củ quả (bí đỏ, khoai, sắn…). Nhím ít bị bệnh tật, ngoại trừ một số loại ký sinh trùng như ve, mò, mạt… và bệnh đường ruột. Sau một năm nuôi là có thể bán hoặc làm thịt.

nuôi nhím

Từ khi sinh chỉ nặng khoảng 100 g lúc trưởng thành mất 8-10 tháng, nhím đạt trọng lượng 8-10 kg/con. Lúc đó, chúng bắt đầu sinh sản. Nhím mẹ sau khi đẻ 3 ngày là chịu đực và phối giống cho chu kỳ sinh sản tiếp theo. Một con nhím có khối lượng trung bình l5-25kg, tuổi thọ trung bình của chúng là 15-20 năm. Tuổi thành thục về giới là 1 năm tuổi, nặng 10kg là có thể cho sinh sản. Cứ một đực ghép hai cái nhưng phải chú ý nhím không giao phối đồng huyết. Nhím cái một năm đẻ hai lứa, mỗi lứa đẻ 1-3 con. Nhím con nuôi sau 1 năm khối lượng đạt 10kg, sau hai năm đạt 15-16kg và sang năm thứ 3 con đực đạt 20kg, con cái 17-19kg.

Thịt nhím giàu chất dinh dưỡng, thơm ngon. Ngoài ra còn tận dụng được các sản phẩm khác từ nhím như bao tử là loại dược liệu quý chữa được bệnh đau bao tử, kích thích tiêu hóa, lông nhím có thể chế tạo làm các đồ trang sức… Mật, dạ dày, lông của nhím dùng để làm thuốc xoa bóp…

Xem thêm kỹ thuật nuôi nhím

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2014-04-20 04:40:33.

Bài Viết Liên Quan