thỏ mẹ đang chửa

Kỹ thuật nuôi thỏ mẹ đang chửa

Nuôi thỏ mẹ đang chửa: Sau khi phối giống xong, thỏ cái được nuôi riêng trong ngăn chuồng dành cho thỏ đẻ, đủ rộng rãi thông thoáng, trong đó có đặt đủ máng ăn, máng uống dành cho nó.

Mới cấn chửa, thỏ mệt mỏi trong vài ba ngày đầu, sau đó chúng sinh hoạt bình thường, có điều ăn nhiều và ngủ nghỉ nhiều hơn trước. Vì vậy, ta nên cung cấp thức ăn vừa bổ dưỡng vừa đầy đủ để thỏ ăn được no nê.

thỏ mẹ đang chửa
Nuôi thỏ mẹ đang chửa

Trong suốt thời gian 30 ngày mang thai, thỏ chửa ăn rất nhiều, nhất là cữ ăn chiều và tối. Thỏ mẹ cần bồi bổ cho cơ thể và nuôi dưỡng bào thai trong bụng nó. Còn vài tuần nữa để, khẩu phần ăn càng được bồi bổ nhiều hơn vì các bào thai trong bụng nó lớn dần nên cần mức dinh dưỡng cao hơn để phát triển mạnh.

[alert style=”alert”]Khoá học nuôi thỏ làm giàu MIỄN PHÍ[/alert]

Nuôi thỏ làm giàu: Khoá học khởi nghiệp miễn phí

Thế nhưng, ta không nên nuôi thỏ đang chữa quá mập, vì như vậy sau này do thai to khiến đẻ khó, và dễ bị viêm vú.

Thực tế cho thấy ít có thỏ mẹ bị viêm vú sau khi đẻ, nhưng trường hợp này không phải là không xảy ra. Có nhiều nguyên nhân khiến thỏ bị viêm vú như:

  • Do thỏ mẹ tiết quá nhiều sữa mà số con sinh ra lại quá ít, chừng vài ba con chẳng hạn, nên chúng bú không hết sữa
  • Do chuồng nuôi quá dơ bẩn tạo môi trường sinh sản tốt của các loại vi trùng, vi khuẩn sinh sôi nẩy nở ngày càng nhiều. Các loại vi trùng, cầu trùng này thường xâm nhập vào các lỗ núm vú khiến bầu vú bị xơ cứng, sưng tấy lên.
  • Do bầu sữa bị thương tích tạo cơ hội tốt cho vi trùng xâm nhập.
  • Do thỏ đẻ quá mập (gặp trường hợp này trước ngày đẻ độ vài ngày nên giảm độ đạm trong khẩu phần ăn để tránh viêm vú)

Với các giống trâu bò, dê cừu, việc viêm vú có nhiều cách chữa, nhờ vào thân xác chúng to lớn nên dễ cầm cột để vắt cạn sữa ở vú viêm, cũng dễ tiêm chích thuốc hoặc bơm pommade vào lỗ núm vú. Còn thỏ mẹ bị bệnh này thì may ra chỉ có bác sĩ thú y mới chữa khỏi được!

Thông thường do giá trị con thỏ không lớn nên gặp trường hợp này, chủ nuôi chỉ còn cách tạm thời bớt thức ăn đạm trong vài ba ngày để lượng sữa bị giảm sút giúp vú bớt sưng. Đồng thời cũng đặt hy vọng vào sự bú mớm ngày càng nhiều của bầy thỏ con háu đói. Đó là cách giúp thỏ mẹ giảm sớt do vú bớt viêm dần. Nếu vú bị viêm không bớt, có nghĩa không được chữa trị đến nơi đến chốn thì vú đó bị “điếc” luôn, nghĩa là bầu sữa sẽ teo tóp lại và vú đó bị hư luôn.

Nếu có vú viêm, thỏ mẹ bị sốt cao, thường bỏ ăn và tìm cách xa lánh con cái của nó.

Với những thỏ mẹ bị viêm vú mà chữa không lành, lứa sau bị loại thải, vỗ béo bán thịt.

Việc chăm sóc thỏ mẹ đang chửa rất đơn giản và nhẹ nhàng. Ngoài việc cho ăn đúng bữa, máng nước đổ đầy, ta cần chú ý đến những việc sau đây:

  • Tạo sự yên tĩnh trong khu vực nuôi, tránh những tiếng động mạnh và hạn chế tối đa việc lui tới của nhiều người lạ
  • Tránh đụng chạm, bắt giữ, xua đuổi dù chỉ nhằm mục đích bắt dời sang nuôi chuồng khác cận bên
  • Tránh chuyên chở đi xa, nhất là đối với thỏ cận kề ngày đẻ
  • Tránh để thỏ lạ xâm nhập vào ngăn chuồng thỏ chửa, vì chúng sẽ cắn lộn nhau đẫn đến xẩy thai
  • Hằng ngày làm vệ sinh chuồng nuôi
  • Kiểm tra sức khoẻ hàng ngày …

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Nguyên nhân khiến thỏ bị viêm vú là gì?

Do thỏ mẹ tiết quá nhiều sữa mà số con sinh ra lại quá ít, chừng vài ba con chẳng hạn, nên chúng bú không hết sữa. Do chuồng nuôi quá dơ bẩn tạo môi trường sinh sản tốt của các loại vi trùng, vi khuẩn sinh sôi nẩy nở ngày càng nhiều. Các loại vi trùng, cầu trùng này thường xâm nhập vào các lỗ núm vú khiến bầu vú bị xơ cứng, sưng tấy lên. Do bầu sữa bị thương tích tạo cơ hội tốt cho vi trùng xâm nhập. Do thỏ đẻ quá mập.

Khi nuôi thỏ mẹ đang chửa cần lưu ý điều gì?

Tạo sự yên tĩnh trong khu vực nuôi, tránh những tiếng động mạnh và hạn chế tối đa việc lui tới của nhiều người lạ. Tránh đụng chạm, bắt giữ, xua đuổi dù chỉ nhằm mục đích bắt dời sang nuôi chuồng khác cận bên. Tránh chuyên chở đi xa, nhất là đối với thỏ cận kề ngày đẻ. Tránh để thỏ lạ xâm nhập vào ngăn chuồng thỏ chửa, vì chúng sẽ cắn lộn nhau đẫn đến xẩy thai. Hằng ngày làm vệ sinh chuồng nuôi. Kiểm tra sức khoẻ hàng ngày ...

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2014-09-15 17:58:38.

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.