ong bắp cày

Ong bắp cày là loài có số lượng đông đảo và đa dạng nhất, phân bố rộng rãi trên toàn thế giới. Đặc điểm của loài ong này như thế nào? Chúng có nguy hiểm với con người không? Vai trò và tác hại của chúng ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Đặc điểm của ong bắp cày

Ong bắp cày là tên thông dụng của một nhóm các loài tò vò. Chúng có hình dạng và kích thước khác nhau.

Loài phổ biến nhất là ong bắp cày châu Âu (Vespa crabro) với kích thước khoảng 2 – 3.5 cm, phân bố chủ yếu ở châu Âu, Nga, Bắc Mỹ và Bắc Á.

Trong khi đó nổi tiếng nhất là ong bắp cày khổng lồ châu Á với thước lên tới 5,5 cm. Ở Việt Nam, giống ong bắp cày bao gồm các loại và các tên gọi khác nhau như ong vò vẽ, ong bò vẽ, ong bồ vẽ, ong vẽ, ong vàng.

Ong bắp cày có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau, trong đó phổ biến là màu nâu, đen, vàng, hoặc xen lẫn các màu sắc này.

Chúng có bộ cánh màng, cơ thể phân đốt, phân biệt rõ giữa phần đầu, ngực và bụng. Phần bụng và ngực được kết nối với nhau bằng một vòng eo siêu nhỏ. Chúng có 3 đôi chân cứng cáp.

Ong bắp cày ăn hầu hết các loài côn trùng, nhất là các loài ong mật, châu chấu, chuồn chuồn, nhện, dế.

Bên cạnh đó chúng còn hút các chất dịch từ quả chín, ăn mật hoa và nhựa cây. Đặc biệt một số loài có thể ăn thịt các động vật lớn hơn cơ thể chúng nhiều lần như chuột, nhện khổng lồ.

Chúng thường đi săn riêng lẻ. Khi gặp nguy hiểm chúng sẽ tiết ra các hoocmon bật tín hiệu cho con ong ở gần đến ứng cứu và tấn công nạn nhân

Ong bắp cày là loài ong hung dữ và hay tấn công người. Tuy vậy chỉ có con cái mới có nọc độc để săn mồi và tấn công đối thủ.

Tất cả những con ong thợ đều là ong cái dù chúng không sinh nở được. Ngòi ong chính là vòi đẻ trứng của chúng biến thành.

Vì vậy chúng ta hay va chạm với ong cái và bị đốt. Ong đực thì không có cơ quan này, nên chúng rất ít khi rời khỏi tổ.

ong bắp cày

Từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm là mùa ong di cư và giao phối, vì vậy đây là thời điểm chúng trở nên hung hãn nhất.

Trong một quần thể ong, chỉ duy nhất ong chúa có chức năng sinh sản. Chúng sẽ sẽ kết hợp với những con ong đực khỏe mạnh giao phối và duy trì nòi giống.

Ong phù hợp với thời tiết ấm áp, nên thường sẽ sinh sản vào mùa xuân. Sau khi giao phối xong, ong đực sẽ chết.

Ong bắp cày thường làm tổ trên các thân cây cao, hang đá, ban công, hiên nhà của con người. Có những loài còn làm tổ dưới đất. Tổ ong sẽ to lên theo thời gian, có những chiếc tổ khổng lồ chứa hàng nghìn cá thể ong cùng với nhộng.

Lợi và hại của ong bắp cày

Ong bắp cày được biết đến là một loài ong hung dữ, rất hay tấn công những kẻ mà chúng cho rằng có thể gây nguy hiểm, trong đó có con người. Nọc độc của loài ong này bạn có thể bị sốc, tê liệt thần kinh.

Nếu không cứu chữa kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Thực tế nếu chỉ bị đốt 1-2 mồi thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu nhiều hơn, chất độc sẽ xâm nhập vào hệ tuần hoàn, theo máu đến các cơ quan trong cơ thể, gây tổn thương, vì thế sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Nguy hiểm nhất vẫn là loài ong bắp cày khổng lồ châu Á. Chúng có kích thước lên đến 5cm, sải cánh dài gần 8cm, tốc độ bay 40km/h.

Vốn chỉ tồn tại chủ yếu ở một số nước Đông Á như Nhật Bản, Trung Quốc, hiện giống ong này đã có mặt trên rất nhiều vùng lãnh thổ trên khắp thế giới theo một con đường nào đó mà chưa ai biết chính xác. 

Với kích thước cực lớn, chúng không thèm để ý tới phân hoa, mà chỉ đi cướp tổ ong khác hoặc nghiền nát những con côn trùng to lớn làm thức ăn.

Chúng đặc biệt nguy hại cho loài ong mật. Vòng đời của chúng bắt đầu từ tháng 4, khi ong chúa tỉnh giấc bắt đầu giai đoạn sinh sản.

Vào mùa sinh sản, ong bắp cày di chuyển theo đàn lớn, tàn phá tổ ong mật, giết ong thợ và ăn nhộng ong con. Đây chính là một mối đe dọa với ngành nông nghiệp. 

ong bắp cày

Bởi vì một mặt chúng ảnh hưởng đến nghề nuôi ong lấy mật. Mặt khác, việc ong mật bị đe dọa số lượng sẽ ảnh hưởng đến việc thụ phấn cho cây, điều này sẽ là thảm họa với ngành nông nghiệp nếu quần thể ong bắp cày khổng lồ ngày càng lớn mạnh. 

Đặc biệt nọc của loài ong này có thể dài tới gần 7mm, chứa các chất cực độc có thể phân hủy các mô ở người. Chúng cũng có thể xuyên qua hầu hết các loại quần áo bảo hộ. Theo thống kê, hàng năm tại Nhật bản có tới 50 người bị chết do ong bắp cày khổng lồ tấn công.

Tuy nhiên bên cạnh những rắc rối mà chúng gây ra, ong bắp cày cũng là một loài rất hữu ích ở nhiều mặt. Chúng ăn hầu như tất cả các loại côn trùng trên trái đất, vì vậy chúng là thiên địch của nhiều loại côn trùng có hại.

Chúng góp phần kiểm soát dịch bệnh do côn trùng gây ra, bảo vệ mùa màng. Chúng còn là thiên địch số một của loài nhện độc phổ biến nhất châu Úc.

Kết Luận

Trên đây là những thông tin chung về loài ong bắp cày. Là loài ong hung dữ, ong bắp cày rất nguy hiểm, vì vậy cần tránh xa và tốt nhất không nên làm phiền đến chúng nếu không thực sự cần thiết.

Bên cạnh đó, đây cũng là loài có vai trò to lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Vì vậy duy trì số lượng nhất định của loài ong này chính là giúp cân bằng hệ sinh thái, giúp môi trường thêm xanh và bền vững hơn.

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Đặc điểm của ong bắp cày là gì?

Ong bắp cày có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau, trong đó phổ biến là màu nâu, đen, vàng, hoặc xen lẫn các màu sắc này. Chúng có bộ cánh màng, cơ thể phân đốt, phân biệt rõ giữa phần đầu, ngực và bụng. Phần bụng và ngực được kết nối với nhau bằng một vòng eo siêu nhỏ. Chúng có 3 đôi chân cứng cáp. Ong bắp cày ăn hầu hết các loài côn trùng, nhất là các loài ong mật, châu chấu, chuồn chuồn, nhện, dế. Ong bắp cày là loài ong hung dữ và hay tấn công người. Tuy vậy chỉ có con cái mới có nọc độc để săn mồi và tấn công đối thủ.

Vai trò của ong bắp cày là gì?

Chúng ăn hầu như tất cả các loại côn trùng trên trái đất, vì vậy chúng là thiên địch của nhiều loại côn trùng có hại. Chúng góp phần kiểm soát dịch bệnh do côn trùng gây ra, bảo vệ mùa màng. Chúng còn là thiên địch số một của loài nhện độc phổ biến nhất châu Úc.

Tác hại của ong bắp cày là gì?

Ong bắp cày được biết đến là một loài ong hung dữ, rất hay tấn công những kẻ mà chúng cho rằng có thể gây nguy hiểm, trong đó có con người. Vào mùa sinh sản, ong bắp cày di chuyển theo đàn lớn, tàn phá tổ ong mật, giết ong thợ và ăn nhộng ong con. Đây chính là một mối đe dọa với ngành nông nghiệp. Mặt khác, việc ong mật bị đe dọa số lượng sẽ ảnh hưởng đến việc thụ phấn cho cây, điều này sẽ là thảm họa với ngành nông nghiệp nếu quần thể ong bắp cày khổng lồ ngày càng lớn mạnh.

Originally posted 2020-10-11 00:35:11.

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.