phân tích hiện trạng

Phân Tích Hiện Trạng Là Gì?

Phân tích hiện trạng là bước đầu tiên trong xây dựng kế hoạch marketing nông nghiệp. Bạn cần biết doanh nghiệp mình đang “đứng” ở đâu, từ đó mới đưa ra được những chiến lược hợp lý để tiếp cận khách hàng.

Xem chuỗi bài viết trong khóa học Marketing Nông Nghiệp tại ĐÂY

1. Mục đích

Nhằm để đáp ứng nhu cầu thỏa mãn lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp cần phải hiểu hiện trạng bên trong và bên ngoài, bao gồm khách hàng , môi trường thị trường và năng lực của chính doanh nghiệp. Hơn nữa, việc phân tích này để dự báo khuynh hướng năng động của môi trường và doanh nghiệp đang hoạt động.

phân tích hiện trạng

2. Khung phân tích

Để phân tích hiện trạng, khung phân tích 5 C được áp dụng:

  • Company: Công ty
  • Collaborators: Người cộng tác
  • Customers: Khách hàng
  • Competitors: Đối thủ cạnh tranh
  • Climate or context: Hoàn cảnh/Môi trường

a. Công ty (Company)

‐ Dây chuyền sản xuất (Product line)

‐ Hình ảnh công ty trên thị trường (Image in the market )

‐ Công nghệ và kinh nghiệm (Technology and experience)

‐ Văn hóa công ty (Culture)

‐ Mục tiêu của công ty (Goals)

b. Người cộng tác (Collaborators)

‐ Các nhà phân phối sản phẩm của công ty (Distributors)

‐ Các nhà cung cấp đầu vào cho công ty (Suppliers)

‐ Các liên minh của công ty (Alliances)

c. Khách hàng (Customers)

‐ Qui mô thị trường và tăng trưởng thị trường (Market size and growth)

‐ Phân khúc thị trường (Market segments)

‐ Các lợi ích mà khách hàng đang tìm kiếm: lợi ích hữu hình và vô hình

‐ Động cơ mua hàng, định hướng các giá trị, so sánh lợi ích và chi phí

‐ Người quyết định mua hàng và các đơn vị mua hàng

‐ Kênh bán lẻ

‐ Nguồn thông tin về khách hàng

‐ Tiến trình mua hàng

‐ Tần số mua hàng, yếu tố mùa vụ

‐ Số lượng mua ở một thời điểm

‐ Khuynh hướng thay đổi nhu cầu và sở thích của khách hàng theo thời gian

d. Đối thủ cạnh tranh (Competitors)

‐ Đối thủ hiện tại và đối thủ tiềm năng (Actual or potential)

‐ Đối thủ trực tiếp và gián tiếp (Direct or indirect)

‐ Sản phẩm của các đối thủ (Products)

‐ Vị thế của đối thủ trên thị trường (Positioning)

‐ Thị phần của đối thủ (Market shares)

‐ Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh (Strengths and weaknesses of competitors )

e. Hoàn cảnh/Môi trường (Climate or context): Hoàn cảnh hay môi trường của yếu tố vĩ mô là:

‐ Môi trường chính trị, qui định, chính sách của chính phủ ảnh hưởng đến thị trường

‐ Môi trường kinh tế: chu kỳ kinh doanh, tỉ lệ lạm phát, lãi suất và các vấn đề kinh tế vĩ mô khác

‐ Môi trường văn hóa – xã hội

‐ Môi trường công nghệ: những kiến thức mới có khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng theo cách mới, tác động của công nghệ đến nhu cầu của sản phẩm hiện tại.

Phân Tích SWOT

phân tích SWOT

1. Khái niệm

Phân tích SWOT là một khung phân tích đơn giản để hình thành việc lựa chọn các chiến lược từ việc phân tích hiện trạng. SWOT viết tắt của các chữ:

S- Strengths: Điểm mạnh

W- Weaknesses: điểm yếu

O- Opportunities: Cơ hội

T- Threats: Đe dọa, thách thức

2. Khung phân tích SWOT

khung phân tích Swot

2.1 Phân tích các yếu tố bên trong/nội tại (Internal Analysis)

Các yếu tố phân tích:

‐ Văn hóa công ty (Company culture)

‐ Hình ảnh công ty (Company image)

‐ Cấu trúc tổ chức công ty (Organizational structure )

‐ Nhân lực chính yếu (Key staff)

‐ Quyền sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên (Access to natural resources)

‐ Hiệu quả hoạt động (Operational efficiency)

‐ Hiệu quả hoạt động (Operational capacity)

‐ Nhận thức về nhãn hiệu (Brand awareness)

‐ Thị phần (Market share)

‐ Nguồn tài chính (Financial resources)

‐ Hợp đồng độc quyền (Exclusive contracts)

‐ Bằng công nhận độc quyền sáng tạo và bí mật kinh doanh

Phân tích SWOT tóm lược các yếu tố bên trong của công ty để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của công ty.

2.2 Phân tích yếu tố bên ngoài (External Analysis)

Các thay đổi môi trường bên ngoài có thể là:

‐ Khách hàng (Customers)

‐ Đối thủ cạnh tranh (Competitors)

‐ Khuynh hướng thị trường (Market trends)

‐ Các nhà cung cấp đầu vào (Suppliers)

‐ Những người hợp tác (Partners)

‐ Thay đổi xã hội (Social changes)

‐ Kỹ thuật mới (New technology)

‐ Môi trường kinh tế (Economic environment)

‐ Môi trường chính trị và các luật lệ Phân tích SWOT tóm lược các yếu tố môi trường bên ngoài để phân tích cơ hội, thách thức của công ty.

bảng SWOT

Originally posted 2021-06-06 21:59:32.

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.