Phương pháp nuôi cá lóc của người xưa
Ngày xưa có phương pháp nuôi cá lóc như thế nào? Ngày xưa, đất rộng người thưa, đừng nói chi ở trong Nam, nơi có sẵn vựa cá thiên nhiên khổng lồ, mà ngay các tỉnh ở miền Trung, miền Bắc, cá tôm dưới sông trên ruộng cũng khá nhiều, nhưng nhiều người cũng đã nghĩ đến việc nuôi cá lóc!
Mặc dù trữ lượng cá lóc trong tự nhiên còn nhiều nhưng, ngày xưa ông bà ta cũng nuôi cá lóc, và nuôi theo cách nghĩ, theo cách tính toán đơn giản của các cụ. Đó là phương pháp nuôi cá lóc truyền thống của ta ngày xưa.
Cách đây ba bốn mươi năm, nhiều tỉnh ở miền Bắc miền Trung, hễ nhà nào có sẵn ao hồ, mương rãnh khá sâu đều tận dụng để “rộng” cá lóc xuống đó mà nuôi thật tiện lợi. Trong làng có những bàu, đầm, ao hồ rộng lớn cũng là những nơi nuôi cá đồng.
Nuôi theo cách này, cá lóc giống như rồng rồng thì thu gom ngoài tự nhiên vào mùa sinh sản của chúng, mà dù có mua tại chợ cũng với giá rẻ rề, vì loại cá con chỉ bán mớ, bán ký cho người nghèo. Cá nuôi như vậy không cần cho ăn, vì không ai thả với mật độ dày, nên cá sống no đủ với loại mồi sẵn có trong ao như rau bèo, cua đồng, tôm tép, cá con …
Với tính phàm ăn của cá lóc, nó lại có cái miệng quá rộng đến tận mang tai, thì mọi loài ếch nhái, rô, sặc gì sống trong ao hồ đều là mồi ngon của chúng cả!
Nhà nhà nhờ nuôi theo cách đó, lâu lâu tát ao, tát hồ cũng thu được một lượng lớn cá, lớp bán lớp đề nhà ăn cũng là một nguồn lợi không nhỏ.
Trong khi đó, tại các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, ông bà mình cũng nuôi cá lóc, và cách nuôi của họ hơi khác với đồng bào miệt ngoài.
Mặc dù ai cũng biết số lượng cá đồng khai thác được ngoài tự nhiên ở đây hàng năm đạt con số rất lớn, như vào năm 1966 đánh bắt được đến 45 ngàn tấn. Qua năm 1967, đạt được 47 ngàn tất. Và những năm sau số lượng cá đồng đánh bắt được ngoài tự nhiên của vùng đồng bằng Sông Cửu Long cứ tăng dần. Có điều đáng nói là cá lóc đạt đến tỷ lệ khoảng 50% lượng tôm cá đồng bắt được hàng năm.
Những con số vừa nêu trên tuy thấy đã lớn, nhưng cần phải được nhân lên gấp đôi, vì ta chưa tính được số lượng cá mà nhân dân trong vùng dành lại để làm thức ăn trong năm của họ.
Tuy lượng cá lóc đánh bắt được hàng năm quá nhiều, nhưng hình như số cung vẫn chưa đáp ứng nổi số cầu, nên ông bà mình thời ba bốn mươi năm trở về trước ở vùng Hậu Giang vẫn bắt tay vào việc nuôi cá lóc, với phương pháp nuôi độc đáo, không giống cách nuôi của một tỉnh nào trong nước. Đó là:
Originally posted 2014-08-31 09:58:37.