khổ qua

Trạm Bảo vệ thực vật Thuận An (tỉnh Bình Dương) vừa triển khai thành công dự án trồng cây khổ qua (mướp đắng) dùng plastic phủ luống và căng lưới nilon làm giàn cho cây leo.

Phương pháp trồng mướp đắng này nâng cao hiệu suất quang hợp, hấp thụ dinh dưỡng của cây, hạn chế được sâu bệnh, bệnh lây nhiễm, cỏ dại và điều hòa được độ ẩm trong đất, dinh dưỡng không bị rửa trôi.

mướp đắng
Trồng mướp đắng

Đất trồng cây mướp đắng tốt nhất là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn và chất dinh dưỡng, dễ tưới, thoát nước tốt. Vùng trồng phải tuyệt đối không chịu ảnh hưởng của các tác nhân gây ô nhiễm: Nước thải thành phố, nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp, bụi công nghiệp…

Đất được cày ải, sạch cỏ dại, bừa nhỏ vừa phải, lên luống rộng 1 – 1,2m, cao 25 – 30cm, rãnh rộng 25 – 30cm. Trồng 1 hàng trên luống, cây cách cây 45  – 50cm.

– Sâu đất, tuyến trùng: Xử lý đất trước khi trồng bằng Regent 0.3G lên hốc gieo, hoặc sau khi cấy rãi quanh gốc.

– Sâu xanh: Vertimec,…phun khi sâu tuổi còn nhỏ, kết hợp diệt sâu và trứng bằng tay.

– Nhóm chích hút: Bọ trĩ, rầy xanh, nhện: Actara, Confidor, Decis 25tab,… theo nồng độ khuyến cáo. Tránh để ruộng quá khô hạn.

– Sâu vẽ bùa: Trigard… vào lúc sáng sớm.

– Bệnh sương mai: Bavistin 50FL, Zoom 50SC phun sớm khi bệnh vừa mới xuất hiện.

Chú ý: Sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng” và có thời gian cách ly an toàn.

Năng suất cây trồng theo phương pháp này tăng từ 20 – 30% so với trồng không phủ bạt, bình quân mỗi cây cho 5 – 6 kg trái, năng suất thu được 5.152kg.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2014-04-25 13:30:30.