nấm rơm

Cách trồng nấm rơm: Nấm rơm là loại nấm ăn quý, phát triển chủ yếu ở vùng nhiệt đới, đă được trồng ở châu Á từ lâu. Nhiều nước ở các lục địa khác cũng phát triển trồng nấm rơm trong nhà kính hay nhà lớp bằng tấm Polyêtylen hoặc trồng theo hướng công nghiệp

Sau đây là phương pháp trồng nấm rơm:

1. Chuẩn bị địa điểm làm nấm rơm:

Nấm rơm có thể trồng trên tất cả các nền đất khác nhau, ở ngoài trời hoặc trong mát, nhưng phải tránh nơi đọng nước, tránh xa chuồng gia súc.

– Nơi trồng phải bằng phẳng, cao ráo, tránh gió lùa hoặc phải làm hàng rào tránh gió, bố trí thẳng góc với hướng gió.

– Nếu đất trũng vào mùa mưa nên xẻ rãnh cho liếp rộng 60 – 80cm, cao 10cm, dốc ở 2 mé để thoát nước khi tưới, không ngập úng khi mưa.

trồng nấm rơm

2. Chuẩn bị rơm rạ

Rơm tươi, rơm khô hoặc ra, trường hợp thiếu rơm rạ cũng có thể dùng lá khô, bã mía cũng được.

– Ủ rơm (dùng cho rơm khô, rơm tươi) chất một lớp rơm cao 20 – 30cm, rộng 1,5 – 2m, dài tùy lượng rơm cần ủ, tưới nước đẫm ướt, giậm cho dẽ dặt. Chất lớp thứ hai dày 30cm cũng giậm dẽ như trên. Tiếp tục như vậy cho đến khi đống rơm ủ có chiều cao khoảng 1,3 – 1,5m. Sau 10 – 12 ngày đống rơm ủ xẹp xuống là chất lên được.

– Ủ rạ: rạ được xếp 3 – 4 hàng sát nhau ngay ngắn và cũng tạo thành khối như ủ rơm. Ủ 14 – 15 ngày sau là chất mô được

– Bó rơm (dùng cho rơm lúa mùa, gốc rạ khô)

Rơm được bó thành từng bó, đường kính khoảng 20cm, ngâm vào nước sạch khoảng 1 – 2 giờ

– Chọn meo giống: Lấy giống nấm ở các trung tâm nấm địa phương hoặc trung ương. Meo giống tốt có những sợi tơ nấm màu trắng trong, mùi tương tự nấm rơm. Tơ nấm phát triển mặt môi trường bịch meo. Meo giống Đài Loan khi tơ trưởng thành bắt đầu tụ lại những hạt đỏ nâu vẫn cho năng suất, mỗi bịch meo giống khoảng 12 gam sẽ gieo được 4 – 5M mô. Khi đem giống về là cấy ngay.

3. Chất mô trồng nấm rơm

– Chất ủ rơm: Bỏ lớp rơm mặt ngoài đóng ủ và chất hết trong ngày

– Rải rơm lên mặt luống đã sửa soạn sẵn rồi tưới nước sao cho khi đč dẽ dặt lớp rơm còn cao khoảng 20cm, rộng 4 – 5cm.

Rải 2 đường meo dọc theo mô cách bìa mô khoảng 10cm

Rải rơm chất lớp thứ 2 cao 15cm, tưới nước, đč dẽ dặt rồi lại rải lớp meo thứ hai (có thể chất thêm 1 – 2 lớp nữa). Xong phủ một lớp mỏng lên mặt mô khoảng 5cm, tưới nước đè dẽ dặt (lèn chặt)

Vuốt mặt ngoài mô cho láng và nhét từng cọng rơm rơi vãi bên ngoài xuống đáy mô để khi thu hoạch không làm hư hại nụ nấm nhỏ ảnh hưởng đến năng suất.

Theo dõi và tưới nước hàng ngày, 3 ngày sau dùng rơm khô rải khắp toàn bộ mặt ngoài của mô, tạo thành lớp áo mô dày 10 – 15cm (vào mùa mưa, mùa lạnh chất lớp áp mô ngay sau khi chất mô và dày hơn mùa nắng)

– Chất rơm bó

Chất các bó rơm theo chiều ngang của nền mô, cát dây bó, dậm lèn chặt, rải meo dọc 2 bên rìa bó rơm, cách bìa 10cm.

Lớp thứ hai ngược đầu rơm với lớp thứ nhất, tưới nước rồi giậm lèn chặt rồi lại rải meo như trên.

Sắp xếp sao cho mô ngay ngắn, không bị nghiêng, 2 – 3 ngày sau rải một lớp rơm khô mỏng khoảng 3 – 5cm lên mặt mô và đốt. Phủ một lớp rơm khô (áo mô) dày 10 – 15cm rồi tưới nước.

4. Chăm sóc nấm rơm

– Tưới nước bằng thùng vòi hoa sen có tia nhỏ.

– Theo dõi độ ẩm trong mô nấm bằng cách rút một mớ rơm ở giữa mô bóp chặt trong lòng bàn tay, nếu thấy:

+ Nước hơi rịn ra kẽ là vừa

+ Nước không rịn ra là khô, phải tưới thêm nước.

Tưới bên ngoài áo mô, ở cả phía trên và cả 2 bên hông mô

+ Nước chảy ra rừng giọt là dư nước, ngừng tưới, giỡ áo mô ra cho nước bốc hơi đi.

+ Từ ngày thứ 5-8 sau khi chất mô nấm, mỗi ngày đảo lớp rơm áo một lần để tránh tơ nấm ăn lan ra lớp rơm áo sẽ không tạo được nấm.

 5. Thu hái nấm rơm

Từ ngày 10-14 sau khi gieo meo là có thể hái nấm được. Thời gian thu hái khoảng 10-15 ngày thì hết. Lần đầu nấm mọc khỏe, có thể hái được 2kg nấm tươi trên 1m2 mô nấm và có thể cao hơn tùy theo chất lượng rơm, meo giống và chiều cao mô.

Hái nấm vào buổi sáng, mát trời, hai ngón tay nhẹ nhàng cầm cây nấm khẽ xoay một vòng chân nấm, nấm rời khỏi mô, giữ các gốc nấm trong mô để tiếp tục phát triển. Hái nấm lúc chưa xòe mũ. Ta rửa nấm qua nước sạch pha muối rồi dùng ngay. Nấm đóng hộp hay muối để ăn dần, nếu có nhiều còn dùng làm hàng xuất khẩu.

6. Hướng dẫn cách chế biến nấm tươi

– Hái nấm tươi, cắt sạch phần gốc bám rơm rạ, đựng trong túi PE. Nếu để lâu cần bảo quản ở nhiệt độ thấp (5 – 8oC).

Thời gian bảo quản 12 – 24 giờ.

– Đun sôi nước, thả nấm vào chần 1 – 2 phút, vớt ra ngâm trong nước lạnh để nấm rắn chắc và hết mùi ngái.

– Nấm chế biến thành nhiều món ăn: Nấu cháo, nấu canh, nấu mì, xào, làm nem…

– Nấm đóng hộp: Dùng ăn trực tiếp hoặc có thể thêm các thực phẩm khác để chế biến thành nhiều món ăn

– Nấm sấy khô: Rửa sạch, chần qua nước sôi 1 – 2 phút, chế biến như nấm tươi.

– Nấm muối: Dùng dòng nước lưu thông qua nấm liên tục trong vòng 24h, nấm sẽ nhạt như vừa chần xong.

Chú ý: Không ăn quá nhiều (Định lượng 200g/người/bữa). Không nên cho mì chính vì nấm đã đủ ngọt. Phải nấu chín, không được nấu tái.

————————————————

Cách trồng nấm rơm (tiếp theo)

Sau khi thu hoạch lúa, rơm rạ thường được đốt hay thải bỏ, vừa lảng phí vừa làm ô nhiễm môi trường. Để tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình, bà con nông dân hãy tận dụng rơm rạ để trồng nấm rơm. Với lượng rơm từ một ha trồng lúa có thể chất được 200m mô nấm; sau khi trồng nấm 25-30 ngày có thể thu được 250 – 300 kg nấm tươi.

I. Thời vụ

Mùa vụ trồng nấm rơm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và lao động nông nhàn tại địa phương. Nấm rơm có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên theo điều kiện thời tiết mà chúng ta áp dụng các biện pháp kỹ thuật như sau:

– Vào mùa Đông Xuân, giáp tết Nguyên đán có gió lạnh thì phải chắn gió, giữ ấm và làm mô nấm lớn hơn.

– Vào mùa mưa cần làm mái che hoặc tủ rơm dầy hơn để giảm độ ẩm, làm nền mô cao để tránh ngập úng.

– Ở những nơi có nhiều gió, gió mạnh cần làm rào chắn gió, bố trí các mô nấm thẳng góc với hướng gió.

II. Chuẩn bị địa điểm:

Chọn điểm: Thuận lợi cho việc vận chuyển rơm rạ, thu hoạch và chuyên chở nấm; gần nguồn nước tưới; nền bằng phẳng, cao ráo, không bị úng ngập,  thoáng sạch.

Chuẩn bị địa điểm trước khi chất nấm:  Làm phẳng nền, trong mùa mưa nên xẽ rảnh và đào các liếp rộng 60-80 cm, cao 10 cm có độ dốc đỗ về hai mé thấp. Rảnh sâu 10 x 20 cm. Đầm nén mặt liếp giúp: thoát nước tốt, không bị úng ngập khi tưới.

III. Chuẩn bị rơm:

Rơm sau khi thu hoạch lúa mùa, lúa thần nông, lúa nếp đều sử dụng được; có thể dùng rơm tươi hoặc rơm đã khô, rơm không bị mục nát biến thành màu đen.Chuẩn bị rơm rạ bằng một trong hai cách sau:

1/ Cách ủ rơm thành đống:

Cách này áp dụng được cho cả rơm tươi và khô. Rơm được chất thành  đống chiều rộng 1,5-2m, chiều dài 4-8 m, cứ  mỗi lớp rơm cao 20-30cm tưới nước để cho rơm thấm đều và dùng chân dậm cho dẽ, tiếp tục chất các lớp tiếp theo cho đến khi đống rơm có chiều cao 1,3-1,5m. Sau đó lấy nylon, rơm hoặc lá chuối tủ chung quanh để giữ ẩm và giữ nhiệt, thời gian ủ rơm từ 10-12 ngày.

Nếu ủ bằng rạ chú ý: xếp rạ theo hàng để dễ lấy ra. Rạ xếp thành 3-4 hàng sát nhau, tưới nước và dậm cho đều cũng như đống ủ của rơm.

2/ Cách xử lý nước vôi trước khi ủ:

Rơm, rạ được nhúng vào nước vôi pha với tỉ lệ 3% (3kg vôi cho 100 lít nước) ngâm rơm vừa đủ ngập. Mục đích diệt nấm tạp, tẩy rữa chất phèn, chất mặn trong rơm rạ. Rơm rạ ngâm trong nước vôi từ 20-30 phút. Sau đó vớt ra để ráo nước và chất thành đống giống như cách ủ rơm thành đống. Thời gian ủ 5-6 ngày: trong thời gian đầu sau khi chất đống 2-3 ngày trở rơm một lần. Nếu thấy rơm rạ quá ướt cần giảm bớt dụng cụ đậy bên ngoài, nếu rơm bị khô cần bổ sung thêm nước vôi tỉ lệ 3% tưới vừa đủ.

IV. Chọn meo giống:

– Sợi tơ nấm màu trắng trong, mở nắp có mùi tương tự như nấm rơm.

– Tơ nấm phát triển đều khắp mặt trong bịch meo.

– Một bịch meo trung bình 120g, có thể gieo trên mô nấm rộng 0,5m cao 0,4- 0,5m và dài 4-5m.

Chú ý:

* Nếu bịch meo có đốm màu nâu, đen, vàng cam là đã nhiễm nấm dại, không nên sử dụng.

* Không chọn bịch meo phía dưới đáy bịch bị ướt, bị nhão và có mùi hôi chua.

V. Xếp mô & Rắc meo giống:

1/ Lấy rơm trong đống đã ủ :

– Dỡ bỏ lớp rơm ngoài mặt đống ủ.

– Lấy rơm đã ủ bên trong xếp mô nấm, cố gắng xếp hết trong ngày phần rơm đã dỡ lớp đậy khi ủ.

2/ Chất mô nấm:

Cách 1: rải từng lớp rơm đã ủ lên mặt liếp đã chuẩn bị sẳn.     

Cách 2: xếp rơm thành từng bó theo chiều ngang của liếp.

Sau khi rải rơm khô dầy 4-5cm để đậy mô,  tưới nước đè dẽ dặt, vuốt mặt ngoài cho mô láng, gọn.

Lưu ý:

Tuỳ theo mùa có thể thay đổi cách đậy mô nấm cho thích hợp.

+ Mùa nắng: tủ rơm mỏng để thoát nhiệt

Mùa mưa, mùa lạnh: tủ rơm dầy để giữ nhiệt và chống thấm nước.

VI. Chăm sóc và thu hoạch:

– Đối với nấm rơm, không cần dùng phân bón. Bản thân rơm  rạ khi phân huỷ đủ cung cấp dinh dưỡng cho cây nấm phát triển.

– Theo dõi nhiệt độ và ẩm độ là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất nấm.

+ Åm độ là yếu tố hàng đầu, vì ẩm độ giúp quá trình phân huỷ rơm rạ thuận lợi từ đó sẽ tạo nhiệt độ trong mô nấm.

+ Nếu ẩm độ cao, nhiệt độ sẽ giảm, mô nấm bị lạnh, ẩm độ thấp mô bị khô, nhiệt độ tăng.

– Giữ ẩm độ thích hợp: khi kiểm tra mô nấm dùng tay rút một nắm (khoảng 15-20 cọng) rơm ở giữa luống, bóp chặt trong lòng bàn tay, nước hơi rịn qua kẽ tay là vừa.

+ Nếu nước không rịn qua kẽ tay là khô, phải tưới nước.

+ Nếu thấy nước chảy qua kẽ tay thành giọt là dư nước, phải ngưng tưới nước và ngày đó phải dỡ áo mô cho nước bốc hơi. Trong mùa mưa phải làm mái che sau khi dỡ áo mô.

– Điều chỉnh nhiệt độ bằng cách tưới nước và đậy mô:

+ Khi kiểm tra mô nấm thấy nhiệt độ tăng, rơm ủ thiếu nước cần dùng thùng vòi sen tưới cho mô nấm.

+ Khi kiểm tra mô nấm thấy nhiệt độ giảm, mô bị lạnh. Ngưng tưới nước, dỡ bớt áo mô, mái che nắng… để giúp mô hấp thu được nhiều nắng.

– Đảo rơm áo mô: sau khi chất mô 5-8 ngày, cần phải đảo áo mô để tránh tơ nấm ăn lan ra ngoài không tạo được nấm. Cách đảo: dỡ rơm áo ra xốc cho tơi và đậy trở lại cho mô nấm.

– Thu hái nấm rơm:

+ Sau khi ủ rơm 10-14 ngày có thể thu hoạch: thời gian thu hoạch tuỳ theo loại meo và cách ủ. Nấm ra rộ vào ngày thứ 12-15; sau đó 7-8 ngày ra tiếp đợt 2 và thu hái trong 3-4 ngày thì kết thúc vụ trồng nấm

+ Thời điểm hái nấm: thu hái mỗi ngày 2 lần. Lần 1 vào sáng sớm trước 6 giờ. Thu hái lần 2 vào khoảng 14-15 giờ chiều.

+ Thời gian thu hái nấm thường 7-10 ngày. Năng suất trung bình 1-1,5 kg nấm tươi trên 1m liếp nấm.

– Vận chuyển và bảo quản nấm sau khi hái:

+ Sau khi hái nấm, tốt nhất nên chuyển nhanh đến nơi tiêu thụ trong khoảng thời gian 2-3 giờ.

+ Nếu muốn để nấm rơm qua ngày cần bảo quản ở nhiệt độ 10 – 15 oC.

Phan Văn Bằng Phi – Trung tâm Khuyến nông Cần Thơ

 ————————————————

Để trồng nấm rơm đạt hiệu quả

Trung tâm Hợp tác phát triển HTX giới thiệu một trong những phương pháp của kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà kín.

Ủ rơm chín (rơm ướt ủ 3 ngày, rơm khô ủ 7 ngày). Cho vào khung ép thành bánh (cỡ khung 30 X 22 X 12cm). Gói vào bao nylon đem phơi nắng một ngày, để nguội một đêm rồi cấy meo (một bọc meo cấy 7-10 bánh rơm). Cấy xong, gói lại để nơi thoáng mát. Sau 7 ngày, mở bao, đem bánh rơm vào nhà kín, chất lên kệ. Dùng bình xịt phun nước (bình 8 lít phun 600 bánh rơm) giữ nhiệt ở 36oC. Nếu nhiệt độ giảm tiếp tục phun nước, còn nhiệt độ tăng, mở cửa thoát nhiệt. Sau 4 ngày, nấm to bằng ngón tay, phun thuốc tăng trưởng Komik (lọ 20cc pha bình 8 lít phun 600 bánh rơm).

Sang ngày thứ năm, có thể thu hoạch nấm rơm và việc thu hoạch kéo dài liên tiếp 10 ngày. Thu hoạch xong đợt, quét dọn nhà kín, khử trùng bằng vôi bột để trồng tiếp đợt sau. Kỹ thuật trồng nấm trong nhà kín cho phép người trồng sản xuất theo phương thức dây chuyền, mỗi đợt trồng 15 ngày (thời gian trong nhà kín); đồng thời tiết kiệm được 50%lượng rơm so với cách trồng truyền thống, ít tốn công chăm sóc, chất lượng nấm thương phẩm cao, năng suất tăng 2-3 lần…

Theo kinh nghiệm, trong 5 ngày đầu để bánh rơm lên kệ không được xê dịch vì sẽ làm đứt tơ ảnh hưởng đến năng suất. Nấm là loại mẫn cảm, không để người lạ vào, dễ bị “mắc hơi”.

Tuy nhiên có thể khử mùi bằng cách thắp hương. Nếu cho ít lá dứa vào nhà kín, nấm có mùi thơm rất dễ chịu. Nếu thắp đèn điện, nấm có màu trắng mởn, bán được giá cao.

Để trồng nấm sạch, phương thức trồng tương tự như trồng nấm trong nhà kín. Phun nước đường thay cho thuốc tăng trưởng Komik, độ ngọt nước đường bằng các loại nước giải khát. Nhà kín có thể làm bằng tre lá; bốn vách và trần nhà được che kín bên trong bằng bao nylon. Nhà làm bằng vật liệu tốt, thời gian sẽ sử dụng lâu hơn. Nếu trần nhà lợp, phải dùng các vật che mát như tàu dừa, rơm, cỏ…

Cửa sổ thoát nhiệt trên cánh én. Kệ để bánh rơm làm bằng tre, trúc. Nhà kín 18m2 (3x6m), hai bên bố trí 2 kệ đơn, ở giữa một kệ đôi. Mỗi kệ rộng 40cm, chừa lối đi 60cm. Tầng kệ cách nhau 30cm và tùy chiều cao nhà kín.

Trồng nấm rơm cho thu nhập cao

Thực hiện chủ chương chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng nhằm phát triển một nền nông nghiệp bền vững và mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân, sau nhiều năm độc canh cây lúa bà con nông dân ở P.Phước Thới đã chuyển từ cơ cấu 3 vụ lúa/năm sang trồng đậu nành hoặc mè trong vụ lúa xuân hè, bà con nông dân ở Thuận Hưng thì chuyển sang trồng dưa hấu, bắp lai, dưa leo trong vụ đông xuân. Một số bà con nông dân lên vuông để nuôi cá, tôm càng xanh trong mùa lũ, một số thì chuyển sang trồng nấm rơm. Nói chung các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đều đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với độc canh cây lúa.

Trồng nấm rơm ở ĐBSCL đã có từ lâu nhưng thực sự chỉ phát triển mạnh từ khoảng hơn chục năm trở lại đây. Trước đây khi mà ĐBSCL còn trồng chủ yếu là các giống lúa mùa với một vụ/năm thì nghề trồng nấm rơm chưa phát triển. Rơm rạ sau khi thu hoạch bỏ phí trên đồng ruộng hoặc thải xuống các dòng sông gây ách tắc dòng chảy và làm ô nhiễm môi trường.

Từ khi Nhà nước có chủ chương ngọt hóa vùng Tứ giác Long xuyên, Tây sông Hậu, dẫn nước ngọt về những vùng nhiễm phèn, nhiễm mặn mở rộng diện tích lúa cao sản và luôn canh tác 2 – 3 vụ/năm thì nghề trồng nấm rơm cũng phát triển từ đó. Trồng nấm rơm đem lại nhiều lợi ích cho người nông dân như đầu tư vốn không nhiều, thời gian quay vòng ngắn, mỗi đợt trồng chỉ cần 15 – 20 ngày. Việc trồng nấm rơm còn kéo theo nhiều dịch vụ khác như thu mua, sơ chế nấm, nuôi trồng meo nấm, vì thế mà nghề trồng nấm rơm đã tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho nông dân ở nông thôn. Sản phẩm dư thừa sau khi thu hoạch là nguồn phân bón hữu cơ rất tốt cho các loại cây trồng khác.

Theo kinh nghiệm của những người trồng nấm thì dùng 10 tấn rơm mục đã trồng nấm để bón lót cho lúa thì đỡ được một đợt bón phân.

Anh Ba Dương ở xã Thuận Hưng (Thốt Nốt – Cần Thơ) là người đã hơn chục năm làm nghề trồng nấm. Theo anh để nấm rơm đạt năng suất cao thì cần phải chú ý một số điểm như:

Thời vụ: Nấm rơm có thể trồng quanh năm, nhưng để có năng suất cao và thuận lợi là ngay sau khi thu hoạch lúa Đông xuân (tháng 2 dương lịch) và từ đầu đến giữa mùa mưa. Lúc này lượng rơm nhiều và rẻ, thời tiết thích hợp, chất lượng nước sông cũng tốt. Trồng nấm vào những tháng nắng hạn và mưa nhiều đều không tốt cho nấm.

Sơ chế rơm: Rơm trồng nấm có yêu cầu là khô đều, màu rơm vàng. Tuyệt đối không sử dụng rơm mà trên ruộng lúa trước khi thu hoạch có sử dụng thuốc 2,4 D vì nấm sẽ không lên. Rơm được gom lại và chất thành đống, kích thước khoảng 5 x 3 x 3 m = 45 m3, ủ rơm đống to quá sẽ khó cho việc tưới và đảo rơm, ủ đống rơm nhỏ quá sẽ không tạo ra được nhiệt độ cho rơm chín. Rơm sau khi chất đống được tưới đều từ trên xuống, giữ ẩm cho rơm liên tục cho đến khi thò tay vào thấy nóng rát là được, sau khi ủ 4 – 5 ngày phải đảo cho rơm chín đều.

Cấy meo: Khi mua meo cần chú ý mua những bịch meo trắng đều từ trên xuống, không mua những bịch meo bị nhiễm nấm mốc có màu đen hay đốm vàng. Rơm mục đượïc chất thành luống như luống khoai, ngang 50 cm, cao 35 – 40 cm, dài tùy theo mặt bằng nhưng cần chất tập trung để thuận lợi cho việc tưới. Rải đều meo nấm ở hai bên sườn luống và phủ tiếp một lớp rơm nữa cho kín hết meo. Sau khi cấy meo được 3 – 4 ngày, bào tử nấm nảy mầm thì phủ thêm một lớp rơm mỏng nữa (rơm tươi).

Tưới nước: Nấm cần được trồng ở những nơi cao ráo, gần sông để tưới nước và thoát thủy đều nhanh, tuyệt đối không để nước ngập lên mô nấm.

Thời tiết khô thì cần tưới nước liên tục trong tuần đầu, mỗi ngày một lần để rơm luôn ẩm cho nấm phát triển. Nên tưới nước vào những buổi chiều mát vì tưới vào buổi sáng làm giảm nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của nấm, tưới buổi trưa nắng nước bốc hơi nhanh cũng không tốt cho nấm.

Phun thuốc: Nấm rơm hay bị nhiễm nấm mốc và nấm dại, nấm mốc xanh, mốc cam , mốc thạch cao. Phải xử lý bằng thuốc tím, nặng phải dùng Bennomyl, Zineb, validacin. Ngòai ra còn các côn trùng phá nấm như ruồi, mạt gà, bọ nhảy, cuốn chiếu, kiến, gián, phải dùng thuốc Furadan để diệt. Khi nấm đã tạo hình thì phun các loại thuốc kích thích sinh trưởng như Komix, Mimix, Atonic, Bioted…

Thu hoạch: sau khi trồng 12 – 13 ngày thì thăm dò xem kích thước của nấm đủ cỡ chưa thì thu hoạch. Khi thu hoạch cần dỡ rơm từ từ, không bới lung tung, nhặt những quả nấm đạt kích thước , nấm nhỏ để nguyên và phủ lại rơm rạ như cũ và tưới tiếp để thu hoạch đợt sau.

Theo tính toán của anh Ba Dương thì trồng nấm cho lợi nhuận hơn trồng lúa nhiều. Chi phí cho trồng hết rơm của một ha lúa là: mua rơm 200.000 đồng, meo 60 – 70.000 đồng, công lao động các khoản khoảng 700.000 đồng, tổng chi phí khỏang 900.000 – 1.000.000 đồng.

Nấm thu hoạch từ lượng rơm đó từ 200 – 250 kg, giá bán 20.000 đồng/kg, tổng thu nhập từ 4 – 5 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng từ 3 – 4 triệu đồng. Như vậy nếu sử dụng hết nguồn rơm rạ của hàng triệu ha lúa với 2 – 3 vụ/năm thì sẽ tạo thêm được một khoản thu nhập rất lớn cho nông dân và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn.

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Địa điểm nào làm nấm rơm hiệ quả?

Nơi trồng phải bằng phẳng, cao ráo, tránh gió lùa hoặc phải làm hàng rào tránh gió, bố trí thẳng góc với hướng gió. Nếu đất trũng vào mùa mưa nên xẻ rãnh cho liếp rộng 60 - 80cm, cao 10cm, dốc ở 2 mé để thoát nước khi tưới, không ngập úng khi mưa.

Chăm sóc nấm rơm như thế nào hiệu quả?

Tưới nước bằng thùng vòi hoa sen có tia nhỏ. Theo dõi độ ẩm trong mô nấm bằng cách rút một mớ rơm ở giữa mô bóp chặt trong lòng bàn tay. Tưới bên ngoài áo mô, ở cả phía trên và cả 2 bên hông mô.

Trồng nấm rơm bao lâu thì thu hoạch?

Từ ngày 10-14 sau khi gieo meo là có thể hái nấm được. Thời gian thu hái khoảng 10-15 ngày thì hết.

Originally posted 2014-04-19 17:35:49.

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.