Giống thanh long ruột đỏ có nguồn gốc từ Đài Loan được Chi nhánh TCty Rau quả Việt Nam tại Lạng Sơn trồng khảo nghiệm, bước đầu được đánh giá cho kết quả khá. Quả thanh long rất sai, ruột đỏ tím, ăn ngọt (độ đường 16 – 18%), hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin và chất khoáng… Bộ NN–PTNT đã cho phép Viện Rau quả trồng thí điểm để nhân giống ra diện rộng.
Quả thanh long Đài Loan có 3 loại: Thanh long vỏ đỏ ruột đỏ, thanh long vỏ đỏ ruột trắng, thanh long vỏ vàng ruột trắng, đều có tên quốc tế Hylocereas; tên khoa học H. Undatus Britton & Rose, S. Megelanthus moran. Giống cây thanh long Đài Loan có 4 loại:
+ Ruột trắng vỏ đỏ: Là giống cây của Việt Nam được đem về Đài Loan năm 1988.
+ Ruột trắng vỏ đỏ: Dòng từ Mêhicô, được đem vào Đài Loan năm 1995.
+ Ruột trắng vỏ vàng: Được đưa vào từ Mêhicô,
+ Ruột đỏ vỏ đỏ: (Đang trình bày trong bài).
* Quả thanh long ruột đỏ thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng, dưới ánh sáng cao, độ đường tăng, nhiệt độ thích hợp từ 15 – 35oC, nếu dưới nhiệt độ đó cây sẽ phát triển chậm hoặc không sinh trưởng được. Do đó khi trồng cây tận dụng hướng nam và đông nam, nơi có đất đai bằng phẳng và ánh sáng nhiều. Là cây có tính chống hạn thích hợp với các loại đất ở trên núi đá hay bờ rào ở nông thôn và vùng ven biển, đất có tỷ lệ hạt dính 20%, hạt cát 40%, hạt đất 40% sẽ giúp cho cây thanh long hấp thụ dinh dưỡng, hàng tháng lượng mưa từ 50 – 100mm thì cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Làm đất và bón phân
– Với đất bằng: Dùng 600 – 1000kg phân chuồng/mẫu và vôi bột thích ứng, cũng như các chất hữu cơ khác để cải tạo đất.
– Đối với đất dốc: Độ dốc dưới 15 độ phải cuốc rộng, phía trong thấp hơn phía ngoài 10 – 15cm để giữ nước chống xói mòn.
– Đối với đất đồi: Trên 15 độ trồng từng khóm khoảng cách giữa các khóm 2 x 2m.
– Đối với đất núi đá sỏi: Mỗi hố trồng phải có đường kính 1m trở lên, độ sâu 30cm, đá xung quanh phải đập vụn, sử dụng 50% đất mượn, 30% cát mịn, 20% phân hữu cơ và ít vôi bột cho xuống hố.
Cần chú ý trừ cỏ bằng thuốc diệt cỏ, không phun vào cây và xung quanh bộ rễ. Khi cây được nửa năm thì rễ đã phủ toàn bộ mặt đất không sử dụng được thuốc diệt cỏ, nên cần che đậy để giảm cỏ mọc.
Cách trồng và chăm sóc
Trồng cây khoảng cách: 2,5 x 2,5m, trồng sâu 5 – 10cm, khi trồng đào hố dựng cột (cột có thể bằng xi măng hoặc gỗ), mỗi hố trồng từ 4 – 8 cây con xung quanh cột.
Để cây thanh long ruột đỏ mau lớn và đạt sản lượng cao phải che đậy cẩn thận để giữ gìn bộ rễ không để tổn thương do ánh nắng mặt trời, do úng nước, gió bão… Đồng thời cắt xén những cành cây không thể mọc mầm và ra quả ngắt bớt hoa và theo dõi tình hình hoa nở và kết quả, mỗi cành nên để 3 – 4 quả. Cần chống nóng với những cây con mới trồng. Hàng năm trước khi vào mùa đông, khi bón phân phải thêm kali chống rét cho cây, đồng thời che đậy để giữ độ ẩm v.v…
Giống thanh long ruột đỏ trên đất Phủ Quỳ
Trong chương trình phát triển cây ăn quả các tỉnh Bắc Trung bộ nói chung, Phủ Quỳ (Nghệ An) nói riêng, Viện Nghiên cứu Rau quả phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả Phủ Quỳ, đã đưa giống thanh long ruột đỏ trồng thực nghiệm trên đất Phủ Quỳ từ năm 2001…
Trong chương trình phát triển cây ăn quả các tỉnh Bắc Trung bộ nói chung, Phủ Quỳ (Nghệ An) nói riêng, Viện Nghiên cứu Rau quả phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả Phủ Quỳ, đã đưa giống thanh long ruột đỏ trồng thực nghiệm trên đất Phủ Quỳ từ năm 2001.
Qua đánh giá, theo dõi giống thanh long ruột đỏ, sau bốn năm trồng sinh trưởng, phát triển tốt đã cho quả và thích nghi với điều kiện khí hậu đất đai Phủ Quỳ. Ra hoa tháng sáu hàng năm, tỷ lệ đậu quả khá cao, mỗi năm có 7 đợt ra hoa. Trọng lượng quả đạt từ 300gr trở lên. Hàm lượng đường, hàm lượng vitamin cao hơn hẳn so với loại thanh long ruột trắng. Bước đầu đã thích nghi điều kiện đất đai, khí hậu Phủ Quỳ, đây là một giống thanh long ruột đỏ đầy triển vọng, sắp tới sẽ được phổ biến cho SX vùng Phủ Quỳ nói riêng và vùng Bắc Trung bộ nói chung.
Theo Fonque (Tạp chí Fruits của Viện Nghiên cứu cây ăn trái hải ngoại) thì thanh long được trồng ở Việt Nam thuộc giống Hylocereus Undatus Britte Rose. Thanh long là một giống cây ăn quả nhiệt đới, thân hình ba khía, mọng nước không có mủ trắng, chứa nhiều lục tố để quang hợp thay lá biến thành gai, thân dự trữ nhiều dinh dưỡng, có khả năng tái sinh nhanh, trên thân tại mỗi thắt khắc từng khoảng 3-5cm biểu hiện các đợt sinh trưởng có chứa từ 1-2 gai dài khoảng 2-4mm. Thanh long là một cây phụ sinh, leo bám bằng “khí căn” mọc từ đoạn thân già đã hóa gỗ phía dưới, sinh trưởng bằng hình thức “đoạn phân cành”. Thanh long dễ trồng, không kén đất, có khả năng chịu hạn cao, nhưng lại cần nhiều nước và không ưa đất quá ẩm ướt. Cây thanh long cần tổng lượng bức xạ 400 calo/cm2/tháng trở lên mới ra hoa kết trái. Hoa thanh long dài 20 – 25cm, lưỡng tính, nở về đêm, mọc đơn hay chùm 2 – 3 cái trên 1 đoạn cành tơ sinh trưởng từ năm trước. Do thanh long nở không sớm hơn tháng 4 và sau tháng 10 cho dù được chăm sóc tốt, tưới nước đầy đủ.
Thanh long thuộc loại cây dài ngày và chịu ảnh hưởng quang chu kỳ. Trái thanh long hình thành khối bầu dục, mọng nước, vỏ dày, dễ bóc, khi chín chuyển sang màu đỏ. Thịt quả là một khối màu mềm (trắng, đỏ) tùy theo giống, trong chứa hạt màu đen vị ngọt thanh thơm nhẹ, trái nặng trung bình 300gr, nặng nhất 500gr. Sinh trưởng phát triển của cây thanh long phụ thuộc vào tuổi của đoạn cành làm hom. Một đoạn cành tơ nếu chăm sóc đầy đủ sẽ dài từ 1,2 – 1,8m. Trên đó có từ 15 – 30 cặp thắt quãng có gai. Người ta nhân giống bằng cành thanh long có từ 1 – 2 hay 3 – 4 đoạn cành, hoặc cũng có thể cắt một đoạn cành tơ dài 20 – 30cm để nhân. Vườn thanh long trồng năm thứ nhất, năm thứ hai đã cho trái, nhưng thu hoạch rộ vào năm thứ 3 – 4 trở đi. Thời gian từ chớm nụ hoa đến khi hoa nở từ 18 – 20 ngày. Khi hoa nở đến trái chín là 28 – 30 ngày. Hoa nở từng đợt liên tục, kế tiếp nhau sau khi thu hoạch trái. Muốn có thanh long có năng suất cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cần đốn tỉa hình để phù hợp tính ưa ánh sáng trực tiếp, tưới nước chăm sóc, tạo cây và làm choái vững chắc, ít cạnh tranh dinh dưỡng ánh sáng đối với cây thanh long.
————————-
Nghệ An: thực nghiệm thành công giống thanh long ruột đỏ
Sau thời gian bốn năm nghiên cứu thực nghiệm giống thanh long ruột đỏ (2001-2004), đến nay Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ (Nghệ An) bước đầu đã khẳng định giống thanh long ruột đỏ hoàn toàn có thể thích nghi và sinh trưởng phát triển tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng… có thể trồng đại trà tại khu vực Bắc Trung bộ, đặc biệt là trên vùng đất bazan Phủ Quỳ.
Theo đánh giá của trung tâm, giống thanh long ruột đỏ có thể mỗi năm ra hoa đến bảy đợt, bắt đầu từ tháng sáu với tỉ lệ đậu quả khá cao. Trọng lượng quả bình quân đạt 300-500gam, hàm lượng đường và hàm lượng vitamin cao hơn hẳn giống thanh long ruột trắng.
Hiện tại, bằng phương pháp nhân giống từ cành bánh tẻ, trung tâm đã có trên 5.000 cây giống để cung cấp giống cho các nhà làm vườn trong khu vực.
Đây là một đề tài khoa học trong chương trình phát triển cây ăn quả các tỉnh Bắc Trung bộ, được Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ thực hiện với sự phối hợp của Viện Nghiên cứu rau quả.
Lưu ý khi trồng thanh long ruột đỏ
Cũng như giống thanh long nói chung, thanh long ruột đỏ ưa sáng, đất trồng không ngập nước. Cây không bị che ánh sáng mặt trời quá 30% diện tích chiếu sáng. Nước tưới không nhiễm phèn, mặn.
Chuẩn bị trụ trồng bằng xi măng dài 2- 2,2m, chừa 4 lõi sắt dài ra bẻ cong làm giá đỡ. Trụ chôn sâu 0,5m.
Nên làm mô đất để thoát nước tốt, mô cao 3cm, đường kính 60- 100cm. Mô đất trộn phân chuồng hoai 15- 20kg hoặc phân hữu cơ 10- 15kg/trụ + 500g super lân + Basudin 2g/mô. Dùng Benoml 0,1% tưới vào đất trước khi trồng để ngừa nấm bệnh. Cắt hom dài 30- 40cm, tuổi cành trên 6 tháng. Đáy hom cắt bỏ phần thịt bên ngoài, chừa lõi để tránh thối hom, sau đó nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm Benlat C 0,1% trong 5 phút. Hom có thể giâm trước khi trồng ở nơi có che ánh sáng, tới khi cành ra rễ và đâm chồi.
Nên trồng thanh long vào đầu mùa mưa, mỗi trụ 3- 4 hom, sau khi đặt tưới nước 2 lần/ngày (không để quá khô hay ướt đẫm). Từ mặt đất tới đỉnh trụ chỉ để một cành, khi phát triển tới mức tạo tán, nên tỉa cành mẹ.
Khi cây còn nhỏ dưới 3 tháng tuổi, sau khi trồng 2 tuần sử dụng phân urê, DAP hoặc NPK 16- 16- 8 hay 20- 20- 15 để tưới, với lượng 20- 30g/trụ, tưới 10 ngày một lần. Cây 3- 12 tháng tăng lên 30- 50g/trụ, tưới 15 ngày/lần. Khi cây 1- 3 năm tuổi, dùng phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ 20- 50kg/trụ/năm (tăng theo tuổi), chia làm 2 lần bón. Lần một khi cây chuẩn bị ra hoa rộ vào tháng 2- 3, lần 2 vào tháng 9-10. Sau giai đoạn cho trái rộ là giai đoạn sinh cành mới và chuẩn bị nuôi trái vụ nghịch. Cần xới nhẹ xung quanh gốc, cách gốc 15- 30cm, cho phân đều khắp tán rồi dùng đất lấp lại. Mùa khô có thể bồi một lớp bùn mỏng. Đối với phân hoá học, sử dụng NPK 20- 20- 15 hoặc phân đơn urê, DAP, KCl. Sử dụng cho ra hoa, nuôi trái cần chú ý bón hàm lượng lân và kali cao, kích thích cây ra cành mới cần bón đạm cao. Thời gian bón cây 1- 2 năm tuổi là 200- 300g/đọt (phân hỗn hợp hoặc phân đơn); từ năm thứ 3 là 500- 1.000g/đọt (theo tuổi cây và khung tán). Bón 4 đợt/năm vào tháng 2, 5, 8 và 11.
Dùng phân bón lá kích thích cây mau ra hoa, tăng độ bóng vỏ trái, độ cứng tai và kích cỡ trái, ngưng bón trước khi thu hái 2 tuần.
Côn trùng gây hại trên thanh long thường là kiến, dùng thuốc phun hoặc rải xung quanh gốc hay đúng vào vị trí kiến tấn công. Với ruồi đục trái dùng bả Sofri hoặc bao trái sau khi hoa thụ phấn 7- 10 ngày. Khi bị thối, nám cành, trị bằng các loại thuốc gốc Benlat C, Coc 85, Ridomyl… Bệnh thán thư xuất hiện trên cành và trái, phun Ridomyl, Actracol, Benlat C… Đối với trái, sau khi hoa nở 3- 5 ngày, cần tỉa bỏ nhụy đã héo rũ ở đỉnh, phun thuốc và bao trái bằng bao vải. Thu hoạch từ 29- 31 sau khi hoa nở.
Originally posted 2014-04-18 10:31:09.