Trang Chủ » Chuyên đề bón phân cho nho

Chuyên đề bón phân cho nho

730 lượt xem
trồng nho

Bón phân cho cây nho

Nghiên cứu về bón phân cho nho từ trước đến nay chỉ làm sơ sài và những chỉ dẫn dưới đây dựa vào kết quả điều tra của Nha Hố (Ninh Thuận) trên 30 vườn nho chọn theo tính chất điển hình.

Lượng phân trên đây chỉ tính cho một vụ – năm làm 3 vụ vậy 1 ha một năm bón tới : 75,9 T phân chuồng; 8.085 kg đạm SA; 5.085 kg supe lân; 2.160 kg KCl

Một ha trung bình có 2.000 cây vậy mỗi cây 1 vụ bón 12,65 kg phân chuồng 1.350 gam đạm SA, 850 gam supe lân, 360 gam KCl, tính cả năm mỗi gốc nho bón tới 37,95 kg phân chuồng, 4.050 gam đạm SA, 2.550 gam supe lân và 1.080 gam KCl.

Về tỷ lệ các loại phân N:P:K, nếu tính trong 1 tấn phân chuồng hoai tốt có 5 kg N, 3 kg P2O5, 6 kg K2O thì tổng cộng, một vụ, một ha nho đã bón 666 kg N, 415 kg P2O5, 440 kg K2O, tỷ lệ N:P:K đã bón là 1,6 : 1 : 1,1.

Nếu đem tỷ lệ N:P:K so với ở các nước khác ví dụ Philippines theo kế hoạch bón phân ở Cebu City (1974) là 1,3 : 1 : 1,2 thì không có sự khác nhau lớn, N vẫn bón nhiều nhất rồi đến K rồi đến P.

Về thời gian bón ở Ninh Thuận, đạm bón 1/2 trước khi cắt 1/2 còn lại bón vào thời kỳ ra lá, nở hoa, trái lớn và chín là hợp lý; tuy nhiên, bón tới 20% vào thời kì trái lớn và chín có lẽ hơi muộn.

– Lân : bón 2/3 vào trước khi cắt cành là hợp lý, nhưng còn tới gần 25% bón vào kỳ trái lớn và chín có lẽ cũng hơi muộn.

– Kali bón 45% trước khi cắt, 44% khi trái lớn và chín cũng tương đối hợp lý nhưng vẫn bón hơi muộn.

Nói chung phương pháp bón của người trồng nho ở Ninh Thuận hiện nay tương đối hợp lý và cũng đã dựa vào kinh nghiệm vài chục năm chăm bón cho nho. Chưa có thí nghiệm tỷ mỷ, nên chưa thể có khuyến cáo chính xác nhưng có lẽ có thể cải tiến theo hai hướng chính : bón sớm hơn một chút đặc biệt với lân và kali và tăng tỷ lệ kali lên chút ít, không nên chỉ dựa vào đất đai màu mỡ ở ven sông Dinh.

bón phân cho cây nho

bón phân cho cây nho

Sử dụng phân bón cho cây nho

Hầu hết các giống nho trồng thuộc loài Vitis Vinifera L. Có một diện tích nhỏ được trồng loài V. Rotundifolia (Muscadines), V. Labrusca (Concord) và con lai giữa các loài. Trong hầu hết các trường hợp, các giống nho Vitis Vinifera cần được ghép với gốc ghép chống được rệp hại rễ lấy từ các loài có nguồn gốc Mỹ.

Trên thế giới có khoảng 10 triệu ha nho, được trồng trên nhiều loại đất, ở các vùng khí hậu từ xích đạo tới nhiệt đới và á nhiệt đới. Năng suất nho cũng biến động rất lớn, từ 5 – 35 tấn/ ha/ năm tùy thuộc vào vùng trồng, điều kiện canh tác và mục đích sử dụng (làm rượu nho loại ngon, loại thường, làm nho ăn tươi). Tuy được trồng ở phổ rộng về khí hậu nhưng đặc điểm rất đáng chú ý của nho là yêu cầu có một mùa khô đủ dài để tích lũy đường. Ở nước ta có vùng Ninh Thuận, nam Khánh Hoà và bắc Bình Thuận là vùng bán khô hạn, có điều kiện khí hậu, thời tiết và đất đai khá phù hợp cho cây nho phát triển và hiện đang là vùng nho đặc sản của cả nước. Tuy nhiên, do chưa được quan tâm đầu tư KHKT nên cây nho ở đây chưa có điều kiện phát triển đúng với khả năng của nó. Những thiếu sót nằm ở tất cả các mặt về chiến lược phát triển, cơ sở nghiên cứu, giống trồng và kỹ thuật canh tác.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây nho

Lượng dinh dưỡng cây hút

Nhu cầu dinh dưỡng của cây nho phụ thuộc rất nhiều vào giống trồng, điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết và năng suất thu hoạch. Tuy nhiên giới hạn chung của lượng dinh dưỡng lấy đi từ đất của cả thân, lá và quả biến thiên như:

Lượng dinh dưỡng cây hút khi năng suất đạt từ 7 – 25 tấn/ ha

Lượng dinh dưỡng đa lượng (kg/ha/năm)

N : P2O5 : K2O : MgO : CaO  =   22-84 : 5-35 : 41-148 : 6-25 : 28–204

Lượng dinh dưỡng vi lượng (g/ha/năm)

Fe : B : Mn : Zn : Cu   –

292-1 37- 49- 110- 64-

121 228 787 585 910

Nguồn: Fregoni, 1984

Nếu phần thân và lá được vùi trở lại đất thì ước tính nó chiếm khoảng 70% lượng N và 60% lượng P2O5 và K2O cây hút, do vậy nếu chỉ tính lượng dinh dưỡng lấy đi do năng suất thì sẽ rất nhỏ so với tổng lượng cây hút ở trên.

Chẩn đoán dinh dưỡng lá cây nho

Người ta có thể phân tích lá nho để chẩn đoán tình trạng dinh dưỡng của cây. Sau đây là các nguồn số liệu khác nhau về chẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây nho. Do có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng nên khó có thể so sánh các nguồn số liệu này. Cần có sự tham khảo và vận dụng linh hoạt trong điều kiện Việt Nam.

Một số giới hạn và quan hệ của các nguyên tố dinh dưỡng trong cuống lá thời kỳ quả chín (xem bảng).

Hiện tại kết quả phân tích lá được sử dụng để chẩn đoán dinh dưỡng (thiếu, đủ, gây độc) và để điều chỉnh sự khuyến cáo sử dụng phân bón. Mặc dù số liệu phân tích lá không thể sử dụng trực tiếp để xác định lượng phân cần thiết, nó vẫn cho phép đáp ứng được việc thực hành bón phân theo mục tiêu năng suất, với điều kiện là các kết quả được làm sáng tỏ bởi các tiêu chuẩn vùng đất, khí hậu, giống, gốc ghép và tập quán canh tác.

Dinh dưỡng cây trồng còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Thừa N có thể làm giảm cấu trúc mầu của quả và tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng rượu và tăng khả năng bị nhiễm bệnh của cây. Tương tự, thừa Kali có thể làm giảm độ axit của quả và của hèm rượu và chính vì vậy ảnh hưởng xấu đến chất lượng rượu. Thừa Kali còn gây ra sự thiếu Magie do đối kháng ion giữa K và Mg.

 

Nguyên tố dinh dưỡng/quan hệ Giới hạn Đánh gía
N >6 %o* Dinh dưỡng N bình thường
P > 1.5 %o* DD P bình thường
K/Mg < 1 Thiếu K
K/Mg > 10 Thiếu Mg
K/Mg 2 to 8 DD K và P bình thường
B < 15 ppm* Thiếu B

 

 

(* so với chất khô) – Nguồn: Delas, 1990

Bón trước khi trồng:

Cần bón lót phân sâu trong đất để nâng hàm lượng dinh dưỡng trong lớp đất sâu như Lân, Kali, Canxi, Magie. Những chất này rất ít di động nên có thể tích lũy trong đất để cây sử dụng dần dần. Mặt khác, bón phân lót còn có tác dụng điều chỉnh độ chua đất, làm giảm sự gây độc của Al và Cu nếu đất chua. Ngoài ra phân chuồng trong phân lót còn nâng cao độ mùn, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho đất. Tùy theo số liệu phân tích đất lớp mặt và lớp dưới, số lượng dinh dưỡng cần bón dao động từ 0 – 600 kg P2O5, 0 -1000 kg/ ha K2O, 0 – 300 kg/ha MgO, bón vôi (ở những nơi pH < 6) với liều 2000-10.000 kg/ha CaO, và 0 – 100 tấn/ha phân chuồng hay phân hữu cơ tương ứng.

Bón hàng năm:

Đối với giống nho rượu loại tốt, có năng suất nhỏ hơn 10 tấn/ ha bón 0 – 40 kg/ ha N, 20 – 50 kg/ha P2O5, 60 – 100 kg/ha K2O. Đối với các vườn nho khác bón 60 – 120 kg/ha N (bón nhiều hơn nếu có tưới), 20 – 50 kg/ ha P2O5, 100 – 150 kg/ha K2O. Nhìn chung phân N bón vào cuối thời kỳ ngủ nghỉ và trong thời gian sinh trưởng; lân và Kali bón lót vào thời kỳ ngủ nghỉ của cây và ở những vùng khí hậu ẩm ướt và đất nhẹ, có thể bón thúc như phân đạm.

Bón lên lá cho cây:

Các nguyên tố K, Mg, B và Fe có thể được bón lên lá nếu có biểu hiện thiếu. Một số nguyên tố khác có thể được bón không chính thức thông qua thuốc trừ nấm, ví dụ: S dùng chống Oidium; Cu dùng trong thuốc Bordeaux; Mn và Zn trong Dithiocarbamates dùng chống bệnh mildew.

Từ năm thứ 3 trở đi lượng bón có thể còn tăng, phân chuồng chỉ bón 1 lần/ năm.

Dạng phân bón thích hợp: Nho là cây không đòi hỏi nhiều về mặt này. Các dạng Kali như Kali sulfate cũng không hơn gì Kali Clorua. Tuy nhiên, cần chú ý khi đất mặn thì Kali Sulfate tỏ ra tốt hơn, hoặc khi lượng bón lớn, chẳng hạn 500 – 1000 kg/ ha K2O, thì Kali Sulfate cũng tốt hơn.

Ở những ruộng nho làm rượu loại tốt, phân hữu cơ có hàm lượng đạm thấp thường được dùng nhằm không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng.

Trên thực tế sử dụng phân bón cho nho ở Việt Nam cho thấy, có sự biến động rất lớn. Trong cùng 1 vùng, việc dùng phân cũng biến động từ ruộng này sang ruộng khác và từ năm này sang năm khác. Có những chỗ hoàn toàn không bón phân, lại có chỗ bón với lượng lớn, thừa thãi so với yêu cầu của cây. Điều này có thể gây ra những rủi ro của sự ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm do thiếu, thừa hay không cân đối dinh dưỡng. Cần có sự nghiên cứu tìm ra cách bón phân hợp lý trên cơ sở hiểu biết đất, nhu cầu của cây cùng với kết quả phân tích lá nho.

Sử dụng phân NPK 

Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Cây nho là cây có thời kỳ kiến thiết cơ bản ngắn. Năm đầu tiên có thể coi như năm KTCB, còn các năm sau cây đã ở trong thời kỳ kinh doanh. Trước khi trồng nho nhiệm vụ kiến tạo một môi trường dinh dưỡng thích hợp cho cây nho là rất quan trọng như đã nói ở trên. Nho cần được bón 30 – 40 tấn phân hữu cơ/ ha trước khi trồng. Chọn các loại phân thích hợp để bón lót cho nho như các loại NPK 14-8-6; 18-8-8-6; 19-7-8; 20-10-5; 20-10-10 v.v… Với các loại phân này tính toán để bón lót cho mỗi gốc được 30 – 50g N. Sau đó tiếp tục bón thúc cho nho ở các thời kỳ. Liều lượng dành cho vườn nho có mật độ > 2000 cây/ha như sau.

· Một tháng sau trồng: Bón mỗi gốc 15 g N.

· Ba tháng sau trồng: Bón mỗi gốc 20g N.

· Năm tháng sau trồng: Bón mỗi gốc 25 g N.

· Bảy tháng sau trồng: Bón mỗi gốc 30 g N.

· Chín tháng sau trồng: Bón mỗi gốc 35 g N.

· Một năm sau trồng: Bón mỗi gốc 40 g N. (lượng phân lân và kali được ăn theo trong phân hỗn hợp NPK)

Mỗi liều phân trên có thể chia bón làm 2 lần, hoặc rải đều trên toàn hầm nho, tránh bón quá tập trung có thể gây xót rễ. Bón phân phải luôn kèm theo tưới nước để cây có thể sử dụng được ngay và tránh gây ra sự tranh chấp nước với cây, vì phân ở nồng độ cao sẽ giữ nước.

Thời kỳ kinh doanh: Khi cây nho bước sang thời kỳ kinh doanh chọn phân bón ở các thời kỳ như sau.

· Sau khi thu hoạch: Mục đích bón lúc này là tiếp tục nuôi bộ lá làm cơ sở cho sự tích lũy dinh dưỡng để bắt đầu 1 chu kỳ sau. Loại phân đưa vào phải có tác dụng duy trì bộ lá nhưng không kích thích ra chồi mới. Chọn các loại phân sau để bón – NPK 11-7-14; 14-7-14, 10-5-10; 15-10-15; 16-6-16; 16-8-16; 17-10-17; 20-15-20 v.v.. Lượng bón được tính toán khoảng 30 g N/gốc (mật độ > 2000 cây/ha).

· Trước khi cắt cành: Thời kỳ này thường là 1-2 tháng sau thu hoạch. Bón thời kỳ này nhằm chuẩn bị dinh dưỡng sẵn sàng cho cây sau khi đâm chồi. Chọn các loại phân như NPK 14-8-6; 18-8-8-6; 19-7-8; 20-10-5; 20-10-10 v.v… để bón. Lượng bón được tính toán khoảng 25 g N/gốc (mật độ > 2000 cây/ ha).

· Khi bắt đầu có trái: Khi có những trái đầu tiên lớn bằng đầu ngón tay út thì bón. Chọn các loại phân như NPK 11-7-14 hay 20-7-25 và các loại phân có hàm lượng Kali cao khác để bón. Lượng bón được tính toán khoảng 40 g N/gốc (mật độ > 2000 cây/ha)

Phân hữu cơ sinh học cho nho sạch

Ninh Thuận và một phần diện tích của Bình Thuận có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc trồng nho. Tuy nhiên, đến nay toàn tỉnh Ninh Thuận chỉ còn khoảng 1.800 ha nho (giảm khoảng 400 ha so với năm 2004) ^và diện tích này ngày càng giảm do sâu bệnh.

Chi cục bảo vệ thực vật Ninh Thuận khẳng định: Phải áp dụng các biện pháp cắt tỉa cành hợp lý, bón phân hữu cơ, phun thuốc có chọn lọc, đúng quy trình sẽ cải thiện tình trạng tồn dư thuốc BVTV trên trái nho. Một vấn đề làm “đau đầu” nông dân trồng nho hiện nay là xuất hiện rất nhiều dịch hại trên nho như bệnh mốc sương, bệnh phấn trắng, thán thư, sâu xanh da láng, bọ trĩ, nhện đỏ… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng nho. Do đó, việc vệ sinh đồng ruộng lâu nay chưa được nông dân quan tâm đúng mức thì nay càng phải báo động. Chi cục BVTV cho rằng, sau khi thu hoạch nho xong, người dân cần làm sạch cỏ, phát quang bờ bụi trên vườn, thu gom, tiêu huỷ các cành mang mầm bệnh loại bỏ bằng cách đốt hoặc chôn lấp tránh mầm bệnh lây lan khi có điều kiện thuận lợi. Qua điều tra của Chi cục BVTV cho thấy, đa phần người dân trồng nho bón phân chuồng với lượng 14 tấn/ha/vụ nhưng chỉ có trên 50% nông dân bón phân vào vụ đông – xuân. Đã vậy, đa số nông dân bón quá nhiều đạm nhưng lại thiếu kali tạo điều kiện cho sâu bệnh dễ gia tăng, chất lượng nho giảm.

Đối với nho thời kỳ kinh doanh, tính cho 1.000m2 và cho 1 vụ như sau:

Phân hữu cơ sinh học (viết tắt là HCSH) chuyên dùng cho nho có hàm lượng dinh dưỡng N-P2O5 – K2O là 5-3-4. Liều lượng sử dụng 400kg.

Đợt 1: Sau khi thu hoạch xong vụ trước:

+ 100 kg vôi CaCO3.

+ Bón 13kg phân HCSH

+ Bón rải đều rồi dùng cuốc xới nhẹ, chôn vùi xong theo nước ngay. Lưu lý, bón tới đâu xới tới đó, không phơi phân dưới ánh sáng mặt trời.

Đợt 2: Trước cắt cành từ 10 – 15 ngày:

+ Bón 120 kg phân HCSH

+ Bón bằng cách cuốc lỗ, cách nhau khoảng 20 cm, sau đó lấp đất lại và tưới nước hoặc rải đều trong hầm, sau đó dùng cuốc xới nhẹ lấp phân rồi tưới nước.

Đợt 3: Từ 10 – 15 ngày sau khi nho đậu trái:

+ Bón 150 kg phân HCSH

+ Cách bón phân như đợt 2

– Ngoài ra, các chế phẩm phân bón lá có hiệu quả tốt để hỗ trợ dinh dưỡng cho nho:

+ Agrostim; Ultra Planta 5C; Ultra Planta 5T; K – Humat.

+ Canxi Bore bón vào thời kỳ trước khi nho trổ hoa, sau đậu trái và lần cuối cùng khi trái đã lớn.

+ Sugar Transfer 1 lần trước khi thu hoạch 70 ngày để tăng lượng đường và chất lượng cho trái.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Mọi có biệt danh “Ba Mọi” với thương hiệu “Nho Ba Mọi” nổi tiếng trong nước, người có kinh nghiệm trồng nho bậc nhất Ninh Thuận cho biết: Nhiều năm qua, gia đình tôi đã tiên phong trong phong trào trồng nho theo hướng tăng cường bón phân hữu cơ sinh học (HCSH) đã đem lại kết quả rất khả quan nên tôi đang nhân rộng thêm, chủ yếu là giống NH01-48. Trồng nho theo hướng HCSH đã giúp cải tạo đất tơi xốp, giảm được nấm và sâu hại trên nho tạo ra chất lượng nho rất an toàn. Sắp tới ngoài việc mở rộng diện tích, tôi còn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến rượu nho tại chỗ với chi phí không dưới 400 triệu đồng. Phương pháp trồng nho sạch theo hướng HCSH đang được nông dân Ninh Thuận và Bình Thuận rất quan tâm hưởng ứng, bởi họ lo ngại, nếu không trồng nho sạch thì họ sẽ… thất nghiệp khi khả năng tới đây nho ngoại sẽ ồ ạt tràn vào với giá rẻ và chất lượng tốt…

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2014-04-18 09:59:25.

Bài Viết Liên Quan