Hướng dẫn chọn gà Đông Tảo giống
Khi chọn gà Đông Tảo con mới nở (gà 01 ngày tuổi) cần chú ý chọn những con từ đàn bố mẹ rõ nguồn gốc, sạch bệnh, mắt sáng, nhanh nhẹn, mỏ khép kín, chân bóng, đứng vững và đi lại bình thường, bụng thon, rốn kín. Lông của gà phải bông, có mầu đặc trưng của giống và khối lượng đảm bảo tiêu chuẩn giống.
- Tỉ phú nuôi gà Trần Hữu Đức chia sẻ kinh nghiệm
- Dự toán chi phí nuôi gà vườn 1.000 con
- Hướng dẫn nuôi gà thả vườn theo tiêu chuẩn VIETGAP
- Hướng dẫn nuôi gà H’mông thương phẩm
- Cẩm nang các giống gà chuộng nuôi tại Việt Nam
Không chọn những con có các khuyết tật như mỏ vẹo, khoèo chân, hở rốn, nặng bụng, mầu lông không đặc trưng và khối lượng không bảo đảm tiêu chuẩn giống.
Khi đã xác định loại gà nuôi thích hợp mục đích và phương thức nuôi thì phải chọn giống gà dựa vào đặc điểm của giống.
1. Chọn gà Đông Tảo mới nở:
Chọn những con lông đẹp, nhanh nhẹn, loại những con hở rốn, vẹo cổ, khèo chân, hỏng mắt, bụng sệ, nở muộn, lông ướt, yếu, chậm chạp.
2. Chọn gà đông tảo chuyên dụng lấy thịt:
Thường chọn độ 2 tuần tuổi đến 1 tháng tuổi, chọn con nhanh nhẹn, mắt sáng, cơ thể vuông vức, chân to, mỏ khép kín, mạch máu dưới da đỏ hồng, không có khuyết tật như mắt mờ, vẹo mỏ, da cóc, lông xù, rũ cánh…
Những gà to trong đàn thường là con khoẻ, những con nhỏ nếu biểu hiện đầy đủ ưu điểm của giống thì vẫn có thể chọn được.
3. Chọn gà Đông Tảo trưởng thành lấy trứng làm giống:
– Chọn lúc gà đông tảo 4-5 tháng tuổi, cơ bản như giống thịt nhưng thêm những điểm: mào, dái tai to, đỏ tươi, lông mượt, chân cao và tròn, thẳng, cân đối, khoảng cách xương chậu có thể đặt 2 ngón tay trở lê, lỗ huyệt to và nhờn.
Kỹ thuật úm gà Đông Tảo thuần chủng
Tuần đầu tiên:
Nuôi úm trong quây trên nền có đệm lót cần sưởi ấm cho gà, nếu sưởi ấm hợp lý gà con sẽ khoẻ mạnh.
– Từ 1-3 ngày tuổi: cần quây úm gà trong điều kiện nhiệt độ 31-330C, thời gian chiếu sáng 20-22h, cường độ 3W/m2 mật độ trung bình 35 con/m2.
– Từ 4-6 ngày tuổi: điều chỉnh nhiệt độ trong quây úm 31-320C, thời gian chiếu sáng giảm còn 17h, cường độ 3 W/m2.
Chú ý:
– Khi nhiệt độ thấp gà Đông Tảo con thường cụm lại với nhau, ít hoạt động, nằm thành đống. Gà không chịu ăn uống, kêu nhiều.
– Khi nhiệt độ cao gà uống nhiều nước, ăn ít hoặc không ăn, há mỏ thở và tản xa nguồn nhiệt, nằm sã cánh. Gà yếu và chậm lớn.
– Ngày đầu tiên nhận gà về chỉ cần cho uống nước sạch. Bữa đầu tiên cho gà ăn phải sau 24 giờ tính từ khi nở.
– Hàng ngày phải thường xuyên kiểm tra khay ăn, máng uống, nếu sắp hết phải bổ sung ngay. Buổi tối trước khi đi ngủ cần kiểm tra đầy đủ từ sưởi ấm đến thức ăn, nước uống, che rèm giữ ấm ban đêm. Nếu thức ăn bị dí chặt thì đảo đều cho gà ăn.
Tuần thứ hai:
Giai đoạn này gà chóng lớn, lông cánh đã mọc rõ, gà nhanh nhẹn tìm kiếm thức ăn, mắt sáng. Ta có thể thay khay ăn, khay uống bằng máng uống dài có rào chắn để gà thò đầu vào ăn, uống.
Nhiệt độ phòng úm giảm xuống còn 29-310C, thời gian chiếu giảm dần từ 17→14h, cường độ chiếu 2W/m2, mật độ còn 25 con/m2.
Tuần thứ ba:
Vẫn tiếp tục đảm bảo nhiệt độ sưởi ấm. Nếu trời ấm và nắng thì bỏ rèm che, mở cửa cho ánh nắng tràn vào nhà úm vài giờ, đồng thời thay đổi được không khí trong nhà nuôi.
Nhiệt độ úm tiếp tục giảm xuống còn 28-310C, thời gian chiếu tiếp tục giảm còn 14h rồi 11h, cường độ 2W/m2. Mật độ gà giảm còn 20 con/m2.
Tuần thứ tư:
Nhiệt độ trong quây khoảng 20oC. Ở tuần này chỉ cần che cho gà vào ban đêm, lúc trời lạnh hoặc gió. Gà cũng đã lớn hơn nên cần thoáng, mát, rộng rãi, cần dãn mật độ chuồng nuôi.
Có thể cho gà ăn thêm rau xanh non.
Giai đoạn này gà cũng lớn nhanh, nếu thiếu thức ăn dinh dưỡng, gà chậm lớn, thiếu can xi gà sẽ có biểu hiện sưng khớp chân, bị khoèo chân.
Cần tăng cường thêm máng ăn, máng uống để tránh gà tranh nhau, dẫm đạp lên nhau.
Sau 4 tuần tuổi gà dễ nuôi, kết thúc giai đoạn úm.
//www.youtube.com/watch?v=KFHHxzn5tAo
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà Đông Tảo 1 tháng tuổi
Đặc điểm gà Đông Tảo thuần chủng 1 tháng tuổi:
Một tháng tuổi là giai đoạn gà vẫn chưa thực sự cứng cáp, lông tơ vẫn đang phát triển nhiều. Vì vậy gà chịu lạnh rất kém. Mặt và bắp thịt đỏ dần và rất hay cắn đá nhau.
Trọng lượng khoảng 300-400g, gà ăn rất khỏe và hoạt bát.
Cách chọn thức ăn cho gà Đông Tảo:
Thời điểm này, gà Đông Tảo thuần chủng 1 tháng tuổi cần được bổ xung rất nhiều tinh bột và các chất khoáng cần thiết để phát triển cơ thể. Bà con nên cho gà ăn cám mảnh có kèm ăn cơm, thóc hoặc ngô mảnh (để gà tập quen dần với thức ăn mới). Cho gà ăn vừa phải, không nên cho ăn quá nhiều, gà dễ mắc bệnh phân trắng.
Bổ sung nước đầy đủ: Thường xuyên kiểm tra và châm nước vào máng uống cho gà, đảm bảo gà luôn có đủ nước uống (đặc biệt khi cho gà ăn). Quý khách nên chú ý nếu gà Đông Tảo con có bệnh đi ngoài thì các bạn nên hòa thuốc kèm với nước để cho gà uống. Trước khi châm nước mới vào bình phải loại bỏ nước cặn trong bình. Dùng nước mưa, nước máy, trường hợp dùng nước giếng phải đảm bảo tiêu chuẩn nước
Cách chăm sóc gà đông tảo còn nhỏ
Gà Đông Tảo ở độ tuổi này có lông ít, chịu lạnh rất kém nên nuôi nhốt. Tùy theo độ tuổi của gà mà bà con có kỹ thuật nuôi hợp lý. Gà ở tuổi này nên ủ điện cả ngày lẫn đêm, bổ sung các loại vitamin trong khẩu phần ăn để gà khỏe mạnh và có sức đề kháng.
– Máng ăn, máng uống phải sạch sẽ. Gà ở tuổi này lông tơ vẫn đang phát triển nhiều, mặt và bắp thịt đỏ dần và rất hay cắn đá nhau.
– Khi gà đạt trọng lượng khoảng 300gam-350gam, gà ăn rất khỏe, hoạt bát.
– Mật độ nuôi: 10 con/m2 ( thời gian gà còn bé việc để mật độ đông sẽ giúp giữ ấm cho cả đàn gà)
– Thời gian chiếu sáng 18/24 giờ:
- Ban ngày: sử dụng ánh sáng tự nhiên.Buổi trưa các bạn nên đưa gà ra ngoài sưởi nắng tự nhiên, không nên để mãi trong chuồng.
- Ban đêm thắp sáng bằng bóng điện loại 4U: 4-6 giờ và từ 18 giờ đến 22 giờ. Trong trường hợp thời tiết thay đổi, gà có biểu hiện lạnh (dồn đống) thì thắp bóng đèn tròn 75W để sưởi ấm cho đàn gà (1 bóng/25 m2, treo cao so với nền chuồng 1 – 1,5m).
– Bố trí máng ăn, máng uống: máng ăn máng uống đặt liền nhau, sử dụng kiểu máng tròn (đường kính 15 cm), bình quân 30 – 40 con/máng, treo cao 5 – 10 cm so với nền chuồng.
– Chăm sóc, nuôi dưỡng: Cho gà ăn 4 lần/ngày. Lần 1: sáng 07h30 (40%), lần 2: 10h30 (20%), lần 3: 13h 30 (15%), lần 4: 16h30 (25%).
Kinh nghiệm phòng bệnh cho gà Đông Tảo
1. Đối với gà Thương phẩm:
- 1 ngày tuổi tiêm madec.
- 2 – 4 ngày tuổi nhỏ laxota (lần 1.
- 7 ngày tuổi nhỏ GUM.
- 14 ngày tuổi nhỏ laxota (lần 2).
- 20 ngày tuổi tiêm kháng thể Gum (kết hợp uống cả Gum)
- 30 ngày tuổi tiêm kháng thể bổ sung tăng đề kháng cho gà.
- 45 ngày tuổi làm tụ huyết trùng.
- 60 Ngày làm thuốc chống Newcastle (Neu catson).
Chú ý: (4 ngày đầu uống thuốc úm; ngày thứ 10 uống thuốc viêm phế quản, uống trong 4 ngày, nghỉ không uống nước để gà uống thuốc; 20 ngày vừa tiêm kháng thể GUM vừa uống GUM).
2. Gà đẻ trứng thương phẩm:
- 1-45 ngày tuổi: sử dụng quy trình giống gà thịt.
- 49-60 ngày tuổi: tiêm vaccin Newcastle hệ M.
- 65 ngày tuổi: tiêm vaccin Tụ huyết trùng.
- Sau khi tiêm phòng Newcastle, Tụ huyết trùng và Cúm gia cầm cứ mỗi 4-6 tháng phải tái chủng một lần.
Vệ sinh chuồng trại nuôi gà Đông Tảo
– Di dời phân chất độn chuồng và các dụng cụ có thể di được. Quét sạch từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Dùng vòi nước áp suất cao rửa chuồng sạch từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.Ngâm hệ thống cung cấp nước uống vào dung dịch formol 2%
– Sau đó phun nước vôi loãng 5% tiêu độc nền, tường, hè.
– Để khô 2 ngày rồi phun formol 2% với liều: 1 lít/m2 nền.
– Để khô rồi tiêu độc nền bằng NaOH 2% với liều: 1 lít/1 m2 nền, sau đó quét nước vôi đặc 20% lên nền, tường, hè.
– Sau 3 – 4 ngày để nền khô ráo, bổ sung chất độn chuồng như trấu, phoi bào, mùn cưa, rơm … dày từ 10 – 15 cm.
– Sau đó sát trùng tất cả bằng formol 2% + cloramin T1%
– Sau một tuần sát trùng bằng formol 2% và cloramin T1% lần hai.
– Các dụng cụ và trang thiết bị chăn nuôi được bố trí và kiểm tra đầy đủ, sát trùng lại bằng formol 2% – cloramin T 1%, đóng kín cửa trong 24 giờ.
– Các dụng cụ khác như: máng ăn, chụp sưởi, quây gà, bạt đã rửa sạch và được ngâm trong dung dịch formol 2%, sau đó được rửa sạch bằng nước sạch,để khô.
– Trong quá trình chăn nuôi, máng ăn, máng uống được vệ sinh định kỳ 1 lần/ tháng bằng cách rửa sạch, phun sát trùng, ngâm formol 5%.
– Việc kiểm tra tình trạng sức khỏe đàn gia cầm được tiến hành hàng ngày kiểm tra vào đầu giờ sáng.
– Kiểm tra tình trạng chung, các biểu hiện bất thường của đàn gà như liệt chân, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, ho, khó thở, thở khò khè. Kiểm tra phân dưới nền chuồng.
– Kiểm tra tình trạng ăn uống, xem đàn gia cầm có ăn uống như ngày thường hay có 1 số con hoặc cả đàn bỏ ăn…
Bệnh mổ cắn nhau khi nuôi gà Đông Tảo
1. Nguyên nhân
– Không cắt mỏ.
– Mất cân đối dinh dưỡng như thiếu Vitamin, acid amin, thức ăn thô, xanh, thiếu nguyên tố vi lượng (lưu huỳnh, măng gan, iod), lai giống cận huyết.
– Mật độ nuôi quá đông, ánh sáng quá mức, chuồng nóng trong khi độ ẩm cao.
– Vi phạm quy trình chăm sóc nuôi dưỡng như cho ăn muộn, đàn đông trong khi thiếu máng ăn, thiếu nước uống, không phân lô phân đàn hợp lý.
– Ngoài ra, có thể do các bệnh truyền nhiễm, giun sán, dùng kháng sinh dài ngày, rối loạn hocmon trong thời kỳ sinh sản.
2. Triệu chứng
– Gà thường mổ nhau ở khắp các vị trí trên cơ thể như mổ chân, mổ lông, mổ mào, mổ mắt, mổ cánh, mổ đuôi, hậu môn cũng thường bị mổ nhiều hơn. Đặc biệt khi có máu chảy ra sẽ kích thích cả đàn gà mổ vào vị trí đó, máu sẽ dính lên đầu những con gà khác và chúng sẽ quay sang mổ lẫn nhau.
– Gà bị sứt đầu, nhiều vết thương trên da, chân, cánh.
– Gà luôn sống trong tình trạng stress, lẩn chốn, lười ăn, dẫn đến gà chậm lớn và nhiều bệnh tật, nhiều con sẽ chết do mất máu, không ăn uống và dần bị kiệt sức mà chết.
3. Phòng bệnh
- Đảm bảo đúng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng.
- Vào giai đoạn 7 ngày tuổi dùng máy cắt 1/2 mỏ
- kiểm soát các khẩu phần ăn, các khẩu phần phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng theo với tuổi và giống…
- Không gian máng ăn phải đầy đủ để con vật được tiếp xúc đồng thời với thức ăn, giúp ngăn ngừa trong đàn có những con nhẹ cân hơn, chúng thường là nạn nhân của hiện tượng cắn mổ nhau
- Đủ nước uống và không gian máng uống, nước uống sạch và không quá lạnh trong mùa rét và quá nóng trong mùa hè. Trong mùa nóng nên dùng nước có pha muối ăn (5 gram muối cho 1 lít nước)….
4. Điều trị
- Loại trừ các nguyên nhân kể trên.
- Nuôi giãn mật độ.
- Gia cầm bị hấp dẫn bởi máu và vết thương, do vậy cần nhanh chóng loại bỏ khỏi đàn những con bị thương. Hàng rào của chuồng không được có các vật sắc nhọn làm rụng lông, rách da hay gây các thương tích khác
- Cắt mỏ những cá thể hay cắn mổ nhau hoặc loại bỏ khỏi đàn. Trước khi cắt mỏ khoảng 2 giờ cho gà uống Vitamin K (1%) với liều 1ml/5kgP để phòng chảy máu. Dùng kìm bấm cắt hết phần sừng mỏ trên, sát vào phần biểu mô, sau đó dùng dụng cụ nung nóng (có thể là lưỡi dao nung nóng) ép chặt mặt cắt để cầm máu.
- Hạn chế ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn có ánh sáng màu đỏ (qua chiết áp để mức nhỏ bóng đèn tròn sẽ có màu đỏ, gần như đỏ sợi tóc chỉ đủ nhìn).
- Bỏ vào chuồng gà quả gấc, quả bí ngô bổ đôi, cục đá vôi chết để cho gia cầm mổ.
- Có điều kiện cho ăn thêm thức ăn xanh.
- Dùng thuốc (Cho toàn đàn uống/ăn liên tục trên 7 ngày):
- Pharotin-K: 100g/30 lít nước uống hoặc 100g/300 kgP/ngày.
- Pharcalci-B12: 10-20 ml/1lít nước uống.
- Phar-M comix, 2g/1lít nước hoặc trộn 1g thuốc/kg thức ăn.
Cắn mổ nhau là một hiện tượng phổ biến trong chăn nuôi gia cầm tập trung, hiện tượng này có thể xảy ra ngay cả khi đàn gia cầm được quản lý tốt. Tuy nhiên những biện pháp ngăn ngừa trên được đặt ra một cách chặt chẽ và nghiêm túc thì sẽ hạn chế được nó.
Bệnh Newcastle ở gà Đông Tảo
1.Căn bệnh
Bệnh Newcastle hay còn gọi là bệnh gà rù là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm và lây lan rất nhanh của loài gà, bệnh thường xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung vào vụ đông xuân. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hóa, do tiếp xúc với gà bệnh, có triệu chứng và bệnh tích giống với bệnh Cúm gà.
Đặc trưng của bệnh là viêm, xuất huyết và loét niêm mạc đường tiêu hóa. Hiện nay bệnh là mối nguy hiểm cho ngành chăn nuôi gia cầm, bệnh thường gây nhiễm ghép với các bệnh khác, tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết cao điều trị tốn kém, không hiệu quả
Trong đàn gà xuất hiện 1 số con ủ rũ, kém hoạt động, bỏ ăn, lông xù lên, xã cánh như khoác áo tơi. Gà con chậm chạm, thường đứng tụ lại thành từng đám, gà lớn tách đàn thích đứng 1 mình, con trống thôi gáy, con mái ngừng đẻ.
2. Triệu chứng
Thể cấp tính: Đây là thể bệnh phổ biến.
– Trong đàn gà xuất hiện 1 số con ủ rũ, kém hoạt động, bỏ ăn, lông xù lên, xã cánh như khoác áo tơi. Gà con chậm chạm, thường đứng tụ lại thành từng đám, gà lớn tách đàn thích đứng 1 mình, con trống thôi gáy, con mái ngừng đẻ.
– Trên nền chuồng thấy xuất hiện nhiều bãi phân trắng như phân cò. Gà bệnh thường sốt cao từ 42,5 – 43oC. Sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, gà lờ đờ rồi trở nên khó thở trầm trọng. Từ mũi chảy ra một chất nhớt màu đỏ nhạt hoặc màu xám trắng hơi nhớt. Gà bệnh hắt hơi, vảy mỏ liên tục thường kêu thành tiếng “toác toác”. Bệnh nặng ở gà không thở được bằng mũi, do có nhiều fibrin màu xám xẫm ở niêm mạc miệng, hầu, họng, xoang mũi cho nên gà phải vươn cổ, há mỏ ra để thở.
– Xung quanh mắt và đầu thường bị phù thũng.
– Gà bị bệnh, rối loạn tiêu hóa trầm trọng: gà bỏ ăn, uống nước nhiều.
Thức ăn ở diều không tiêu, nhão ra do lên men. Sờ tay vào diều như sờ vào túi bột. Khi cầm chân gà dốc ngược lên từ mồm sẽ chẩy ra một chất nước nhớt, mùi chua khắm.
– Bệnh kéo dài vài ngày thì sinh ỉa chảy: phân lúc đầu còn đặc, có thể lẫn máu, màu nâu xẫm… sau loãng dần có màu trắng xám do có chứa nhiều muối urat. Lông đuôi gà bẩn dính bết phân.
– Niêm mạc hậu môn xuất huyết có những tia máu đỏ.
– Mào, yếm của gà bị ứ máu tím bầm trong thời gian khó thở sau chuyển màu tái dần do mất máu. Gà có biểu hiện triệu chứng thần kinh, nghẹo cổ, liệt chân và cánh, biểu hiện tư thế opisthotonus.
Thể mạn tính: thường xuất hiện ở cuối ổ dịch với các bệnh biến do rối loạn hệ thần kinh trung ương.
– Do tổn thương tiểu não, gà bệnh có những chuyển động bất bình thường: vặn đầu ra sau, đang đi bỗng dừng lại, đi giật lùi, đi vòng tròn…gà mổ nhiều lần không trúng thức ăn…khi bị kích thích bởi tiếng động hoặc va chạm thì đột nhiên ngã lăn ra đất, lên cơn động kinh co giật, những cơn động kinh co giật thường hay mãnh liệt vào lúc sáng sớm khi mới mở cửa chuồng.
– Bệnh mạn tính thường kéo dài vài ngày đến vài tuần. Gà chết do đói và kiệt sức. Nếu được chăm sóc gà có thể qua khỏi nhưng vẫn để lại di chứng thần kinh trong một thời gian dài. Gà lành bệnh được miễn dịch suốt đời
3. Bệnh tích
Thể cấp tính
– Trên nền chuồng thấy xuất hiện nhiều bãi phân trắng như phân cò. Gà bệnh thường sốt cao từ 42,5 – 43oC. Sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên,gà lờ đờ rồi trở nên khó thở trầm trọng. Từ mũi chảy ra một chất nhớt màu đỏ nhạt hoặc màu xám trắng hơi nhớt. Gà bệnh hắt hơi, vảy mỏ liên tục thường kêu thành tiếng “toác toác”. Bệnh nặng ở gà không thở được bằng mũi, do có nhiều fibrin màu xám xẫm ở niêm mạc miệng, hầu, họng, xoang mũi cho nên gà phải vươn cổ, há mỏ ra để thở.
– Xung quanh mắt và đầu thường bị phù thũng.
– Gà bị bệnh, rối loạn tiêu hóa trầm trọng: gà bỏ ăn, uống nước nhiều. Thức ăn ở diều không tiêu, nhão ra do lên men. Sờ tay vào diều như sờ vào túi bột. Khi cầm chân gà dốc ngược lên từ mồm sẽ chẩy ra một chất nước nhớt, mùi chua khắm.
– Bệnh kéo dài vài ngày thì sinh ỉa chảy: phân lúc đầu còn đặc, có thể lẫn máu, màu nâu xẫm… sau loãng dần có màu trắng xám do có chứa nhiều muối urat. Lông đuôi gà bẩn dính bết phân.
– Niêm mạc hậu môn xuất huyết có những tia máu đỏ.
– Mào, yếm của gà bị ứ máu tím bầm trong thời gian khó thở sau chuyển màu tái dần do mất máu. Gà có biểu hiện triệu chứng thần kinh, nghẹo cổ, liệt chân và cánh, biểu hiện tư thế opisthotonus.
Thể mạn tính: thường xuất hiện ở cuối ổ dịch với các bệnh biến do rối loạn hệ thần kinh trung ương.
– Do tổn thương tiểu não, gà bệnh có những chuyển động bất bình thường: vặn đầu ra sau, đang đi bỗng dừng lại, đi giật lùi, đi vòng tròn…gà mổ nhiều lần không trúng thức ăn…khi bị kích thích bởi tiếng động hoặc va chạm thì đột nhiên ngã lăn ra đất, lên cơn động kinh co giật, những cơn động kinh co giật thường hay mãnh liệt vào lúc sáng sớm khi mới mở cửa chuồng.
– Bệnh mạn tính thường kéo dài vài ngày đến vài tuần. Gà chết do đói và kiệt sức. Nếu được chăm sóc gà có thể qua khỏi nhưng vẫn để lại di chứng thần kinh trong một thời gian dài. Gà lành bệnh được miễn dịch suốt đời.
– Niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết thành những chấm màu đỏ tròn to bằng đầu đinh ghim, mỗi điểm tương ứng với một lỗ đổ ra của tuyến tiêu hóa.Nhiều trường hợp (nhất là bệnh nặng hoặc kéo dài) hiện tượng xuất huyết không thành điểm mà tập trung thành dải, thành vệt ở đầu và cuối cuống mề (chặn trước và chặn sau của dạ dày tuyến).
– Dạ dày cơ: dưới lớp sừng keratin cũng bị xuất huyết thâm nhiễm dịch thẩm xuất kiểu gelatin.
– Niêm mạc ruột non xuất huyết, viêm cata trong giai đoạn đầu. Giai đoạn sau các nang lâm ba bị viêm loét, rõ nhất ở các mảng payer. Vết loét có thể nhìn thấy từ mặt ngoài, có hình tròn, hình trứng hay hình hạt đậu có màu mận chín. Mổ ra thấy vết loét dày cộm lên bề mặt niêm mạc màu nâu dễ bóc. Một số trường hợp vết loét hình cúc áo giống như nốt loét trong bệnh dịch tả lợn. Trên niêm mạc bên cạnh vết loét là những đám xuất huyết (trường hợp bệnh nặng có thể lan xuống tận ruột già gần hậu môn)
– Lách gà Đông Tảo không sưng, bị hoại tử.
– Gan hoại tử, xuất huyết, có một đám thoái hóa mỡ màu vàng nhạt.
– Thận hơi sưng, trên có sọc trắng do tích nhiều muối urat.
– Dịch hoàn, buồng trứng bị xuất huyết thành từng vệt, từng đám, nhiều trường hợp buồng trứng dính chặt với ống dẫn trứng, trứng non bị vỡ lòng đỏ chứa đầy xoang bụng.
– Xuất huyết thanh dịch bao tim, xoang ngực, bề mặt xương ức.
– Não viêm, xuất huyết. Những biến đổi bệnh lý của hệ thần kinh trung ương không quan sát được bằng mắt thường.
4. Phòng bệnh Newcastle ở gà Đông Tảo
– Khi chưa có dịch xảy ra: hạn chế người qua lại ở những nơi chăn nuôi lớn, tập trung. Người ra vào, công chăn chăn nuôi phải sát trùng kĩ tay chân, quần áo. Công tác kiểm dịch vận chuyển gà và trứng cần phải thực hiện nghiêm ngặt. Không lấy trứng từ những nơi nghi có bệnh, lấy trứng từ những nơi có nguồn gốc rõ ràng. Gà nhập về phải nuôi cách ly ít nhất 10 ngày để theo dõi.
– Khi dịch đã xảy ra: trường hợp gà mắc bệnh, để dập tắt dịch nhanh tốt nhất nên tiêu diệt toàn bộ số gà bị bệnh và nghi nhiễm bệnh.Tiêm phòng vacxine, cách ly số còn lại. Tổng tẩy uế tiêu độc chuồng trại. Gia cầm chết phải được chôn sâu, lấp kĩ. Không mang gà bệnh và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng đang có dịch.
– Thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng, khi gà được 03 ngày tuổi và 21 ngày tuổi dùng vaccine Lasota nhỏ mũi, mắt. 2 tháng tuổi tiêm vaccine Newcastle hệ I
5. Biện pháp can thiệp
– Vacxin Lasota tiêm thẳng vào ổ dịch
– Thường xuyên bổ sung vitamin ADE.B.Complex-C:1 g/1 lít nước nhằm tăng cường sức đề kháng, chống stress.
Bệnh Newcastle là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cần có biện pháp chăm sóc, phòng bệnh hợp lý, ngăn chặn kịp thời trước khi phát sinh dịch bệnh.
Câu Hỏi Thường Gặp
Nên cho gà Đông Tảo ăn thức ăn như thế nào?
Gà Đông Tảo thuần chủng 1 tháng tuổi cần được bổ xung rất nhiều tinh bột và các chất khoáng cần thiết để phát triển cơ thể. Bà con nên cho gà ăn cám mảnh có kèm ăn cơm, thóc hoặc ngô mảnh (để gà tập quen dần với thức ăn mới). Cho gà ăn vừa phải, không nên cho ăn quá nhiều, gà dễ mắc bệnh phân trắng. Bổ sung nước đầy đủ: Thường xuyên kiểm tra và châm nước vào máng uống cho gà, đảm bảo gà luôn có đủ nước uống.
Cách chăm sóc gà Đông Tảo còn nhỏ như thế nào?
(1) Máng ăn, máng uống phải sạch sẽ. Gà ở tuổi này lông tơ vẫn đang phát triển nhiều, mặt và bắp thịt đỏ dần và rất hay cắn đá nhau; (2) Khi gà đạt trọng lượng khoảng 300gam-350gam, gà ăn rất khỏe, hoạt bát; (3) Mật độ nuôi: 10 con/m2; (4) Thời gian chiếu sáng 18/24 giờ; (5) Bố trí máng ăn, máng uống: máng ăn máng uống đặt liền nhau, sử dụng kiểu máng tròn (đường kính 15 cm), bình quân 30 – 40 con/máng, treo cao 5 – 10 cm so với nền chuồng; (6) Chăm sóc, nuôi dưỡng: Cho gà ăn 4 lần/ngày.
Originally posted 2016-05-04 09:28:07.