kỹ thuật nuôi cá

Trong bài viết này, hãy cùng Farmvina tìm hiểu các kỹ thuật nuôi cá nước ngọt cơ bản mà người nuôi nào cũng phải nắm vào áp dụng.

Chọn địa điểm nên tính đến những yếu tố nào?

Chọn địa điểm là khâu quan trọng đầu tiên trong kỹ thuật nuôi cá, phải tổng hợp nhiều yếu tố:

  • Phải phù hợp với quy hoạch địa phương
  • Phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội và tập quán tiêu dùng của địa phương, tìm hiểu đặc tính sinh học của các chủng loài nuôi giống nuôi thích hợp và quy mô sản xuất.
  • Phải tính đến vấn đề nguồn nước và chất nước của vùng nuôi, phù hợp “Tiêu chuẩn chất lượng nghề cá” (GB 11607-1989)
  • Điều kiện khí hậu, thủy văn của khi vực nhất là các hiện tượng lũ lụt, gió bão và các yếu tố tạo ra tai họa.
  • Thổ nhưỡng, chất đất của vùng ao nuôi, nên chọn vùng đất thịt hoặc đất thịt pha cát vì loại đất này có sức giữ nước giữ béo tốt, tính thấu khi tốt, sinh vật thức ăn sinh trưởng tốt.
  • Khảo sát tổng hợp điều kiện cơ sở giao thông, điện lực, thông tin liên lạc.

Xây dựng ao phát tính đến những yếu tố nào?

Xem kỹ thuật đào ao nuôi cá tại đây:

Kỹ thuật đào ao cá: Cách đào ao

Hình dạng.

Thường là hình chữ nhật. Tỷ lệ thông thường là (2~4):1. Ao tỷ lệ dài rộng lớn nước chảy tốt, thao tác quản lý tiện lợi. Nếu áp dụng ao có hệ thống thoát nước chính giữa, tốt nhất áp dụng hình vuông hoặc hình tròn, để lợi cho tháo nước bẩn.

Hướng

            Nên chọn chiều dài hướng đông tây, chiều rộng hướng nam bắc là tốt để tiện cho thao tác quản lý thời gian mặt trời chiếu dài, nên kết hợp địa hình của vùng nuôi, thủy văn và hướng gió.

Diện tích.

            Nói chung, ao cá bột 1-2 mẫu, ao cá giống 2-5 mẫu, nuôi thành cá lớn diện tích ao trên dưới 10 mẫu là vừa. Diện tích ao nuôi cá đặc sắc nên nói chung căn cứ vào đặc tính sinh hoạt của chủng loại cụ thể và nhu cầu thao tác sản xuất để quyết định.

kỹ thuật nuôi cá

Độ nước sâu.

            Cá bột độ sâu ao nước trên dưới 1m là vừa và tăng độ sâu nước lên theo cá lớn dần. Ao nuôi cá lớn độ sâu nước 1,5m là vừa, mặt đỉnh bờ ao cao hơn mặt nước ao 0,5m. Ao nuôi cá lớn là trên dưới 2,5-3m, ao cá giống 2-2,5m

Đáy ao.

Hình dạng đáy ao có 3 loại: loại thứ nhất hình đáy nồi, tức là quanh bờ ao cạn sâu dần vào giữa, toàn bộ đáy ao hình như đáy nồi. Loại đáy ao này thích hợp với ao nhỏ, ao nuôi tinh diện tích nhỏ (trong 1 mẫu) – (ao bùn nước).

Loại thứ 2 là “hình nghiêng” đáy ao bằng và nghiêng về phía miệng cống thoát nước. Loại đáy ao này tháo nước, đánh bắt đều thuận lợi nhưng làm vệ sinh bùn không thuận tiện.

Loại thứ 3 là “ kiểu lưng rùa”, tức là phần giữa ao cao (tức gọi là sống ao) và đổ nghiêng về bốn phía, chỗ tiếp nối với dốc nghiêng ao sâu nhất hình thành một rãnh cạn, toàn bộ đáy ao là dạng lưng rùa và nghiêng về phía miệng cống thoát nước. Khi tháo nước khô ao, cá và nước sẽ tập trung vào chỗ sâu nhất, rất thuận tiện cho việc tháo nước đánh bắt cá, cự ly vận chuyển cá ngắn.

Bờ ao và độ dốc.

            Thường rộng 2-6m, bờ ao chính phải rộng hơn bờ ao phụ. Độ dốc bờ ao nói chung là 1:(1,5-3). Nếu chất đất bờ ao là đất sét hoặc đất thịt, có xây dựng độ dốc, tỷ lệ độ dốc giảm xuống 1:(1,0~1,5).

Ao chủ yếu có hình thức hộ dốc nào?

Hình thức hộ dốc thường dùng chủ yếu có tấm bê tông, bê tông, màng đất, tường gạch, tường đá.

Hộ dốc tấm bê tông.

Độ dày từ 10-15cm, khi lắp, phải đào xuống đáy ao khoảng 30cm, bao quanh một lớp bê tông để cố định tấm bê tông, trên đỉnh tấm bê tông đổ một bê tông dày trên dưới 40cm.

Hộ dốc bê tông.

            Thường dùng bê tông rời đổ mà thành, độ dày từ 5~8cm nhưng mặt dốc phải bằng phẳng và có khe co giãn.

Hộ dốc màng đất

            Dùng màng kèo polythene hoặc màng đất phức hợp, thi công giống như thi công đổ bê tông.

Thiết bị tháo nước ao có những hình thức nào?

Thiết bị tháo nước ao thường áp dụng bản van, cửa van hoặc ống kéo để khống chế tháo nước ao. Hình thức tháo nước bằng ống kéo thao tác đơn giản, phòng rò tương đối tốt.

Phương thức tháo nước ao truyền thống là xây một cái hố nước bên bờ ao, trong hố lắp đặt lan can ngăn cá, nối liền với ống thoát nước của rãnh thoát nước, ván van hoặc ống kéo, thoát bẩn không triệt để, do đó, hiện nay xây dựng tác rời hố thoát nước và ống thoát nước.

Hố thoát nước xây ở đấy ao, thông với đường ống và ống kéo, áp dụng phương thức tháo nước phần đấy ao.

Kỹ thuật nuôi cá: Cải tạo ao như thế nào?

Cải tạo ao cần phải áp dụng biện pháp sau đây:

Đào sâu ao.

Ao truyền thống nói chung tương đối cạn, cần phải nạo vét bùn, tăng độ sâu ao, để thỏa mãn nhu cầu sản xuất nghề cá hiện đại.

Tăng rộng bờ ao.

            Độ rộng của bờ ao phải nới rộng để cho xe cơ giới ra vào thuận lợi.

Cải tạo hệ thống lấy nước thoát nước.

            Thực hiện tách hệ thống lấy nước và thoát nước, cải tạo hệ thống cống ngầm thành cống nổi để có lợi cho việc bảo vệ và quản lý hệ thống lấy nước và thoát nước.

Địa điểm xây dựng ao nuôi cá nước chảy phải có những điều kiện chủ yếu nào?

            Khi chọn địa điểm nuôi cá nước chảy, cần có nguồn nước tốt, lượng nước đầy đủ và các điều kiện tương ứng khác nhau.

Nguồn nước và chất nước.

            Nguồn nước thường dùng có nước hồ chưa nước, nước sông chảy, nước suối nùi và nước cuối nguồn nhà máy thủy điện. Yêu cầu phải đầy đủ, quanh năm đủ lưu lượng. Chất nước phù hợp (tiêu chuẩn chất nước nghề cá) (GB11607-1989), không o nhiễm, lượng oxy hòa tan lớn hơn 5mg/1lit.

Địa hình và chất đất.

            Có độ dốc nhất định, thoát nước tốt nhất là tự chảy, chất đất tốt, sức giữ nước mạnh.

Nhiệt độ nước.

            Phải chọn vùng nước có nhiệt độ thích hợp với loài cá đó sinh trưởng. Xây dựng vùng nuôi cá nước chảy. Ví dụ cá chép nuôi nước chảy quanh năm có thể giữ nước 15-30 độ C. Nếu nuôi loài cá có tính nước lạnh như cá cầm, đảm bảo nhiệt độc nước ở là 17~20 độ C, nhiệt độ nước thích hợp nuôi cá rô phi là 24-32 độ C.

Lưu lượng.

            Nuôi cá nước chảy là một hình thức nuôi cá thâm canh, mức độ tập trung cá cao hơn nuôi ao rất nhiều, loài cá lười sống với oxy hòa tan, chủ yếu dựa vào dòng nước chảy không ngừng đổ vào để cung ứng.

Lưu lượng có thể khống chế ở mỗi giờ trao đổi lượng nước một lần, cá to dần, có thể tăng trao đổi lượng nước mỗi giờ 2~5 lần.

QUAN HỆ GIỮA LƯỢNG NƯỚC CUNG CẤP VỚI DIÊN TÍCH AO NUÔI VÀ SẢN LƯỢNG CÁ CỦA AO HỒ NƯỚC CHẢY

Lượng nước cung cấp lít/giâyTổng diện tích ao cá (mét vuông)Sản lượng cá (kg)
15-201653000-5000
25-353305000-10000
60-8066015000-25000
90-12099030000-40000

 

Ao nuôi cá nước chảy cần có những điều kiện nào?

Diện tích.

            Thường là mấy chục met vuông, rất ít vượt quá 100 mét vuông để có lợi cho quản lý và trao đổi nước.

Hình dạng và kết cấu.

            Hình dạng tương đối nhiều, nhưng hình chữ nhật, hình tam giác và hình thang là cơ bản: hình chữ nhất vát góc hoặc hình thoi là thích hợp, yêu cầu đáy ao có độ dốc nhất định, có lợi cho thải chất bẩn. Ao nên dùng bê tông, gạch hoặc đá để xây.

Nước sâu.

            Ao nước tương đối tĩnh cạn hơn, thường là từ 1,5-2m.

kỹ thuật nuôi cá

Miệng mương lấy nước thoát nước.

            Miệng lấy nước và thoát nước nên xây ở góc đối diện hoặc điểm giữa ở cạnh ngắn của hình chữ nhất. Miệng lấy nước và miệng thoát nước xây thành hình khung van rộng 30-60cm. Trên khung van xây hai dường máng van, gần vách trong của ao cắm khung lưới phòng tháo, gần vách ngoài ao là tấm van điều tiết lượng nước vào ra.

Máy tăng oxy thường dùng trong sản xuất chủ yếu có những loại nào?

Máy tăng oxy kiểu bánh xe lá.

Loại máy tăng oxy sử dụng nhiều nhất hiện nay, trị số tăng oxy mỗi giờ có thể đạt 1-2kg/kw, tính theo mỗi mẫu nuôi cá 750kg. Mỗi kw động lực có thể phụ tải diện tích 2000-2700 mét vuông. Động lực chọn dùng lớn nhỏ có 0,7kw, 1,1kw, 1,5kw, 3kw, 5,5kw. Sử dụng thích hợp cho ao có diện tích lớn độ sâu trên 1m.

Máy tăng oxy kiểu xe nước.

Chủ yếu dùng thích hợp cho ao diện tích nhỏ, ao cạn, đặc điểm lớn nhất của máy tăng oxy kiểu xe nước là đông thời tăng oxy, khuấy nước bắt khí, còn có thể hình thành định hướng dòng nước, có tác dụng tập trung chất bẩn tương đối tốt. Công suất phần nhiều từ 0,75-3kw, hiệu suất tăng oxy có thể đạt 1,4kg/kw, mỗi kw động lực thường phụ tải 1000 mét vuông mặt nước.

Trang bị bắt khí lỗi nhỏ (vi lỗ)

Thiết bị bắt khí lỗ nhỏ cải thiện môi trường nước, oxy hòa tan đều, nước khuấy động tương đối nhỏ, hiệu suất tăng oxy của nó có thể đạt 1,8kg/kw.

–> Để tăng lượng oxy khi nuôi cá và các loại thuỷ sản khác, bạn đọc nên tham khảo ống xốp tạo oxy:

Ống xốp tạo oxy nuôi thuỷ sản (nanotube / aerotube)

Máy cho thức ăn có những loại nào?

Máy cho thức ăn gồm 4 bộ phận hộp thức ăn, thiết bị xuống thức ăn, thiết bị xả và máy khống chế hợp thành. Thiết bị xuống thức ăn thường có kiểu xoắn ốc đẩy vào, kiểu rung, kiểu sắt điện từ kéo xuống, kiểu bàn xoay định lượng, kiểu định lượng xuống thứ ăn kiểu ngăn kéo. Hiện nay ứng dụng tương đối nhiều là máy cho thức ăn định giờ định lượng.

Nuôi hỗn hợp (nuôi ghép) có những nguyên tắc nào?

Nhiều loại cá nuôi hỗn hợp là biện pháp kỹ thuật quan trọng để nâng cao sản lượng đơn vị nuôi của ao và nâng cao hiệu ích kinh tế tổng hợp. Phương thức thả nuôi loài cá ăn thức ăn trong cùng một ao, tính chất thức ăn, tầng nước cá sống khác nhau để lợi dụng đầy đủ không gian ao, sinh vật thức ăn thiên nhiên và thức ăn nhân công.

Trong quá trình nuôi hỗn hợp, các loài cá nuôi cũng có mâu thuẫn với nhau, bài xích nhau. Muốn hạn chế và thu hẹp hạn chế đó, không thể tùy ý nuôi hỗn hợp. Cần phải căn cứ tính chất thức ăn, đặc biệt sinh trưởng, nguồn thức ăn, khi hậu và điều kiện ao nuôi của các loài cá để quyết định loại hình nuôi hỗn hợp, quyết định mật độ thả nuôi, quy cách và thời gian nuôi của loài cá nuôi chính và cá nuôi phụ mới có thể đạt được mục đích thúc đẩy lẫn nhau.

Nuôi hỗn hợp có những ưu điểm nào?

Lợi dụng hợp lý không gian mặt nước.

            Tập tính sinh sống của loài cá nuôi chia ra ba loại: loài cá sống ở tầng giữa, tầng trên, loài cá sống ở tầng giữa dưới và loài cá sống ở tầng đáy. Loài cá mè trắng, cá mè hoa chủ yếu ăn sinh vật phù du sống ở tầng nước trên giữa; cá trắm trắng trắm cỏ ăn thức cỏ chủ hoạt động động ở tầng nước giữa dưới; cá trắm, cá diếc, cá rô phi thì sống ở tầng đáy, những loài cá này nuôi chung với nhau, có thể lợi dụng đầy đủ các tầng nước ao.

Lợi dụng đầy đủ nguồn thức ăn.

            Thức ăn nuôi cá ao ở nước ta có loại thức ăn gia công, thức ăn thiên nhiên nhưng yêu cầu chủng loại thức ăn của các loại cá đều có đặc tính riêng. Cá mè ăn thức ăn là động vật phù du, phân hữu cơ, vi khuẩn, cá trắm ăn cỏ, cá chép, rô phi, cá diếc là loài cá ăn thức ăn tạp, cá trắm ăn ốc, hến. Những loài cá này nuôi chung với nhau, nguồn thức ăn trong nước đã có thể lợi dụng đủ.

Thức ăn thương phẩm cho ăn, chủ yếu là cá trắm cỏ, cá trắm trắng, cá chép ăn chung, một phần tương đối ít hạt được cá diếc và các loài cá nhỏ ăn, toàn bộ thức ăn thương phẩm đều có thể được trực tiếp lợi dụng có hiệu quả đương nhiên.

Nâng cao tỷ lệ tự cấp của loài cá, thúc đẩy cân bằng cá thương phẩm đưa ra thị trường.

Nuôi các loài cá quy cách khác nhau trong cùng một ao, thực hiện việc luân lưu bắt, thả, vừa có thể quanh năm cung cấp cho thị trường cá thương phẩm tươi mới, làm phồn vinh thị trường, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, tăng thu nhập, giảm rủi ro nuôi cá ao, vừa giải quyết cơ bản giống cá quy cách lớn cho năm sau thả nuôi.

Tại sao phải luân lưu bắt thả?

Bắt thả luân lưu chủ yếu là cá mè trắng, cá mè hoa và cá trắm cỏ nuôi đến thời ký cuối không chịu được nước béo. Cá rô phi chỉ cần đạt quy cách thương phẩm cũng có thể đánh bắt. Cá trắm, cá chép, cá diếc khó đánh bắt, nói chung không phải là đối tượng đánh bắt, thời gian đánh bắt chủ yếu là vào mùa hạ và mùa thu.

Bắt thả luân lưu có ưu điểm nào?

Có lợi cho nâng cao tỉ lệ lợi dụng thức ăn hoặc phân bón.

Đánh bắt luân lưu làm tăng thêm một bước chủng loại, quy cách và số lượng cá nuôi ghép của ao cá thương phẩm, từ đó có thể nâng cao tỷ lệ lợi dụng thức ăn, phân bón, lợi dụng kỹ thuật đánh bắt luân lưu, có lợi cho khống chế mật độ thời ký sinh trưởng của cá, từ đó giảm mâu thuẫn giữa loài cá bao gồm thức ăn, sinh sống và không gian sinh tồn của cùng loài cá với nhau, thực hiện thả nuôi chéo, đưa chéo ra thị trường, phát huy tiềm lực sản xuất tổng hợp của “nước, giống, thức ăn, phân bón”.

Bảo đảm cá thương phẩm có nhiều năm liền cao sản.

Ao cá thương phẩm thông qua bắt cá lớn bổ sung cá nhỏ, ao cá thương phầm kiêm luôn cả ao cá giống, đồng thời với sản xuất cá thương phẩm đưa ra thị trường, ao cá lại chuẩn bị cá giống quy cách lớn cho năm sau, thả và bắt lớp này lớp khác như thế, tạo cơ sở vật chất ổn định cao sản cho ao cá.

Đảm bảo cân bằng cá sống tươi đưa ra thị trường.

Cá thương phẩm vào tháng 9-10 tập trung đưa ra thị trường. Áp dụng đánh bắt thả luân lưu, có thể giải quyết tương đối tốt khó khăn này.

Kỹ thuật bắt thả luân lưu.

Bắt thả luân lưu phần nhiều tiến hành vào mùa hạ, mùa thu thời tiết nóng, còn gọi là “cá nước nóng”.

Chuẩn bị trước khi đánh bắt.

Căn cứ tình hình thời tiết khống chế thích đáng lượng phân bón. Một ngày trước khi đánh bắt phải giảm lượng thức ăn. Trước khi thả lưới bắt cá phải làm sạch cỏ dại, vật bẩn trên mặt ao, để dễ thao tác.

Xác định thời gian đánh bắt.

            Yêu cầu đánh bắt phải tiến hành khi nhiệt độ nước trong ngày thấp, lượng oxy hòa tan trong nước ao cao, phần nhiều sau nửa đêm, rạng sáng, hoặc sáng sớm đánh bắt.

Xử lý sau khi đánh bắt.

            Sau khi đánh bắt do khuấy động bùn đáy ao, làm cho chất nước đục, đồng thời thân cá bài tiết lượng lớn chất nhờn, tăng tiêu hao oxy. Lúc này phải lập tức tháo nước mới vào ao hoặc mở máy oxy, làm cho cá có thời gian chống nước, rửa sạch chất nhờn quá nhiều trên thân cá, tăng lượng oxy hòa tan trong nước, phòng cá nổi đầu.

kỹ thuật nuôi cá

Luân phiên nuôi đa cấp.

Chia ao cá thành mấy loại ao cá giống và ao cá thực dụng, mỗi loại ao chuyên nuôi một loại cá sau 40 ngày chuyển sang một loại ao khác (tức là đảo ao). Không ngừng đảo ao điều tiết lượng cá trong ao. Kịp thời đảo ao, khống chế mật độ và kỹ thuật trung tâm tăng sản tăng thu của nuôi luân phiên đa cấp.

Giống nuôi luân phiên đa cấp phải chọn giống dễ kéo lưới đánh bắt, như mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, rô phi, không nên chọn loài cá sống ở tầng đáy.

Ao nuôi luân lưu đa cấp chia ra ao cá thực dụng và ao cá giống, tỉ lệ phân phối diện tích của nó là ao cá thực dụng 65%, ao cá giống 35%.

Thế nào là kỹ thuật nuôi ao 80:20?

Kỹ thuật nuôi ao 80:20 là nuôi loài cá chính đơn nhất như cá trắm, cá vền, sản lượng của nó chiếm đến 80% sản lượng nuôi khi thu hoạch, đồng thời còn có thể sản xuất ngoài định mức 20% loài cá ăn thức ăn có tính lọc thức ăn.

Mô thức nuôi 80:20 của hạng mục quốc tế của hiệp hội đậu nành Mỹ cấm sử dụng thuốc hoặc bất kỳ sản phẩm hóa học nào để đảm bảo cá thu hoạch không bị ô nhiễm và an toàn khi sử dụng ăn. Rất nhiều thí nghiệm còn triển khai lượng thay nước nhỏ nhất, triển khia đầy đủ tính năng tiết kiệm nước.

Trọng tâm của kỹ thuật 80:20 là chất nước, phẩm chất thức ăn và quản lý phẩm chất cá.

Nuôi cá nước chảy có những ưu điểm nào?

            Nuôi cá nước chảy còn gọi là nuôi cá nước sống, là một phương thức nuôi cá mặt nước nhỏ mật độ cao giống như nuôi cá lồng bè. Chủng loại nuôi cá nước chảy có: cá tầm, cá chép, cá trắm, cá đuối, bóng đỏ và loài cá ăn nuốt, các loài cá ăn thức ăn thịt như cá rô mo thân cao, cá chép vược, cá trê miệng to, các loài cá nước ấm như cá rô phi, cá chim nước ngọt.

Lợi dụng dòng nước tự chảy của suối nước nóng, lạnh và sông ngòi để nuôi cá nước chảy, không cần động lực, cũng có thể nuôi mật độ cao, sản xuất sản phẩm cá tốt. Cá sinh trưởng trong môi trường nước không ngừng chảy, oxy hòa tan đầy đủ, chất nước trong, rất ít phát sinh bệnh cá. Cho nên, nuôi cá nước chảy là một phương thức nuôi cá kiểu mới hiệu suất cho cá ăn tự động, chia ao hợp thời, tiện áp dụng loại thức ăn hạt để tăng phát triển, giảm cường độ lao động, nâng cao hiệu suất sản xuất.

Nuôi cá nước chảy có những yêu cầu nào đối với thả nuôi?

Thời gian thả nuôi.

            Thời gian sinh trưởng của loài cá kéo dài. Loài cá tự mình phối kết hợp chăm sóc, mất độ chăm sóc phải giảm thích đáng, sau khi chiều dài cá giống đạt 4-5cm, phải kịp thời chuyển vào ao nước chảy tiếp túc chăm sóc.

Quy cách thả nuôi.

            Nói chung cá chép 30-80g/con, cá trắm 50-100g/con, cá rô phi 4cm là tốt.

Mật độ nuôi.

Lượng thả nuôi cá giống chăm sóc là 1000-1500 con/mét vuông, thả nuôi cá lớn là 50-200 con/ mét vuông hoặc 10-15kg/mét vuông, không nên vượt quá 20kg/met vuông

Nuôi cá nước chảy phải quản lý thức ăn như thế nào?

Cho ăn nuôi cá nước chảy.

            Phải tập cho cá có thói quen ăn thức ăn tập trung trên mặt nước. Số lần cho ăn mỗi ngày có trên 6 lần, 4 giờ một lần. Thời gian cho ăn mỗi lần 15-20 phút, lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày bằng 10%-15% thể trọng cá.

Khống chế lưu lượng.

Lưu lượng to hay nhỏ liên quan đến lượng oxy hòa tan trong ao cá nhiều hay ít. Có quan hệ trực tiếp với tốc độ sinh trưởng của cá và sản lượng đơn vị. Trong quản lý phải căn cứ vào lượng oxy hòa tan trong nước ao, thời tiết và tình hình hoạt động của cá, điều tiết lưu lượng, độ thể lực của cá, vừa không vì thiếu oxy mà ảnh hưởng cá nạp thức ăn và sinh trưởng.

Cùng tìm hiểu dinh dưỡng và thức ăn khi nuôi cá nước ngọt tại ĐÂY.

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Chọn địa điểm nuôi cá nên tính đến những yếu tố nào?

(1) Phải phù hợp với quy hoạch địa phương; (2) Phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội và tập quán tiêu dùng của địa phương; (3) Phải tính đến vấn đề nguồn nước và chất nước của vùng nuôi; (4) Điều kiện khí hậu, thủy văn của khu vực; (5) Thổ nhưỡng, chất đất của vùng ao nuôi; (6) Khảo sát tổng hợp điều kiện cơ sở giao thông, điện lực, thông tin liên lạc.

Xây dựng ao phát tính đến những yếu tố nào?

(1) Hình dạng ao; (2) Hướng ao; (3) Diện tích ao; (4) Độ nước sâu ao; (5) Đáy ao; (6) Bờ ao và độ dốc.

Máy tăng oxy thường dùng trong sản xuất chủ yếu có những loại nào?

(1) Máy tăng oxy kiểu bánh xe lá; (2) Máy tăng oxy kiểu xe nước; (3) Trang bị bắt khí lỗi nhỏ (vi lỗ).

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2018-10-07 11:57:00.

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.