tình hình nuôi chim yến

Trong bài viết này, Farmvina sẽ chia sẻ về tình hình nuôi chim yến tại nước ta và trên thế giới để bạn đọc có cái nhìn tổng quan trước khi chúng ta cùng tìm hiểu các vấn đề kỹ thuật khác.

Tình hình nuôi chim yến trên thế giới

Yến sào hay tổ chim yến là sản phẩm thiên nhiên chỉ có ở một số nước Đông Nam Á và chỉ duy nhất do chim yến tạo ra từ nước bọt để làm tổ đẻ trứng duy trì nòi giống.

Sản phẩm quý hiếm từ tổ của loài chim yến được nhiều người dân ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Mỹ … rất ưu chuộng, có giá trị cao về thương mại và xuất khẩu.

Loại thực phẩm bổ dưỡng này được coi như là loại thuốc để chống lão hóa, lâu già, khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng …đã được phát hiện và sử dụng trong bát trân của vua chúa từ thời phong kiến của Trung Hoa đến thời phong kiến Việt Nam các đây mấy trăm năm.

Việc khai thác yến sào tự nhiên đã phát triển ở Indonesia từ thế kỷ 14-15, ở Thái Lan từ thế kỷ 17-18 và Malaysia từ thế kỷ 19 (khoảng 100 năm). Ở Việt Nam thì việc khai thác từ thế kỉ 19 từ các đảo yến Cù Lao Chàm –Hội An và Khánh Hòa.

Nhưng hiện nay sản lượng yến sào không chỉ phụ thuộc và thu hoạch và khai thác tự nhiên, một số lượng lớn sản phẩm dựa vào kỹ thuật nuôi yến trong nhà. Nghề nuôi yến trong nhà đã dần dần phát triển tại một số nước Đông Nam Á, và trở thành một nguồn lợi kinh tế lớn tại các nước như Indonesia, Malaysia, Thái Lan … trở thành ngành công nghiệp khá thành công tại Đông Nam Á.

Số lượng nhà yến  của Indonesia là từ 160.000 nhà yến năm 2006 tăng lên 200.000 nhà yến; của Malaysia là 60.000 nhà yến và kế hoạch đến năm 2015 là đạt 100.000 nhà yến ; của Việt Nam là chỉ mới 2.000 nhà yến và còn nhiều tiềm năng cho ngành mới này.

Từ những nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm sinh học của chim yến mà những nhà khoa học ở Malaysia, Thái Lan, đặc biệt tại Indonesia hình thành và phát triển thành nghề nuôi chim yến trong nhà bắt đầu từ sau năm 1950 ở đảo Java, Indonesia.

Để dụ chim yến vào những ngôi nhà được xây dựng, người ta phải tạo ra môi trường xung quanh nhà và trong nhà giống như môi trường trong hang động, nơi chim yến làm tổ ngoài tự nhiên, đồng thời người ta còn cho phát những đĩa ghi âm tiếng chim yến để dụ chim yến.

Chim yến có thói quen sống bầy đàn trong thiên nhiên cần bay lượn nên không thể bắt chim thả vào nhà mình được mà chúng sẽ đến một cách tự nhiên, khi thấy an toàn sẽ rủ nhau đến nhiều hơn.

Chim yến có khứu giác rất nhạy cảm, chúng chỉ làm tổ khi ngửi thấy mùi bầy đàn ở gần đó. Vì thế ngoài việc dụ chim yến bằng cách dùng loại yến bụng trắng, ta có thể xịt mùi thơm hữu cơ tạo mùi để căn nhà có mùi giống như mùi của chim yến, rải ít phân chim, hay làm tổ giả, bật băng gọi bầy khoảng 7 – 12h và từ 16 – 18h, đây là lúc chim yến vừa đi kiếm ăn về.

Chim yến sinh sống nhiều từ vĩ độ 10oS đến 20oN và kinh độ 95o đến 115o Đông, chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam Á, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Campuchia.

Giá trị tổ yến sào hiện nay rất hak1c nhau. Ở thị trường thế giới, giá một kg yến sào loại 1 là 2.000 – 3.000 đô – la Mỹ. Một bát súp yến ở Hồng Kông có giá 200 đô-la Mỹ. Ở Việt Nam, yến sào Khánh Hoà sạch khô, có giá trị cao nhất, loại 1 từ 30 đến 40 triệu/kg, loại còn lông và yến sào tại các địa phương khác từ 20 đến 30 triệu đồng/kg.

tình hình nuôi chim yến
Bạn đã nắm tình hình nuôi chim yến trên thế giới chưa?

Tình hình nuôi chim yến tại Việt Nam

Ở Việt Nam, chim yến cho tổ ăn được là loài Aerodramus fuciphagus, sinh sống trong nhà phân bốt từ Thanh Hoá đến Cà Mau và các tỉnh Tây Nguyên từ Bình Phước đến Đắc Lắk. Tổ yến Việt Nam có chất lượng cao, được khách hàng trên thế giới ưa chuộng.

Tại Khánh Hoà, bênh cạnh chim yến đảo (Aerodramus fuciphagus fermani) được phân bố ngoài tự nhiên tại các hang đảo, nghề nuôi chim yến nhà đang trên đà phát triển.

Hầu hết các nhà nuôi chim yến được xây dựng ở ven biển, rừng núi, kênh rạch, ruộng đồng, bãi trống … là những nơi có khả năng tạo ra một lượng lớn côn trùng, nguồn cung cấp thức ăn cho chim yến.

Việc nuôi chim yến trong nhà chính là việc cung cấp nơi trú ngụ an toàn, phù hợp đặc tính sinh học của chim để chim có thể làm tổ, để trứng và nuôi chim non; còn nguồn thức ăn, nước uống của chim thì hoàn toàn do chim tự bay đi kiếm ăn và nguồn nước sương trời.

Mặc dù sản lượng tuỳ thuộc vào môi trường sống vi mô, tuỳ thuộc hướng cửa, vào dung tích không gian của hang, vào điều kiện bầu không khí trong hang và vào luồng gió vừa và đủ khoảng 1m/giây (không quá nhiều gió, luồng gió không được lớn hơn 5m/giây), nhưng trên thực tế Quảng Nam có 9 hang yến thì chỉ hang Khô có sản lượng chiếm đến 60-70% tổng sản lượng của tỉnh.

tình hình nuôi chim yến
Tình hình nuôi chim yến tại nước ta

Tỉnh Bình Định có 17 hang yến chỉ có hang Cả có sản lượng cao nhất; Khánh Hoà với 50 hang có tổ yến thì ở hang Trống có số lượng tổ lên đến 79.579 tổ, nhiều dạng sinh sống của chim yến chưa nắm bắt được hết. Trong nuôi yến cũng có hiện tượng nhiều nhà yến gần nhau nhưng sản lượng rất chênh lệch.

Theo tư liệu cũ, chim yến có phân bố ở Vịnh Hạ Long. Điều tra của Nguyễn Quang Phách (1999) cho biết chim yến đã làm tổ tại các đảo ở Quảng Bình, Cù Lao Chàm, Quảng Nam – 9 hang yến, mũi Sa Huỳnh – Quảng Ngãi, Bình Định, bán đảo Phương Mai – 17 hang yến, Khánh Hoà 12 đảo – hơn 30 hang yến, Phan Rang, mũi Đá Vách, Côn Đảo 10 đảo, Kiên Giang khoảng 4 – 5 đảo.

Việt Nam có những thuận lợi phát triển nghề nuôi chim yến do đất nước có bờ biển dài 3.444km, với hơn 4.000 hòn đảo và nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá có lợi thế phát triển quần thể chim yến đảo.

Ở Việt Nam, yến đảo thiên nhiên có chất lượng cao hàng đầu thế giới. Theo thống kê sơ bộ, sản lượng yến sào ở Việt Nam khoảng 5.000kg/năm, trong đó Khánh Hoà là nơi có sản lượng dẫn đầu cả nước với trên 3.200kg/năm.

Ở nước ta, yến sào đảo thiên nhiên được khai thác chủ yếu ở các hang đảo thuộc vùng biển của các tỉnh: Khánh Hoà, Bình Định, Quảng Nam, Côn Đảo – Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiện nay công ty yến sào Khánh Hoà đã mở rộng phát triển nuôi chim yến đảo tại các tỉnh Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Côn Đảo – Bà Rịa – Vũng Tàu.

Theo thống kê sơ bộ của Công ty Yến sào Khánh Hoà, tình hình nuôi chim yến tại nước ta có trên 50 đảo yến, trên 180 hang yến. Trong đó Khánh Hoà có 29 đảo yến với 138 hang yến. Tiềm năng phát triển hang đảo yến ở nước ta còn rất lớn, đến nay vẫn chưa được khai thác đầy đủ như mong muốn hầu có thể đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho đất nước.

Phát triển nuôi chim yến đảo có ý nghĩa to lớn góp phần phát triển kinh tế địa phương và bảo vệ an ninh quốc phòng biển đảo.

Farmvina hi vọng qua bài viết này thì bạn đọc đã có những thông tin quý về tình hình nuôi chim yến tại nước ta và trên thế giới nhé!

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Tình hình nuôi chim yến trên thế giới như thế nào?

Sản phẩm quý hiếm từ tổ của loài chim yến được nhiều người dân ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Mỹ ... rất ưu chuộng, có giá trị cao về thương mại và xuất khẩu. Số lượng nhà yến của Indonesia là từ 160.000 nhà yến năm 2006 tăng lên 200.000 nhà yến; của Malaysia là 60.000 nhà yến và kế hoạch đến năm 2015 là đạt 100.000 nhà yến. Chim yến sinh sống nhiều từ vĩ độ 10oS đến 20oN và kinh độ 95o đến 115o Đông, chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam Á, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Campuchia.

Tình hình nuôi chim yến tại Việt Nam như thế nào?

Ở Việt Nam, chim yến cho tổ ăn được là loài Aerodramus fuciphagus, sinh sống trong nhà phân bốt từ Thanh Hoá đến Cà Mau và các tỉnh Tây Nguyên từ Bình Phước đến Đắc Lắk. Tổ yến Việt Nam có chất lượng cao, được khách hàng trên thế giới ưa chuộng. Việt Nam có những thuận lợi phát triển nghề nuôi chim yến do đất nước có bờ biển dài 3.444km, với hơn 4.000 hòn đảo và nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá có lợi thế phát triển quần thể chim yến đảo. Ở Việt Nam, yến đảo thiên nhiên có chất lượng cao hàng đầu thế giới.

Originally posted 2018-05-15 22:14:11.

1 bình luận về “Tình hình nuôi chim yến trên thế giới và nước ta”

  1. Trong 3 đến 4 năm gần đây, tình hình dẫn dụ nuôi chim yến tại Việt Nam đang phát triển nóng. Việc dẫn dụ nuôi chim yến trở nên khó khăn hơn lúc trước, yêu cầu nhà yến phải đáp ứng tốt hơn những điều kiện âm, ẩm, nhiệt độ, ánh sáng…

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.