nấm mộc nhĩ

Trồng mộc nhĩ bằng mùn cưa

Mùn cưa là nguyên liệu tương đối nhiều ở các vùng nông thôn nước ta. Tuy nhiên, từ trước đến nay, người ta vẫn chủ yếu sử dụng mùn cưa để đun, rất lãng phí. Cách thức làm ăn kỳ này xin giới thiệu phương pháp trồng mộc nhĩ từ mùn cưa, giúp nông dân có thêm nguồn thu nhập từ loại nguyên liệu này.

Có nhiều loại mùn cưa khác nhau, tuy nhiên, không dùng mùn cưa mốc, mùn cưa của các loại có tinh dầu hoặc của các loại cây độc. Mùn cưa được thu về, cần phơi khô để tránh ẩm mốc và sử dụng lâu dài.

Khi bắt đầu ủ mùn, cần phun nước để nâng độ ẩm lên 65-70%. Trộn thêm đạm u-rê hoặc đạm sun-pát a-môn với tỷ lệ 0,5-1% và đường ca-rô với tỷ lệ 0,5 % so với trọng lượng khô của mùn cưa. Các chất này có nhiệm vụ xúc tác cho các hệ vi sinh vật hoạt động mạnh hơn. Ủ mùn cưa thành đống. Mỗi đống khoảng một tạ. Dưới đáy đống ủ nên lót một lớp vật liệu để dễ thoát nước như dát tre, nứa, cót… Nếu ủ ở ngoài trời, nên có ni-lông che mưa. Sau khi ủ 15-20 ngày, đảo đống ủ một lần. Thời gian ủ 30-45 ngày. Sau đó cho mùn cưa vào các bao tải hoặc cho ngay vào các túi ni-lông, chịu nhiệt, khoảng 1-1,5 kg mùn cưa/túi. Ðưa vào nồi hấp cách thủy để diệt các loại bào tử, vi sinh vật trong đó. Phương hướng đơn giản nhất là hấp trong thùng phuy. Thời gian hấp kéo dài 3-4 giờ kể từ lúc nhiệt độ trong lớp nguyên liệu lên tới 95- 100oC.

Cấy giống và ươm

Sau khi đã hấp, lấy mùn cưa ra, để nguội rồi san ra các túi ny-lon. Mỗi túi 1 – 1,5 kg và bắt đầu cấy giống.

Dùng que sắt khều giống từ túi ni-lông ra ngoài, trải đều trên bề mặt các túi mùn cưa. Tỷ lệ giống cấy là 00 kg mùn cưa cần bốn kg giống mộc nhĩ, dùng dây buộc miệng túi lại để ươm. Có thể làm 4 – 5 tầng ươm trên một dàn và mỗi tầng cách nhau 60 cm. Kiểu dàn giống như dàn giữ khoai tây. Nhiệt độ thích hợp là 25 – 32oC. Thời gian ươm 20-25 ngày. Ta sẽ thấy các sợi nấm mầu trắng lan dần từ trên xuống. Khi nào các sợi trắng lan gần kín đáy thì kích thích cho mộc nhĩ mọc ra. Dùng dao sắc rạch bốn, năm đường chung quanh túi ni-lông. Mỗi đường rạch dài 4-6 cm. Chỉ sau khoảng một tuần là mộc nhĩ sẽ mọc tại các điểm rạch đó.

Chăm sóc và thu hái

Khi nấm mèo bắt đầu mọc, phải tưới nước mỗi ngày hai, ba lần (không mở miệng túi để tưới nước vào trong vì sẽ làm túi sũng nước). Cách tưới tốt nhất là dùng bình bơm và phun sương lên mặt túi. Hạt nước nhỏ, đều sẽ tạo ẩm cho cả khu vực và ngấm dần qua vết rạch để vào túi. Lượng nước tưới nhiều hay ít phụ thuộc vào thời tiết. Sau vài ngày, mộc nhĩ đã đạt được kích thước tối ưu thì thu hoạch. Hái cả cụm mộc nhĩ và tách ra riêng biệt. Tránh làm dập nát cánh mộc nhĩ. Ðem rửa sạch và phơi khô.

Có một kinh nghiệm dân gian là muốn cánh mộc nhĩ có mầu nâu hồng thì sau khi rửa sạch, ngâm chúng vào chậu nước với một ít mảnh vỏ quýt, vỏ cam. Ngâm một đêm. Hôm sau vớt ra, phơi khô.

Giai đoạn thu hoạch kéo dài 25 – 30 ngày. Mỗi tuần thu hái một lần.

Một số loại bệnh và cách phòng trừ

Trong quá trình trồng mộc nhĩ trên mùn cưa thường xuất hiện một số bệnh như mốc xanh, mốc vàng hoa cau, mốc đen. Các loại mốc này phát triển đồng thời cùng với sợi nấm. Chúng có thể làm chết hoàn toàn sợi nấm.

Nấm mực thường xuất hiện trong túi ni-lông và cạnh tranh chất dinh dưỡng của nấm mộc nhĩ. Nguyên nhân do chọn lựa và xử lý nhiệt cho nguyên liệu chưa tốt. Ngoài ra, độ ẩm trong túi quá cao cũng dễ bị bệnh.

Ðể phòng, chống các loại bệnh trên cần phải hết sức coi trọng khâu xử lý nguyên liệu, bảo đảm đủ nhiệt độ và đủ thời gian hấp. Nhà xưởng phải được vệ sinh thường xuyên và giữ cho thoáng mát.

nấm mèo
Kỹ thuật trồng nấm mèo

Trồng nấm mèo (mộc nhĩ), thu 100 triệu đồng/năm

Vào đầu những năm 90, vừa mới lập nghiệp, về định cư ở xã Hòa Đông, trong tay chỉ có vài sào đất, cũng chưa biết làm gì để kiếm sống, sau khi suy nghĩ, bàn bạc với vợ, Trần Hữu Thái ở xã Hòa Đông, huyện Krông Păk, tỉnh Đăklăk đã quyết định đi học nghề trồng nấm. Không có tiền, anh đã phải bán chiếc xe máy đời 78 để làm lộ phí, rồi lặn lội vào tận Đồng Nai, TP.HCM… tìm đến các trang trại trồng nấm quyết tâm học cho được cái nghề đầy khó khăn, vất vả này. Sau gần nửa năm “tầm sư học đạo” , nắm được kha khá bí quyết, anh quay về nhà vay mượn tiền bạc của bà con, bạn bè để làm vốn và tiến hành bắt tay vào thực hiện ước mơ làm giàu của mình từ nghề trồng nấm mèo.

Thời gian đầu, ít vốn và cũng để rút tỉa kinh nghiệm, anh chỉ làm mỗi đợt khoảng vài chục nghìn bịch nấm. Không ngờ, may mắn, trúng luôn vài vụ, không những giúp gia đình anh có tiền để trang trải nợ nần mà còn có cơ hội để đầu tư mở rộng quy mô trại, với số lượng ngày càng nhiều hơn. Anh Thái tâm sự: “Những ngày đầu khởi nghiệp khó khăn, vất vả lắm, cả hai vợ chồng suốt ngày loay hoay với nấm, hết làm bịch mùn cưa lại quay sang đục đẽo cây gỗ để làm nấm, vậy mà không ít vụ gặp lúc thời tiết hanh khô gần như mất trắng, nhưng tôi vẫn quyết tâm cầm cự, để rồi sống được với nghề”.

Thành công cũng như những thất bại bước đầu đã giúp anh có thêm nhiều kinh nghiệm và nghị lực. Trong vòng 5 năm trở lại đây là thời điểm trại nấm của anh phát triển với quy mô lớn nhất. Quay vòng mỗi năm 2 đợt (chu kỳ 4 tháng/1 đợt), mỗi đợt, trại nấm của anh duy trì từ 120 – 150 nghìn bịch, đều đều thu về từ 12 – 15 tấn nấm mèo khô. Với giá thị trường những năm gần đây ở mức trên 20 nghìn đồng/kg khô, sau khi trừ chi phí mua nguyên liệu, công cán, mỗi năm, anh vẫn còn có lợi nhuận trên dưới 100 triệu đồng. Theo anh Thái, trong các loại nấm thì trồng nấm mèo ít tốn công lại dễ tiêu thụ nhất, giá cả thị trường tương đối ổn định, “đầu ra” cho sản phẩm rất dễ dàng, trại sản xuất được bao nhiêu là đều có bạn hàng đến tận nơi để tiêu thụ, chở đi khắp nơi, chưa năm nào phải lo chuyện ế thừa. Ngay như thời điểm hiện nay, giá đang ở mức cao là 25 nghìn đồng/kg, thị trường hút hàng mạnh mà không có nấm để bán vì trại mới vào giai đoạn ủ bịch. Khi hỏi về “bí quyết” của nghề trồng nấm mèo này, anh Thái khẳng định: “Trồng nấm mèo tuy khá dễ, nhưng ngoài chuyện vốn liếng ra thì quan trọng nhất là cần phải hiểu biết rõ về kỹ thuật. Người trồng nấm phải có tính kiên trì, chịu khó, cẩn thận trong từng công đoạn SX, biết xử lý mọi tình huống nảy sinh, nếu không, cũng dễ bị sạt nghiệp như chơi vì vốn liếng đầu tư ban đầu khá lớn”.

Một điều đáng nói nữa là gần đây, anh đã học và tự SX lấy giống nấm tại chỗ để phục vụ cho nhu cầu của trại mình, cũng như cung cấp cho các trại khác trong vùng thay vì phải mua meo giống từ các nơi khác đem về .

—————————-

Kỹ thuật trồng nấm tai mèo (mộc nhĩ) từ mùn cưa cao su đóng bịch

I. Đặc điểm môi trường :

1) Độ ẩm:

– Độ ẩm trong bịch (giá thể) giai đoạn băng tơ 65- 70%.

– Độ ẩm môi trường nuôi trong thời gian nấm mọc ra ngoài bịch là 90 -100%.

– Nguồn nước tưới có độ PH = 7

2) Nhiệt độ:

– Nhiệt độ thích hợp từ 20-35 độ C

– Nhiệt độ dưới 10 o C và trên 40 o C nấm chậm phát triển.

– Nhiệt độ dưới 4 o C và trên 45 o C nấm không phát triển.

– Nhiệt độ dưới – 5 độ C và trên 50 độ C tơ nấm và nấm ( qủ a thể) sẽ chết.

II. Công nghệ nuôi dưỡng và chăm sóc :

1. Làm giàn nuôi:

– Cột giàn cao 2,2m, khoảng cách các cột 1,5 m

– Giàn treo dùng bạch đàn hoặc tre luồng đặc làm cây chụi lực.

– Cây treo dùng “le” Thanh hoá dàn trên mỗi cây cách nhau 0,3 mét.

2. Treo bịch nấm :

-Toàn bộ môi trường nuôi dùng vôi bột rắc đều để khử vi khuẩn.

– Dùng dây buộc lên cây le mỗi dây cách nhau 0,25 – 0,30 mét.

– Khoảng cách 3- 3,5 m để một lối đi rộng 0,9 m để kiểm tra và tưới nước, thu hái dẽ dàng.

– Mỗi dây treo 6 bịch, treo úp miệng xuống. Mỗi bịch được ngăn cách nhau bởi 1 đai có đường kính 4 cm.

3. Rạch bịch: Sau khi treo nấm lên dàn, 2 ngày 1 lần kiểm tra sự phát triển của tơ nấm. Nếu tơ ăn trắng đạt từ 90 – 100% bịch là rạch được . Mỗi bịch rạch 15 nhát, chia đều trên bịch. Độ dài rạch 4 cm, độ sâu 0,5 mm.

CHÚ Ý: – Sau khi rạch phải phun thuốc khử trùng- Không rạch bịch hoặc thu nấm vào ngày mưa. Nếu sau khi rạch hoặc thu nấm gặp trời mưa thì phải dùng bạt che kín mái dàn. Nếu để nước mưa thâm nhập bịch sẽ bị mốc xanh phá huỷ không có thu hoạc.

– Bất cứ khi nào có bịch bị chớm mốc xanh nhất thiết phải loại bỏ ngay (tốt nhất phải đốt hoặc bỏ vào hố phân).

4. Tưới nước : Sau 7 -10 ngày rạch bịch hoặc thu nấm qủa thể bắt đầu mọc. Khi đó ta dùng vòi tưới nước vào mái, làm mưa nhân tạo cho nấm ướt đều là được.

CHÚ Ý; Độ ẩm trong thời gian nuôi từ 90 – 100%. Mùa thu- đông giàn che kín chống lạnh. Mùa xuân- thu giàn phải thoáng, thông gió ở phần chân và mép giàn.

5. Thu nấm: Không thu khi trời mưa. Sau khi phun từ 1-4 ngày, gặp mưa phải dùng bạt che lên nóc giàn để tránh mưa thâm nhập vào bịch. Thu xong phơi thật thưa, không chồng nấm lên nhau, chăm trở để nấm mau khô.Thu xong cho giàn thông thoáng, rắc vôi bột xuống nền và xung quanh, phun thuốc sát trùng môi trường và bịch. Sau 7-10 ngày quả thể mọc, mới được tưới nước.

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Cách cấy giống và ươn trồng mộc nhĩ (nấm mèo) như thế nào?

Sau khi đã hấp, lấy mùn cưa ra, để nguội rồi san ra các túi ny-lon. Mỗi túi 1 - 1,5 kg và bắt đầu cấy giống. Dùng que sắt khều giống từ túi ni-lông ra ngoài, trải đều trên bề mặt các túi mùn cưa. Tỷ lệ giống cấy là 00 kg mùn cưa cần bốn kg giống mộc nhĩ, dùng dây buộc miệng túi lại để ươm. Có thể làm 4 - 5 tầng ươm trên một dàn và mỗi tầng cách nhau 60 cm. Kiểu dàn giống như dàn giữ khoai tây. Nhiệt độ thích hợp là 25 - 32oC. Thời gian ươm 20-25 ngày.

Chăm sóc và thu hái mộc nhĩ (nấm mèo) như thế nào?

Khi nấm mèo bắt đầu mọc, phải tưới nước mỗi ngày hai, ba lần. Cách tưới tốt nhất là dùng bình bơm và phun sương lên mặt túi. Hạt nước nhỏ, đều sẽ tạo ẩm cho cả khu vực và ngấm dần qua vết rạch để vào túi. Lượng nước tưới nhiều hay ít phụ thuộc vào thời tiết. Sau vài ngày, mộc nhĩ đã đạt được kích thước tối ưu thì thu hoạch. Hái cả cụm mộc nhĩ và tách ra riêng biệt. Tránh làm dập nát cánh mộc nhĩ. Ðem rửa sạch và phơi khô. Giai đoạn thu hoạch kéo dài 25 - 30 ngày. Mỗi tuần thu hái một lần.

Cây mộc nhĩ (nấm mèo) thường hay mắc những bệnh gì?

Trong quá trình trồng mộc nhĩ trên mùn cưa thường xuất hiện một số bệnh như mốc xanh, mốc vàng hoa cau, mốc đen. Các loại mốc này phát triển đồng thời cùng với sợi nấm. Chúng có thể làm chết hoàn toàn sợi nấm.

Cách phòng bệnh cho cây mộc nhĩ (nấm mèo) hiệu quả?

Ðể phòng, chống các loại bệnh trên cần phải hết sức coi trọng khâu xử lý nguyên liệu, bảo đảm đủ nhiệt độ và đủ thời gian hấp. Nhà xưởng phải được vệ sinh thường xuyên và giữ cho thoáng mát.

Originally posted 2014-04-19 17:18:03.

5 bình luận về “Kinh nghiệm trồng mộc nhĩ (nấm mèo)”

  1. Xin chào các chuyên gia.
    Hiện nay, tôi muốn đầu tư nhà trống khoảng 30m để trồng nấm.
    Do là mới chập chững bước vào nghề với số vốn nhỏ để trồng nấm Mộc nhĩ.
    Mong được tư vấn mua giống và hướng dẫn kỹ thuật.
    Và đều quan ngại là sau khi thu hoạch đầu ra sẽ ra sau và có thể giúp hỗ trợ đầu ra không ạ.
    Em tên Minh, số điện thoại 0975382771. Tại Chợ Mới – An Giang

  2. Xin phép mọi người, gđ mình có mảnh đất nông nghiệp 3800m2 tại xã vạn phúc huyện thanh trì hà nội, đã có sổ đỏ chính chủ. Diện tích đất phù hợp làm kho xưởng, trang trại. Lối đi thông thoáng oto di chuyển đc. Gia đình cần bán với giá 900-1tr/1m2. Các bác nào có nhu cầu xin liên hệ sdt: 0977843993.

  3. @trinhminhhuy: Chào anh Huy, vấn đề năng suất phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chỉ 1 câu mô tả đơn giản thì rất khó trả lời rốt ráo. Mong anh tìm đọc các bài viết về kinh nghiệm trồng nấm mộc nhĩ trên Farmvina.com để xem mình thiếu sót ở khâu nào, làm ảnh hưởng đến năng suất nấm. Bên cạnh đó, anh hãy xuống các vựa nấm mèo như Đồng Nai để tham khảo và học hỏi thêm thực tế. Chúc thành công.

  4. Nhà tôi trồng nấm mộc nhĩ mà tai sao chỉ thu được 3g trên một bịch nặng 1,2kg

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.