trứng yến

Trong kỹ thuật nuôi chim yến thì trứng yến đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng quần đàn yến, giúp việc chăn nuôi và kinh doanh phát triển thuận lợi. Qua bài viết này, Farmvina mong muốn mang đến bạn những kiến thức nền tảng về trứng yến (trứng chim yến).

Nguồn trứng yến

Trứng có thể nhận được từ các đợt thu hoạch bỏ trứng lấy tổ ngoài tự nhiên, có thể từ các nhà nuôi chim khi nhà nuôi đó đã lâu năm có năng suất cao và đàn chim đông đúc, hoặc nhâp trứng từ nước ngoài giá 1 cặp trứng yến 7 USD.

Cần quy định một số kỹ thuật thu trứng, nhận trứng như: trứng thu hoạch phải được chuyển nhanh vào hộp giữ trứng và đưa về nhà ấp ngay trong thời gian ngắn nhất; nếu làm chi tiết thì từng cặp trứng ở mỗi tổ sẽ được để riêng; bố trí người tiếp nhận trứng về phòng ấp đúng tiêu chuẩn, bất kỳ giờ nào, và ghi lại hồ sơ lý lịch đầy đủ.

Trứng yến có kích thước 2,014 x 1,353cm, trọng lượng khoảng 1,97g, vỏ mỏng dễ vỡ nên phải thận trọng trong quá trình thu trứng, phân loại, bảo quản, vận chuyển, để tránh mồ hôi tay và các chất bẩn dính vào trứng, không được dùng tay bốc trực tiếp, mà phải dùng giấy mỏng hoặc đeo găng tay.

Nhà nuôi chim yến nên xây dựng ra sao?

Vận chuyển trứng

Sau khi thu trứng, xếp trứng vào trong các hộp đủ tiêu chuẩn: có độ thông thoáng, ẩm độ 70% – 80%, nhiệt độ mát với các trứng còn non. Cần khử trùng hộp vận chuyển, tấm mút giữ trứng trước khi sử dụng

Trứng được xếp tấm mút với đầu nhỏ xuống dưới, đầu to có buồng khí được đặt lên trên. Nếu xếp khác đi tỷ lệ ấp nở sẽ thấp có khi chỉ đạt 10 – 30%. Loại bỏ các trứng có hình dạng khác thường hoặc dị dạng ở vỏ trứng.

Thời gian vận chuyển cần được tính toán và lưu giữ số liệu cẩn thận, nếu đi khoảng cách gần thì cần chọn loại trứng mới đẻ hoặc đẻ chưa lâu, đi khoảng cách xa cần chọn loại trứng đã ấp một thời gian –  trứng già hơn.

Bảo quản trứng yến

Cũng là khâu quan trọng trong quy trình ấp nở trứng, có quan hệ với tỷ lệ nở và chất lượng chim con sau này. Bảo quản trứng thực hiện trong trường hợp số trứng đo chưa kịp đưa vào phòng ấp hoặc các máy ấp và buộc phải giữ lại một thời gian. Sự bảo quản trứng thường được thực hiện với các trứng chim chưa ấp.

Theo nguyên tắc chung, mầm phôi của trứng mới đẻ sẽ phát triển 24 giờ sau khi đẻ và ngừng phát triển ở dưới 24 độ C, vậy nên cần được làm mát trong vòng 6 giờ sau khi đẻ. Vì vậy, trúng phải được chuyển đến phòng mát càng sớm càng tốt.

trứng yến

Thời gian bảo quản: trên thực tế với trứng chim yến chưa ấp người ta có thể giữ 2 – 4 ngày ở nhiệt độ phòng, còn trứng đã được chim ấp thì chỉ giữ được 24 giờ. Nếu muốn bảo quản trứng chưa ấp với thời gian lâu hơn thì có thể cần hạ thấp nhiệt độ đến một mức nhất định. Chưa có tư liệu nào nói rõ, đầy đủ, thật sự đáng tin cậy về bảo quản trứng yến, đây là một chuyên đề cần tiếp tục quan tâm.

Trứng được xếp đầu nhỏ xuống dưới đầu to có buồng khí lên trên và xếp nghiêng góc 45 độ hoặc nằm ngang. Trong thời gian bảo quản nên mỗi ngày đảo trứng 1 – 2 lần, để giúp lòng đỏ chuyển về phía buồng khí. Khi chuẩn bị đưa vào máy ấp cần phải đưa trứng ra khỏi phòng bảo quản một vài giờ để đánh thức phôi, và nhiệt độ cần tăng lên từ từ để trứng không bị lạnh nóng đột ngột gây chết phôi. Độ ẩm không khí trong phòng bảo quản khoảng 70%. Nếu ẩm độ quá thấp trứng sẽ mất nước, nếu quá cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào trứng. Phòng bảo quản cũng phải bảo đảm vệ sinh và được khử trùng trước.

Cách chọn trứng

Trứng tốt:

Trứng còn nguyên vẹn, không rạn nứt, không bị ướt.

Bề mặt trơn tru, không phồng và hình dạng không quá dài.

Nhìn các trứng này có vẻ còn mới, sạch và hoàn toàn không dính bất kỳ một loại vật chất lỏng nào, ví dụ như dịch lòng đỏ từ trứng vỡ, vì các dịch này bít các lỗ thở trên vỏ trứng.

Chất lượng trứng và khả năng nở của trứng yến

Chất lượng trứng tốt là tiền đề cho tỷ lệ nở và tỷ lệ nuôi sống chim con cao. Những trứng có chất lượng tốt là trứng được đẻ ra trong môi trường sạch sẽ, thu thập đúng cách, bảo quản và vận chuyển trong điều kiện tốt ưu. Khi đưa trứng về có thể ở các tình trạng sau:

Trứng tươi chưa ấp có màu hồng nhạt và trong, buồn khí nhìn thấy rõ ràng ở phần đầu tù hơn, nếu buồng khí của chúng đã phát triểu đến 1/3 thể tích trứng thì loại bỏ chúng vì đó là những trứng đã cũ có khả năng nở thấp.

  • Ưu điểm: Các trứng này giữ được tươi lâu ở nhiệt độ phòng so với các trứng đã được chim ấp, như vậy chúng ta không phải vội vã. Chúng có thể giữ trong vòng 2 – 4 ngày.
  • Nhược điểm: tỷ lệ nở chỉ đạt 50%, vì không phải tất cả các trứng đều đã thụ tinh. Một số trứng không thụ tinh là do quá trình phát triển của trứng không đồng bộ với mùa giao phối ghép đôi. Khoảng 23 ngày thì trứng nở.

Trứng đã được chim ấp 1 tuần có màu trắng không trong, vì vậy không thể nhìn thấy buồn khí.

  • Ưu điểm: tỷ lệ nở khoảng 90% hoặc nhiều hơn, chắc chắn những trứng này đã thụ tinh và phôi của chúng đã phát triển, vì chúng đã được chim ấp khoảng 1 tuần, nên thời gian để trứng nở ngắn lại.
  • Nhược điểm: các trứng đã được ấp này có tuổi thọ tối đa ngắn (khoảng 24 giờ). Như vậy cần có cách đặc biệt để vận chuyển chúng đến nhà yến. Nếu sau một thời gian mới có thể đưa vào ấp thì chúng phải được giữ trong một hộp ấp chuyên dụng cho trứng yến.

Trứng đã được chim ấp 2 đên 3 tuần có màu trắng đục và hơi đen, buồng khí hoàn toàn không nhìn thấy.

  • Ưu điểm: Tỷ lệ nở khoảng 90% (hầu hết đều nở), vì phôi của chúng đã phát triển đầy đủ. Do các trứng này đã được ấp 2 – 3 tuần, chúng chỉ nở trong vòng 1 – 7 ngày.
  • Nhược điểm: Đôi lúc một số trứng nở trong thời gian vận chuyển, cho nên vận chuyển càng nhanh càng tốt. Chim con chỉ có thể sống không có thức ăn trong vòng 24 giờ sau khi nở. Trứng yến đã ấp 2 – 3 tuần mà không nở thì cần chú ý đến nhiệt độ chuẩn thích hợp.

Phân loại trứng yến

Tuỳ theo các thu hoạch tổ, trứung thu về có thể ở nhiều gian đoạn phát triển khác nhau, từ lúc mới đẻ đến lúc sắp nở. Và do điều kiện ấp nở của mỗi gian đoạn có khác nhau nên phải tiến hành phân loại.

Tự chế một hộp soi trứng bằng gỗ hoặc các-tông với một bóng điện, để luồng ánh sáng đi qua một lỗ nhỏ đủ để đặt trứng soi. Sau đó loại bỏ được trứng không phôi trống trắng, trứng chết phôi có một điểm đen tối và giữ lại trứng tốt. Trong thực tiễn có thể chia trứng tốt ra làm 3 loại: Trứng chưa ấp sau khi chim đẻ khoảng 0 – 5 ngày, trứng ấp được 1 tuần khoảng 6 – 10 ngày, trứung ấp được 2 – 3 tuần khoảng trên 10 ngày.

Việc phân loại được tiến hành ở nhiệt độ phòng khoảng 32 – 34 độ C. Trong trường hợp phân loại để bảo quản thì tiến hành trong phòng mát.

Ấp trứng yến bằng máy ấp.

Máy ấp nở là loại tủ ấm nhỏ có điều nhiệt tự động, có thể là loại máy đã sử dụng để ấp trứng chim cút, hoặc mua loại tử chuyên dụng cho ấp trứng yến, bước đầu chọn loại xếp được khoảng 100 – 200 trứng, hoặc tự chế tạo theo mô hình tủ ấp trứng cút thủ công. Loại tủ có thuận tiện là ít tốt năng lượng, có thể đặt chế độ ấp nở cho các giai đoạn phát triển khác nhau, để chim con nở đồng loạt, tiện việc chăm sóc và quan trọng hơn nữa là để thành thạo kỹ thuật ấp nuôi nhân tạo.

Tủ tự chế tạo cần bảo đảm 5 tiêu chuẩn kỹ thuật: nhiệt độ, độ ẩm, thông thoáng, lưu thông khí, đảo trứng thuận tiện, lắp giá đảo tự động, bán tự động hoặc đảo tay. Tủ ấp tự chế tạo có thể dùng nguồn điện, có quạt nhỏ lưu thông khí, các lỗ thông với bên ngoài được sắp xếp hợp lý… Trên thực tế tủ tự chế này rất rẻ, có hiệu quả cao và dễ làm.

Khử trùng máy ấp

Cần tiến hành vệ sinh khử trùng phòng ấp, tủ ấp, các dụng cụ đồ dùng (khay trứng, tấm mút, hộp giấy, bìa các-tông, pince cặp cho chim ăn, hộp petri, áo blu, khẩu trang, giấy tissue, dụng cụ cho ăn, thìa xúc cho con…)

Vệ sinh hàng ngày và lau nhà bằng Crezin 3% (3ml Crezin + 97ml H2O). Các dụng cụ, vỏ máy bàn ghế cần lau chùi sạch sẽ bằng Desifecto 14ml trong 1 lít nước. Khử trùng máy ấp rất quan trọng, để diện hết mầm bệnh có sẵn trong tủ ấp: Trộn 6 gam KMnO4 trong 12 – 15ml dung dich formalin trong 1 mét khối buồng máy ấp. Hai chất trên được tiến hành trộn trong chậu sành hoặc thuỷ tinh, với que khuấy thuỷ tinh. Tiếp đến đặt chậu này vào trong chỗ gần quạt của máy ấp. Đóng máy ấp lại trong một số giờ, sau đó lấy chậu ra. Tiến hành theo cách này sẽ bảo đảm trong máy không còn mầm bệnh.

Trong nghề ấp trứng nên trang bị 1 đèn cực tím có bước song khử trùng để khử trùng thức ăn nước uống… cho chim non.

Chuẩn bị trứng và đưa trứng vào máy ấp

Soi trứng, loại bỏ trứng không phôi, trứng kém chất lượng, trứng hỏng. Chọn trứng tốt, phân loại trứng như ở trên, xếp chúng lên các khay trứng, thường là tấm mút xốp có đục lỗ, khac nhau hoặc các dãy khác nhau. Trứng được xếp đầu tù ở phía trên, có thể xếp nghiêng hoặc thẳng tuỳ thuộc cách đảo trứng và sắp xếp thành hàng. Trước khi đưa trứng vào, trứng phải được ấm lên ở nhiệt độ của môi trường không khí.

  • Đặt các khay trứng đã được phân loại vào từng máy ấp khác nhau hoặc các tầng khác nhau của cùng 1 máy.
  • Sau khi đặt trứng vào máy ấp cửa phòng máy cần được đóng lại và chỉ mở ra lúc đảo trứng và kiểm tra nhiệt ẩm độ.

Chế độ ấp trứng yến

Nhiệt độ ẩm độ: trong máy ấp đặt chế độ điều nhiệt tự nhiên. Ẩm độ trong máy được khống chế bằng các khay nước, và có chế độ phun ẩm trong phòng ấp gần với lỗ thông thoáng.

Nhiệt độ thích hợp trong tủ ấp biến thiên khoảng 37,5 – 39 độ C, ẩm độ 65 – 75%. Chế độ nhiệt và ẩm độ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển phôi. Với loại trứng chưa được chim ấp, trong tuần đầu để chế độ nhiệt cao có thể ở 38 – 39 độ C. Theo quá trình phát triển có sự điều chỉnh nhiệt độ giảm dần, nhất là tuần cuối lúc phôi khá lớn toả nhiệt nhiều, nhiệt độ tủ ấp khoảng 36,5 – 37 độ C; trái lại ẩm độ trong 2 – 3 ngày đầu có thể là 60 – 65%, nửa kỳ cuối tăng cao hơn và lúc nở phải đạt 70 – 75%. Cho chạy không tải để kiểm tra điều kiện môi trường trong tủ ấp về nhiệt độ, ẩm độ, oxy… làm sao để các điều kiện này ổn định và tối ưu.

trứng yến

Trứng phải được đảo thường xuyên để mầm phôi nhẹ không dính vào vỏ trứng và làm tăng chuyển hoá của lòng đỏ và lòng trắng trong phôi. Tối thiểu đảo trứng 3 lần/ ngày, có thể 2 – 3 giờ đảo 1 lần. Việc đảo trứng hết sức quan trọng, nhất là giai đoạn đầu với các loại trứng non chưa được chim ấp hoặc chim mới ấp 7 – 01 ngày. Trứng cần được đảo với góc 90 độ, có nghĩa là nghiên 45 độ mỗi chiều. Ta có thể thực hiện việc đảo trứng bằng cách đổi chiều kê tấm mút cao lên mỗi bên. Sự đảo trứng thực hiện đến ngày thứ 12, từ đấy không cần đảo nữa, cho đến khi nở, trước lúc nở khoảng 3 ngày, lúc này phôi đã không ngừng chuyển động trong trứng. Các loại trứng nhập nội thường đã được ấp một thời gian nên ảnh hưởng của sự đảo trứng không rõ rệt.

Sự thông thoáng và lưu thông khí sẽ vừa làm tăng cường oxy, không khí sạch và vừa làm thoát khí thừa, giảm lượng khí CO2 sinh ra trong quá trình trao đổi chất của trứng, vì vậy cần có quạt nhỏ để chuyển nhiệt cho đều và tạo sự thông thoáng. Độ thông thoáng trong quá trình trình ấp nhằm cung cấp oxy nhưng lại còn nhằm thải ra 3 yếu tố quan trọng đó là khí carbonic, hơi nước và thải nhiệt.

Trong quá trình ấp nở bằng máy không nên mở của tủ ấp, ngoài trừ để lật trứng, thêm nước và điều chỉnh độ ẩm. Khi mở tủ ấp có thể nhiệt độ, độ ẩm sẽ hạ xuống. Trong trường hợp đó đèn báo hiệu sẽ tự động tắt cho đến khi nhiệt độ trong phòng của máy ấp ổn định thì đèn sẽ bật sáng trở lại.

Vì đa số trứng thu nhận về lúc phôi đã được ấp 1 tuần, nên thời gian ấp trứng trong máy thường khoảng 13 – 15 ngày là trứng nở hết.

Thường xuyên có trực ban để bảo đảm nhiệt độ trong máy ổn định đúng yêu cầu. Có sổ ghi chép đầy đủ các dữ liệu thí nghiệm.

Chuyển trứng từ khay ấp sang khay nở: Người ta có thể cho chim nở ngay trên mút xốp, một số giờ sau đó tiền hành chuyển chim vào các hộp nhỏ có lót mút để tiện cho ăn và chăm sóc hoặc đưa ngay vào tổ giả, vẫn để trong tủ ấp một số ngày, rồi mới chuyển đến thùng ủ chim non.

Tuy nhiên, khi trứng gần nở cũng có thể chuyển trứng lên một khay nở khác, khay nở bằng bìa, vì móng của chim con rất sắc nên nếu để nở trên mút xốp thì lúc đưa chim ra dễ bị tổn thương. Ngoài ra, do chưa cần cho chim ăn ngay trong khoảng 24 giờ, ta có thể chờ một thời gian nhất định, không mở cửa máy ấp để cho một số lượng trứng nở xong. Lúc này nếu thường xuyên mở tủ và nhiệt độ ẩm độ thay đổi nhiều trứng đang mổ vỏ sẽ không nở tiếp tục và tỷ lệ nở sẽ giảm xuống. Ngay cả khi thấy trứng đã mỗ một lỗ nhỏ và nghe thấy tiếng kêu của chim con, nếu mở tủ ấp hơi lâu và thường xuyên trong thời gian này quá trình nở cũng có thể dừng lại. Sau khi chim nở hết cần dọn sạch vỏ trứng.

Tỷ lệ ấp nở nhân tạo của trứng yến khá cao, có thể đạt đến 80 – 90%. Chim con được nuôi trong tủ ấp một số ngày trên khay này hoặc trong các tổ giả đựng chim con đặt trên khay, không đụng vào chim và cho chim ăn từ từ 3 lần/ ngày. Khi chim con cứng cáp hơn sau 3 – 4 ngày ta mới chuyển tổ giả có chim còn vào tủ ủ chim con với nhiệt độ thấp hơn, để tiện cho chim ăn, tiếp tục nuôi chim trong tủ ấp.

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Cách chọn trứng yến tốt như thế nào?

Trứng còn nguyên vẹn, không rạn nứt, không bị ướt. Bề mặt trơn tru, không phồng và hình dạng không quá dài. Nhìn các trứng này có vẻ còn mới, sạch và hoàn toàn không dính bất kỳ một loại vật chất lỏng nào, ví dụ như dịch lòng đỏ từ trứng vỡ, vì các dịch này bít các lỗ thở trên vỏ trứng.

Trứng yến được phân loại như thế nào?

Trong thực tiễn có thể chia trứng tốt ra làm 3 loại: Trứng chưa ấp sau khi chim đẻ khoảng 0 – 5 ngày, trứng ấp được 1 tuần khoảng 6 – 10 ngày, trứung ấp được 2 – 3 tuần khoảng trên 10 ngày.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2018-07-05 10:07:04.

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.