Trang Chủ » Cám heo: Bảng giá các loại cám được ưa chuộng

Cám heo: Bảng giá các loại cám được ưa chuộng

3k lượt xem
cám heo

Tại nước ta hiện nay, với số lượng đàn nuôi đang ngày càng mở rộng và quy mô ngày càng chuyên nghiệp, thị trường thức ăn chăn nuôi nói chung và thức ăn cho heo nói riêng rất có triển vọng phát triển. Đi kèm với đó là cuộc chiến giành thị phần của vô số thương hiệu thức ăn gia súc cùng giá cả đa dạng. Vậy làm cách nào để các hộ chăn nuôi có thể phân biệt được các loại cám heo, giá cả của từng loại và lựa chọn loại cám phù hợp nhất với nhu cầu của đàn heo, hãy cùng tham khảo bài viết của chúng tôi.

Các loại cám heo trên thị trường

Thị trường cám heo hiện nay chia thành 2 loại chính, cám ngoại và cám nội.

Cám ngoại là cám được sản xuất bởi các công ty liên doanh giữa Việt Nam và các nước khác, có thể kể đến như Pháp, Mỹ, Thái Lan, Anh, Thụy Sĩ, Hàn Quốc… Bà còn chắc hẳn không còn xa lạ với thương hiệu cám Con Cò của Liên doanh Việt – Pháp Proconco.

Xuất hiện rất sớm ở Việt Nam từ những năm 1990, cám Con Cò từng có thời gian thống lĩnh thị trường thức ăn gia súc với độ phủ sóng mãnh liệt. Sau đó vài năm, nhận thấy tiềm năng rộng mở của thị trường này, nhiều công ty nước ngoài khác theo chân Proconco bán thức ăn chăn nuôi cho người Việt: cám CP của C.P Group Thái Lan, hiện là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.

cám heo

Hay cám Cargill của người Mỹ có chất lượng cám vượt trội nhưng giá thành lại khá cao. Ngoài ba tên tuổi lớn và lâu đời đó, còn một số thương hiệu cám ngoại khác như EH (Anh), Nupak (Hong Kong), UP ( Đài Loan)…

Cám nội là cám do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, thường có giả rẻ hơn cám ngoại. Một số thương hiệu cám nội địa như Anco, Dabaco, Lái Thiêu, Thanh Bình, HascoFeed, Vina…

Khi bắt đầu sản xuất và bán các sản phẩm chăn nuôi, các doanh nghiệp trong nước gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, bởi lẽ những thương hiệu cám ngoại đã quá nổi tiếng và chiếm hầu hết thị phần, nên cám nội dù chất lượng không thua kém mà lại bán với giá rẻ hơn, vẫn chỉ được tiêu thụ ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Chỉ một vài điểm sáng nổi lên như cám Anco, Dabaco, thành công dựa trên nỗ lực không ngừng nghỉ để cải tiến chất lượng cám, và tìm được đầu ra ở các khu công nghiệp chăn nuôi.

cám heo

Tiêu chí chọn cám heo

Để chọn được thương hiệu cám heo đảm bảo, bà con nên dựa trên ba tiêu chí: chất lượng cám, các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ tài chính.

Chất lượng cám tất nhiên là yếu tố hàng đầu để chọn thương hiệu cám heo, bởi lẽ chất lượng cám ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thịt heo thành phẩm. Cám chất lượng tốt sẽ giúp heo thích ăn, tăng trọng nhanh, vai và mông nở, thịt thơm và dẻo. Cám chất lượng tồi heo sẽ biếng ăn, gầy còm, thịt không thơm… Tuy không phải cám của thương hiệu nào cũng đảm bảo tốt 100%, nhưng bà con tuyệt đối tẩy chay các thương hiệu cám chất lượng thấp, cho dù giá thành có rẻ và nhiều ưu đãi đến đâu, tránh vì cái lợi trước mắt mà ảnh hưởng đến chất lượng của cả đàn heo.

Bà con cũng nên hiểu rằng, để sản xuất được cám chất lượng cao mà giá bán vẫn bình ổn, thì doanh nghiệp phải có tiềm năng về vốn, quy mô nhà máy và năng lực của đội ngũ cán bộ kỹ thuật. Cho nên, nếu những thương hiệu nhỏ mà quảng cáo chất lượng cám vượt trội, bà con nên cảnh giác vì có thể chỉ là chiêu thức nói quá để marketing.

Ngoài yếu tố chất lượng cám, yếu tố về dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ tài chính cũng cần được cân nhắc. Thông thường khi mua cám heo ở các hãng có tên tuổi, bà con sẽ nhận được những gói hỗ trợ kỹ thuật hoặc hỗ trợ tài chính đi kèm. Ví dụ như, công ty sẽ có đội ngũ nhân viên kỹ thuật và bác sỹ thú y đến tận nhà để tư vấn cho bà con về kỹ thuật nuôi heo, cách chăm sóc heo, chữa bệnh, phối giống, đỡ đẻ cho heo… Các hỗ trợ tài chính thường bao gồm chiết khấu, khuyến mãi khi mua sản phẩm của công ty, cho vay vốn ngân hàng được công ty hỗ trợ trả lãi…

Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng chi trả của bà con để chọn các gói hỗ trợ tương ứng. Các dịch vụ này thường chỉ được đi kèm khi mua hàng của các nhãn hiệu lớn, vì các hãng nhỏ chưa có tên tuổi thì tiềm lực còn yếu, không có khả năng cho mượn nợ hay không có đội ngũ bác sĩ thú y.

Bà con lưu ý chọn loại cám heo phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của heo. Bà con có thể sử dụng thay đổi các loại cám của nhiều thương hiệu tùy giai đoạn. Ví dụ như, giai đoạn heo con tập ăn (từ 7 ngày đến sau cai sữa 2 tuần), loại cám Cargill rất được ưa chuộng. Nhưng đến giai đoạn heo cai sữa, loại cám CP lại được yêu thích hơn cám Cargill. Hay như giai đoạn bà con nuôi heo nái đang mang thai thì cám Con Cò, cám Cargill và CP đều sử dụng tốt, nhưng giai đoạn heo nuôi con thì cám CP được nhiều hộ tin dùng…

cám heo

Một điều hiển nhiên rằng cám heo từ những thương hiệu lớn, uy tín sẽ có giá cao hơn các thương hiệu nhỏ, đi kèm với nó là tỉ lệ, thành phần dinh dưỡng trong cám sẽ đảm bảo hơn, cùng với các hỗ trợ trong quá trình nuôi heo như chúng tôi đã kể ở phần trên. Giá thức ăn cho heo thịt từ 25 – 60kg/con sản xuất công nghiệp trên thị trường hiện nay dao động từ 260.000 – 280.000 đồng/bao/25kg. Đối với heo thịt trọng lượng từ 60kg/con, giá cám heo ở mức 230.000 – 240.000 đồng/bao/25kg. Hầu hết các loại thức ăn cho gia súc giai đoạn sau Tết đều tăng lên, trung bình tăng 5.000 – 10.000 đồng mỗi bao cám tùy loại.

Sau đây là bảng tổng hợp giá các loại cám phổ biến trong tháng 03/2018. Lưu ý giá bán này thay đổi tùy vào chủng loại cám cụ thể của từng hãng, và tùy vào chiết khấu của từng đại lý:

Sản phẩm Giá (dạng viên, bao 25kg, dành cho heo thịt 25-60kg/con)
Cám Con Cò 287.500 đồng
Cám Cargill 275.000 đồng
Cám CP 289.750 đồng
Cám NOVA 279.250 đồng
Cám AiNi 275.000 đồng
Cám Lái Thiêu 277.200 đồng

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Các loại cám heo trên thị trường hiện nay?

Thị trường cám heo hiện nay chia thành 2 loại chính, cám ngoại và cám nội. Cám ngoại là cám được sản xuất bởi các công ty liên doanh giữa Việt Nam và các nước khác, có thể kể đến như Pháp, Mỹ, Thái Lan, Anh, Thụy Sĩ, Hàn Quốc… Bà còn chắc hẳn không còn xa lạ với thương hiệu cám Con Cò của Liên doanh Việt – Pháp Proconco. Còn Cám nội là cám do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, thường có giả rẻ hơn cám ngoại. Một số thương hiệu cám nội địa như Anco, Dabaco, Lái Thiêu, Thanh Bình, HascoFeed, Vina…

Các tiêu chí lựa chọn cám heo chất lượng là gì?

Để chọn được thương hiệu cám heo đảm bảo, bà con nên dựa trên ba tiêu chí: chất lượng cám, các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ tài chính.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2018-04-05 08:30:24.

Bài Viết Liên Quan

14 bình luận

Alăng Tơn 16/03/2024 - 12:05

Có ship hàng k ạ 2 bao cám Nova

Trả Lời
Duy 08/04/2022 - 10:24

Ai có nasaco liên hệ mình nha 0974312495 mình ở hnội

Trả Lời
Duy 08/04/2022 - 10:23

Mình muốn nhập cám nasaco ở đây ai có k ạ???

Trả Lời
Nguyễn hợp 21/12/2021 - 11:37

Mọi người cho em hỏi cám heo cty đại uy có tốt không ạ

Trả Lời
Dương 12/05/2020 - 08:45

E muốn lấy loại cám CP và cám con cò
E ở hà Giang ai bán cám thì giúp em với
Sđt của e đay ạ 0977027493 e tên Dương

Trả Lời
Dương 12/05/2020 - 08:42

Cám CP
Và cám con cò
Ở hà Giang có k nhỉ

Trả Lời
nguyễn văn hẹn 13/02/2019 - 11:03

liên hệ mình nha 0966984023

Trả Lời
Hoàng Phượng 27/01/2019 - 01:07

Mình có 1 trang trại, muốn lấy được cám giá tốt thì làm như thế nào?

Trả Lời
Lê Văn Dũng 29/12/2018 - 19:34

Tôi muốn làm đại lý bán cám thì phải làm gì để được làm đại lý và chính sách như thế nào

Trả Lời
Meomeo 07/12/2018 - 21:04

Mình muốn thay đổi cám .ai biet loai cám nào tôt chia se minh voi

Trả Lời
Trần quang cương 27/11/2018 - 09:23

Ở chỗ mình ko có cám cp967 thì thay thế bằng cám gì thì thích hợp

Trả Lời
Quân 17/10/2018 - 11:04

Cho mình xin giá tham khảo cám cho gà đẻ (gà trên 19 tuần tuổi đến thải loại).
Xin cảm ơn.

Trả Lời
Nguyễn Văn Đức 29/08/2018 - 11:40

Mình đang muốn kinh doanh cám đang phân vân các loại cám

Trả Lời
Farmvina - Thư viện nông nghiệp 29/08/2018 - 12:26

@Nguyễn Văn Đức: Rất hoan nghênh và chúc anh may mắn!

Trả Lời

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.