nuôi heo

Nuôi heo làm giàu bắt đầu từ đây

Xưa, nước ta là nước chuyên về nông nghiệp, hơn 90 phần trăm dân chúng trong nước chuyên sống với nghề nông trang, nên việc chăn nuôi lợn (chăn nuôi heo), gà được coi là nghề tay trái đối với mọi người, mọi nhà và ai ai cũng có khát vọng nuôi heo làm giàu!

Vì rằng, những phó sản từ việc xay giã lúa gạo hàng ngày là tấm cám, các bà nội trợ đảm đang đều dành vào việc nuôi heo, nuôi gà, coi như đó là số tiền … bỏ ống.

Nhà nông vốn nghèo nên ai cũng biết sống tiện tằn, phải nghĩ đến việc “tích tiểu thành đa”, ai cũng biết đến câu “năng nhặt chặt bị”.

Và, nhờ sống với nghề trồng tỉa nên rau cỏ, khoai đậu cũng là thứ “cây nhà lá vườn” lúc nào cũng sẵn có nên dành nuôi heo cũng đỡ tốn kém …

Nhận thấy nhu cầu của bà con nông dân về một tài liệu hay về kỹ thuật chăn nuôi lợn (heo) là rất lớn, thư viện nông nghiệp Farmvina tìm tòi và xây dựng Khoá học làm giàu trên mạng miễn phí cho mọi người. Mục đích của chúng tôi không gì khác hơn là giúp bà con làm giàu từ chăn nuôi lợn thành công.

nuôi heo làm giàu
Khoá học chăn nuôi làm giàu bổ ích dành cho bạn đọc Farmvina

17 kỹ thuật nuôi heo cơ bản:

Để xem các tài liệu nuôi heo tương ứng, các bạn bấm vào đường dẫn màu xanh của từng chuyên mục.

  1. 3 kiến thức nuôi heo hướng nạc
  2. 7 kỹ thuật xây chuồng trại nuôi heo
  3. 16 điều cần biết về thức ăn nuôi heo
  4. Cách trồng các loại thực vật làm thức ăn gia súc
  5. Những điều cần biết khi nuôi heo nái
  6. Chọn heo nái và nọc làm giống
  7. Hướng dẫn chăm sóc heo nái trước khi sanh
  8. 21 bài học nuôi heo sinh sản
  9. 12 giải đáp về kỹ thuật nuôi heo con
  10. 10 cách chọn heo giống tốt
  11. 2 cách vệ sinh chuồng trại nuôi heo hiệu quả
  12. Nuôi heo sau cai sữa và heo thịt
  13. 10 kinh nghiệm nuôi heo thịt thành công
  14. 6 lưu ý vệ sinh khi nuôi
  15. 7 kinh nghiệm chăm sóc đàn heo hiệu quả
  16. Nuôi bằng đệm lót sinh học
  17. 7 cách phòng và trị bệnh cho heo

Hoàn thành 17 bài học cơ bản trong khoá học nuôi heo này là bạn đã nửa đường tiến đến mục tiêu chăn nuôi làm giàu của mình. Phần còn lại dựa vào kinh nghiệm thực tế mà bạn tích luỹ được từ sách vở cũng như từ những nhà nông giàu kiến thức xung quanh.

Các kiến thức và kinh nghiệm nuôi heo hiệu quả

Ý tưởng nuôi các loại heo khác

Tản mạn về việc nuôi heo làm giàu tại nước ta từ xưa đến nay

khoá học nuôi heo làm giàu

Giống heo mà ông bà mình nuôi trước đây là giống heo nhỏ vóc, gọi chung là giống nội địa. Heo nội địa chậm lớn, có điều do hợp với phong thổ nên ít tật bệnh, dễ nuôi.

Những giống heo nội địa này cũng đã được lai tạo nhiều đời như heo Vuông (từ heo cỏ lai với giống heo Trung Quốc); heo Bồ Xụ (lai giữa heo Vuông và giống Craonnaise của Pháp); heo Thuộc Nhiêu (lai giữa heo Bồ Xụ với heo Tamworth của Anh) … Những giống heo lai này tuy vóc dàng to hơn nhiều lần so với heo cỏ của ta, nhưng cũng phải nuôi cả năm mới được 100kg thịt!

Để có những giống heo tốt hơn, cho năng suất thịt cao hơn, đạt mức lời nhiều hơn, và nhất là cho nhiều nạc hơn các giống cũ, từ năm 1932 trở về sau, ta đã lần lượt nhập về nhiều giống heo có vóc dáng cao to, nặng đến ba bốn trăm ký lô, thậm chí như heo Yorkshire large white nặng đến 500kg. Và từ ngày đó đến nay, nông dân ta đã tỏ ra hứng thú với việc chăn nuôi với các giống heo ngoại nhập như Yorkshire Landrace, Danois … nhưng, trong mấy chục năm đầu mới nhập về các giống heo ngoại nhập chỉ được nuôi nhiều tại các vùng thành thị, còn tại các vùng nông thôn, nhất là các vùng xa, vùng cao, nhiều người vẫn chuộng nuôi các giống heo lai nội địa như Bồ Xụ, Thuộc Nhiêu, Ba Xuyên …

Nhiều người tự hỏi không hiểu vì đâu trong suốt một thời gian khá dài, nông dân vùng nông thôn lại … “quay lưng” với việc chọn nuôi heo ngoại nhập (?). Thật ra lý do thì rất nhiều, trong đó có 2 nguyên nhân chính là muốn nuôi phải đầu tư nhiều tiền của như phải mua con giống với giá cao, phải bỏ nhiều tiền ra xây chuồng cho đúng kỹ thuật, rồi đến việc tốn phí nhiều cho thức ăn …

Trong khi đó, thị trường tiêu thụ thịt heo trong nước vào thời đó lại quá hẹp! Thử hỏi hạ một con heo một vài trăm ký làm sao tiêu thụ hết trong một khu chợ vùng quê, trong khi khả năng của người dân chỉ xem “Thịt cá là hương hoa, tương cà là gia bản!”.

Từ năm 1950 trở về sau, nhờ vào nền kinh tế quốc dân càng ngày càng phát đạt hơn, mức sống của người dân được nâng cao hơn, và tất nhiên thị trường thịt heo cũng mở rộng hơn trước rất nhiều. Ngành nuôi heo cũng nhờ đó mà phát đạt, không những ở vùng thành thị mà tại nông thôn cũng có những trại heo lớn … nuôi từ năm bảy chục đến hàng trăm con heo nái thuộc giống bồ tượng.

Nguồn thực phẩm nuôi heo mà người dân “trông cậy” trước đây chỉ có tấm, cám là chính, nhưng từ 1950 trở về sau nhiều người mới biết sử dụng đến món bắp (bột bắp) để nuôi heo. Mà bắp lại là cây lương thực được trồng nhiều nhất tại nước ta mà giá cả lại rẻ.

Do đó nhiều thuận lợi cho việc chăn nuôi heo như đất đai còn nhiều, thực phẩm nuôi heo có sẵn quanh năm lại giá rẻ, thuốc thú y đặc trị cho heo cũng không hiếm như trước nên nghề nuôi heo mới có cơ hội tốt phát triển mạnh tại nước ta hơn nửa thế kỷ nay.

Có điều muốn đạt được thành công như ý muốn, ta cần phải am hiểu thấu đáo đến kỹ thuật nuôi lợn theo phương pháp mới mà nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng thành công. Kỹ thuật nuôi heo làm giàu không khó như nhiều người lầm tưởng. Quan trọng là chính bản thân ta có chịu chắt lọc cái hay, gạn bỏ cái chưa tốt, và tự thân mình “bôn ba” bên ngoài để quảng cáo sản phẩm của chính mình hay không.

Và với khoá học nuôi heo làm giàu tương đối đầy đủ này, Farmvina hi vọng bà con sẽ học được nhiều điều bổ ích và áp dụng thành công mô hình trang trại chăn nuôi heo.

Câu Hỏi Thường Gặp

Những kỹ thuật nuôi heo là gì?

Kỹ thuật xây chuồng trại nuôi heo, thức ăn nuôi heo, cách trồng các loại thực vật làm thức ăn gia súc, những điều cần biết khi nuôi heo nái, chọn heo nái và nọc làm giống, chăm sóc heo nái trước khi sanh, kỹ thuật nuôi heo con, kỹ thuật nuôi heo sinh sản, kinh nghiệm nuôi heo thịt thành công, kinh nghiệm chăm sóc đàn heo hiệu quả...

Originally posted 2017-08-15 20:09:50.

24 bình luận về “Khoá học nuôi heo làm giàu miễn phí”

  1. @Quang Minh: Cảm ơn anh đã chia sẻ. Hi vọng anh tìm thấy nhiều tài liệu thiết thực nơi đây.

  2. tòng
    Heo nhà bạn thiếu can xi, thậm chí thiếu cả đạm, nhưng mà có lẽ do nó sụt khum khi chuẩn bị đẻ thôi, bây giờ chắc nó sắp đẻ lần tiếp theo rồi.Người ta thường nói một tháng chăm mẹ , một tháng chăm con. Nhưng mà chăm mẹ trước đẻ cả nửa tháng cũng chả sao. Theo kinh nghiệm của mình cách đây hơn 20 năm thì sau khi phối giống 100 ngày bắt đầu tăng dần khẩu phần ăn, tránh khi đẻ cho ăn tăng đột ngột lợn mẹ bị sốc (ỉa chảy) hoặc thiếu chất trước và sau khi đẻ (bại liệt do thiếu can xi và đạm…)

  3. E thấy tài liệu khá hay.hiên mình đang muôn tim tài liệu về thức ăn lên men bằng rau củ quả mong ad giúp.
    xin cảm ơn

  4. @Thân: Hi vọng những bài viết từ Farmvina đã giúp ích cho bạn. Hãy chia sẻ các thông tin hay từ nongnghiep.farmvina.com cho bè bạn nhé (qua Facebook, Google+, email …). Cảm ơn!

  5. @Hạnh Neala: Chúc em may mắn! Và chia sẻ trang web bổ ích này cho bè bạn xung quanh.

  6. cảm ơn farmvina.com đã chia sẻ khóa học hết sức ý nghĩa. Em đang có kế hoạch sẽ khởi nghiệp với mô hình nuôi heo . rất may mắn vì em đã tìm được khóa học này.

  7. @Phan Hoà: Chào em, ‘khoá học’ ở đây là những tài liệu sẵn có trên Farmvina.com . Vì chúng ta đến từ nhiều địa phương khác nhau nên việc tổ chức 1 khoá học tại 1 địa điểm cố định là khó khăn. Chúc em tìm được những kinh nghiệm & kiến thức hay tại Farmvina.

  8. Em muống đăng ký học khóa nuôi heo ạ . Mọi người có thể hướng dẫn em cách đăng ký được không ?

  9. @chung: Em có thể ghi chú thắc mắc hay câu hỏi trên đây để có các bậc tiền bối đi trước chia sẻ kinh nghiệm

  10. Đây là khóa học trên mạng thôi em. Vì chúng ta ở mọi miền đất nước thì rất khó tổ chức một khóa học chung, nên cách duy nhất là học trên mạng – trên trang Thư viện nông nghiệp Farmvina này!

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.