hướng dẫn nuôi cá

Hướng dẫn nuôi cá ở mặt nước lớn

Ở bài viết trước, các bạn đã học về các kỹ thuật nuôi cá cơ bản. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng Farmvina tìm hiểu các hướng dẫn nuôi cá ở hồ nước lớn hay những nơi có diện tích mặt nước lớn nhé.

Tiêu chuẩn hồ chứa nước nuôi cá?

Hồ chứa nước được chia thành 5 loại như sau:

TIÊU CHUẨN PHÂN CHIA KIỂU LOẠI TO NHỎ CỦA HỒ CHỨA NƯỚC

Bộ môn thủy lợiBộ môn sản xuất ngư nghiệp
Loại hìnhDung tích (mét khối)Loại hìnhDiện tích (mẫu)
Loại cực lớn>1 tỷLoại cực lớnTrên 10 vạn
Loại lớn100 triệu – 1 tỷLoại lớn1 vạn – 10 vạn
Loại vừa10 triệu – 1 tỷLoại vừa1000 – 1 vạn
Loại nhỏ (1)1 triệu – 10 triệuLoại nhỏ<1000
Loại nhỏ (2)10 vạn – 1 triệuAo núiTrên dưới 100
Bờ ao< 10 vạn

Phương pháp tính diện tích hồ nước?

Phương pháp tính trong sản xuất thường dùng có 3 loại:

a. Phương pháp bộ môn sản xuất ngư nghiệp áp dụng.

Theo diện tích khi mực nước có lợi x 70%.

b. Phương pháp bộ môn thủy lợi áp dụng.

Cao trình mực nước của mặt nước nuôi = mực nước chết + (mực nước có lợi – mực nước chết) x 70%.

c. Phương pháp thống kê.

Phương pháp này tương đối chính xác, nhưng cần phải có tài liệu thống kê hoàn chỉnh, do vị trí địa lý, điều kiện khí hậu khác nhau, mùa sinh trưởng của loài cá ở các hồ chứa nước cũng không giống nhau.

hướng dẫn nuôi cá

Thiết bị lồng bè?

Khung lồng chia ra hai loại: một loại dùng tre gỗ làm nguyên liệu, một loại khác dùng gỗ, thép goc hoặc ống thép liên kết lại thành khung, bên trên khung thép góc hoặc ống thép liên kết lại thành khung, bên trên khung thép góc hoặc ống thép dùng ván gỗ rộng 20 – 30cm, dày 5 – 6 cm dùng ốc vít gắn vào khung thép cố định lại, phía trước dùng ống phao làm thành khung nổi.

Thân lồng.

Hiện nay người ta thường dùng lưới ni lông làm thành thân lồng, trong sản xuất thường dùng loại PE, PP làm thành lưới.

Lắp đặt nổi chìm.

Lắp đặt nổi chìm chủ yếu có phao nổi và phao chìm.

  • Phao nổi. Thông thường cố định phía dưới khung lồng, để cho khung lồng nổi lên trên mặt nước. Nguyên liệu phao thường dùng là phao nhựa, đường kính 50 – 60 cm, dài trên dưới 80 cm, lực nổi trên dưới 2000N.
  • Phao chìm. Nguyên liệu thường dùng có bao cát, gia công đơn giản, cục chì, không bị ri, gia công đơn giản nhưng giá thành tương đối cao.

Lắp đặt cố định.

Thiết bị lồng cố định có mỏ neo, đá, cục bê tông. Neo làm bằng thép, có 2 loại 2 móc và loại 4 móc, mỗi cái nặng khoảng 10 – 20kg; đá cục thì mỗi cục nặng 20 – 40kg, lồng nổi nói chung dùng mỏ neo cố định, dây neo là dây cáp hoặc xích sắt, hoặc dây nilong. Thông qua dây neo và mỏ neo cố định lồng vào vị trí dự định.

Thiết bị lồng có những yêu cầu nào?

Điều kiện môi trường chủ yếu.

Nước sâu hơn 4m, giao thông thuận tiện, xa đường hàng không, bến cảng, nhánh chính sông lớn, khe suối chảy ra sông, khu vực hướng gió chính và khu vực có khả năng phát sinh tai họa địa chất; mực nước tương đối ổn định; chất nước phải phù hợp (tiêu chuẩn chất nước ngư nghiệp) (GB 11607-1989); lưu tốc nước 0,05 – 0,2m/s; khi điều kiện khí hậu bình thường, sức gió không quá cấp 5.

Quy mô lồng bè.

Tổng diện tích của lồng bè không thả thức ăn, nên nhỏ hơn 1% diện tích vùng nước.

Phân bố lồng bè.

Quy cách lồng nuôi chia làm 3 loại: Lồng kiểu lớn là 60 – 120m vuông, loại vừa là 30 – 60m vuông, loại nhỏ dưới 30m vuông. Cự ly giữa nhóm lồng >= 15m; kiểu hình chữ phẩm, thích hợp với kiểu lồng to và vừa, khoảng cách giữa các lồng từ 3 – 5m, cự ly các nhóm lồng >= 50m.

Quy cách và mật độ thả nuôi

Nuôi lồng bè có mè hoa, mè trắng, chép, vền, trê, rô phi, các romo thân cao.

Cá giống nuôi lồng bè dài 3 – 4cm, cá thành phẩm cá trắm thả nuôi là 50 – 150g/con, cá chép 30 – 150g/con.

Lồng bè không cho thức ăn nuôi cá mè trắng, mè hoa quy cách lớn (mỗi con cân nặng trên dưới 100g) cá giống trên 3cm thả nuôi là 300-500con/m vuông; lồng bè thả thức ăn nuôi cá trắm, cá chép, cá giống quy cách lớn, thả nuôi cá giống 800 – 1000 con/m vuông; lồng thả nuôi cá dùng ăn cá giống thả nuôi nói chung ít hơn 20kg/m vuông.

Những biện pháp.

– Phải lấy nước vào lồng trước khoảng 7 ngày trước khi cho cá giống vào, để cho lưới bám tảo trở nên trơn, tránh tổng thương da ngoài của cá.

– Khi cho cá giống vào lồng, phân loại vào lồng khác nhau, đặc biết là loài cá ăn thịt.

– Khi thả nuôi phải tiền hành tiêu độc thân cá, để tiêu diệt nguyên thể bệnh.

– Khi nhiệt độ nước trong thùng cá giống chênh lệch với nhiệt độ nước của lồng bè 3 độ C phải hoãn thả giống.

Quản lý hàng ngày nuôi lồng bè.

Thăm kiểm tra lồng cá.

Thường xuyên kiểm tra lồng cá, hàng ngày thăm lồng cá ba lần, quan sát cá ăn và tình hình khác.

Kịp thời điều chỉnh dây neo

Phải kịp thời điều chỉnh dây neo cho vừa, phòng lồng bè xê dịch vị trí, biến dạng, đảm bảo lồng bè có diện tích nuôi có hiệu quả và có sự ly lồng theo quy định.

Làm vệ sinh và thay lồng.

Phải kịp thời làm vệ sinh, hoặc thay đổi lưới, để đảm bảo nước thông thoáng trong và ngoài lồng.

Phòng trị bệnh hại.

Phải kiên trì nguyên tắc “phòng là chính, phòng quan trọng hơn trị”.

Kỹ thuật tắm thuốc kiểu mùng vây nuôi cá lồng hồ chứa nước

Điều chỉnh thể tích lồng bè.

Lần lượt nâng đá chìm ở bốn góc lồng từ từ đưa ra ngoài giá lồng, lợi dụng sức đè của đá làm cho 4 góc không bóp, như thế có thể làm cho phần đáy lồng nâng cao được được 1- 1,5m, thể tích lồng dưới thu nhỏ, đàn cá trong lồng theo đáy lồng nâng cao mà bơi lên.

Bố trí mùng vây.

Mùng vây làm bằng chất liệu vải ni lông dày, độ dài nói chung trên dưới 25m, lớn nhất có thể vây quanh lồng 6m dài, chiều rộng mùng vây 2 – 2,5m.

Mùng vây xuyên lồng, gián cách lưới đáy 2,5m đều và buộc chặt vào chân lưới ở phía dưới, lưới phia trên cố định ở trên khung lồng bè, mặt dưới giá khung lồng vây bốn xung quanh lồng lại. Phía dưới mùng vây đặt phao chìm để mùng chìm tự nhiên, để cho mực nước trong lồng và ngoài lưu thông ngang nhau, còn phần đáy lồng vẫn đảm bảo lưu thông với nước bên ngoài.

Lượng thuốc dùng.

Chọn loại thuốc diệt trùng ngoài thích hợp và thuốc diệt vi khuẩn liều lượng thuốc diệt trùng gấp 3 lần thể tích đơn vị nồng độ xả toàn ao, liều lượng thuốc diệt vi khuẩn gấp 3~5 lần thể tích đơn vị nồng độ xả toàn ao.

Xả thuốc

Chia lượt hoặc liên tục xả thuốc, bảo đảm thời gian liên tục xả thuốc, thời gian tắm thuốc trên 30 phút. Trước hết phải hòa tan hết thuốc, nếu có phản ứng hóa hợp thì để cho nó phản ứng triệt để. Khi bắt đầu, xả nhanh 1/3 lượng thuốc xả đều toàn lồng cá, sau đó tiếp tục xả lượng ít, dần dần tăng nồng độ ngấm của thuốc; khi thời gian đạt được 20 phút, lượng thuốc đã xả phải đạt được 2/3 tổng lượng thuốc, lúc này phải giãn cách 5 phút lại xả thuốc một lần, cho đến khi xả hết thuốc, thời gian tắm thuốc đạt được 30 phút mới có thể có kết quả.

Tuần tự dùng thuốc.

Tác dụng của ngâm tắm thuốc là tiêu diệt nguyên thể bệnh bên ngoài thân cá và trong mang cá. Do cấm kỵ phối hợp thuốc diệt trùng và thuốc diệt khuẩn trong hồ không được đồng thời sử dụng, nói chung cần phải để ngày hôm sau hoặc cách ngày tiến hành. Nhưng nuôi cá lồng có thể lợi dụng điều kiện trao đổi nước trong ngoài lồng nhanh, theo tuần tự hoàn thành quá trình ngâm tắm thuốc diệt trùng diệt khuẩn.

Sau khi toàn bộ thuốc diệt trùng xả hết khoảng 5 phút, mở mùng vây ra, sau khoảng 2 giờ, lại dùng mùng vây quây xung lồng nuôi cá lại, xả thuốc diệt khuẩn. Nếu chỉ xảy ra bệnh có tính vi khuẩn, thì chỉ cần xả thuốc diệt khuẩn là được, cũng có thể đông thời xả thuốc dự phòng bệnh ký sinh trùng.

Nuôi lưới vây và phối hợp như thế nào?

Nuôi lưới vây chủ yếu là loài cá ăn thức ăn nuốt, bao gồm trắm, vền, chép, diếc, rô phi, trắm đen, mè trắng, mè hoa, tôm càng xanh nước ngọt, cua càng lông Trung Hoa.

Nuôi lưới vây chủ yếu nuôi hỗn hợp là chính, số ít nuôi đơn (như cua càng lông Trung Hoa), tỷ lệ nuôi ghép các loài cá và tôm là loài nuôi chính chiếm đến 80%, loài nuôi phụ trên dưới 20%. Với thủy vực độ trong suốt tương đối lớn, thực vật thủy sinh nhiều, thì nuôi cá chép, cá vền, cá trắm cỏ, cá diếc là thích hợp; ở thủy vực độ trong suốt kém, thực vật phù du phong phú thì nuôi cá mè trắng, cá trắm trắng, cá chép, cá diếc là thích hợp.

Nuôi lưới vây, quy cách và mất độ thả nuôi.

Quy cách thả nuôi.

Quy cách thả nuôi trưởng thành là: cá trắm 250 – 500g/ con, cá vền 50 – 150g/con, cá chép 50-60g/con, ca diếc 25-50g/con, cá trắm cỏ 500-750g/con, cá mè trắng, mè hoa trên dưới 50g một con, cá rô phi 25-50g/con, cua càng lông Trung Hoa 5-10g/con.

Quy cách thả nuôi loài cá quy cách lơn là cá trắm trắng 20-25g/con, cá vền, cá chép 10-15g/con, cá diếc 5g/con, cá tắm cỏ 100-200g/con.

hướng dẫn nuôi cá

Mật độ thả nuôi.

Mật độ thả nuôi không thả thức ăn là 50-100 con/mẫu (1 mẫu = 667m vuông), nuôi thả thức ăn tinh có thể đạt 200-400 con/ mẫu.

Công tác quản lý nuôi lưới vây.

Kiên trì thường xuyên tuần tra, kiểm tra thiết bị, làm vệ sinh lưới, kịp thời loại bỏ cá bị bệnh chết, làm tốt công tác phòng cá nhảy, phòng bệnh, phòng lũ lụt, phòng trộm cắp và ghi chép tình hình nuôi.

Phòng cá nhảy.

Cá nhảy trong quá trình nuôi cá: 7-10 ngày sau khi cá giống thả nuôi, vào mua bão lụt đàn cá bất an, hoạt động liên tục, thường nhân lúc mực nước cao sóng to gió lớn nhảy ra ngoài lồng, khi đánh bắt, đàn cá bị kinh hãi, nhảy lung tuwung, loại cá to và năng lực bơi mạnh mẽ phá lướt thoát ra.

Quản lý cho ăn.

Phải căn cứ đặc điểm loài cá nuôi, phải phối hợp một cách hợp lý cho thứ ăn như cỏ, ốc, hến mới và thức ăn gia công. Loài cá sinh trưởng nhanh thức ăn phải nhiều, bắt đầu từ tháng 10, nhiệt độ nước bắt đầu giảm, phải tăng cường dinh dưỡng, chủ yếu là loại thức ăn gia công, nâng cao thể chất và độ béo của cá. Loại cỏ mỗi ngày cho ăn một lần, thức ăn gia công mỗi ngày cho ăn 2 – 3 lần.

Phòng trị bệnh hại.

Trước khi thả cá giống nuôi, phải sử dụng nước muối 2%-3% ngâm tiêu độc trên dưới 10 phút; 15 phút ngay dùng vôi bột, bột tẩy tiêu độc vùng ao nuôi và cho thức ăn 1 lần; định kỳ cho thức ăn thuốc, vớt bỏ cá bệnh chết, hàng năm phải làm vệ sinh đáy ao, nạo bớt bùn đáy lưới vây.

Thiết bị ngăn cá hồ nước.

Thiết bị ngăn cá trong nuôi cá hồ nước có hàng rào tre, hàng rào điện và hàng rào lưới. Lưu lượng nước lớn nhỏ, phương thức thoát lũ để chọn thiết bị ngăn cá hợp lý.

  • Ở hồ núi nước cạn, không chảy hoặc chảy nhỏ, vật trôi nổi ít, cống ngầm dẫn nước, cống tràn của hồ nước nhỏ, có thể dùng hàng rào tre ngăn cá.
  • Hàng rào điện là lợi dụng điện cực của mang điện hình thành điện trường trong nước, khi cá trong hồ nước tiếp cận điện trường bị điện kích thích sẽ bơi quay lại. Có 3 loại điện xoay chiều, điện một chiều, mạch xung điện.
  • Rào lưới là lợi dụng lưới bịt kín ngăn cách toàn mặt cắt từ mặt nước đến đáy hồ của đường tràn lũ hoặc đập tràn không cho cá có đường ra.

Xác định khoảng cách hàng rào như thế nào?

Phải dưới tiền đề lưu tốc hợp lý, chọn mặt cắt độ nghiêng đổ tương đối hẹp. Khi hồ chứa nước đầy tràn, trong các loài cá thả nuôi cá mè là cá nhảy ra trước nhất, cho nên thường lấy lưu tốc cực hạn của cá mè làm tiêu chuẩn để chọn lưu tốc mặt cắt rào chắn, lưu tốc cực hạn của loài cá mè là 0,7m/s để cho an toàn, lưu tốc khống chế của mặt cắt rào phải là 0,5m/s, cá trưởng thành là 0,6m/s.

Do đó, khoảng cách rào ngăn không nên rộng hơn bề rộng đầu của loài cá mè thả nuôi. Mặt cắt hàng rào các loại cá mè thường ap dụng theo bảng 12.

KHOẢNG CÁCH MẶT CẮT RÀO ÁP DỤNG CHO CÁC LOÀI CÁ MÈ

Quy cách các loài cá thả nuôi (toàn độ dài)Khoảng cách rào (cm)
Tấc Trung QuốcCm
Trên 1Trên 3,3Không lớn hơn 0,4
Trên 2Trên 6,7Không lớn hơn 0,7
Trên 3Trên 10Không lớn hơn 1
Trên 4Trên 13,3Không lớn hơn 1,4
Trên 5Trên 16,7Không lớn hơn 1,7

Xây dựng hàng rào như thế nào?

Nói chung hàng rào tre gỗ rộng 1,6m, cao hơn độ sâu lớn nhất 0,5m, dùng thanh tre đường kính 1-3cm làm thanh đan, thanh đan xếp thành hàng ngang. Hàng rào sắt là dung thanh sắt hàn thành khung có thể tháo lắm, dung sắt tròn đường kính 6-8mm.

Theo khoảng cách thích hợp hàn thành hàng ngang. Chân đế bê tông có một số cọc bê tông dựng đứng để giữ hàng rào, độ cao cọc bằng độ cao hàng rào, mặt cắt ngang của cọc là hình chữ “I”, hai rãnh trái phải đều lõm U, độ sâu máng 5-7cm, để sao cho khung rào tự do đặt vào lấy ra dễ dàng, và hàng rào chịu lực đều.

Rào chắn hồ nước có những bộ phận kết cấu nào?

Lưới rào chính.

Là bộ phận kết cấu chủ yếu nhất dùng để ngăn chặn cá trong hồ nước nhảy ra ngoài.

*Độ dài và chiều cao của lưới rào phải lớn hơn độ dài và độ cao thực tế của mặt cắt rào là 5%-10%.

BIỂU QUAN HÊ KÍCH THƯỚC MẮT LƯỚI RÀO CÁ VỚI THÂN CÁ MÈ TRẮNG, MÈ HOA.

Quy cách thân cáTrên 13cmTrên 0,25kg0,5-1kgTrên 2,5kg
Kích thước mắt lưới rào cá (mm)72,550-6080-120120-150

 

Lưới đậy, lưới chống chìm.

Lưới đậy còn gọi là lưới phòng nhảy là một tấm lưới bổ trợ nối liền trên cọc lưới nối liền nổi trên mặt nước phía thượng du. Độ dài của lưới đậy bằng phao nổi, độ cao 2-3m.

Lưới chìm còn gọi là lưới chống chìm đặt ở đấy lưới, chìm ở đáy hồ và bên bờ hồ ở phía thượng du. Có tác dụng là ngăn đàn cá chui qua dưới đáy lưới chạy ra ngoài, độ dài lưới chìm bằng phao, độ rộng là 3-5m.

Sợi lưới, mắt lưới, hệ số thắt nút của lưới bổ trợ bằng với lưới rào chính.

Lưới năng bẩn đặt ở thượng du lưới ngăn cá và bảo đảm khoảng cách 20-30m với lưới ngăn cá.

Tác dụng là ngăn cản cơ rác, cành cây, rác rưởi, để đảm bảo an toàn cho lưới ngăn cá. Nguyên liệu sợi làm lưới ngăn bẩn là polyethylene quy cách 0,25/(11×3), độ dài phải bằng 20% độ dài mặt cắt rào, độ cao 4-5m, mắt lưới 10-15cm, hệ số thắt nút là U1/U2 = 0,6/0,8.

Dây cáp, phao nổi, phao chìm và dụng cụ khác của lưới ngăn.

*Dây cáp lưới ngắn cá. Có hai dây chủ yếu chịu tải lưới ngăn cá chính (cáp trên chính, cáp dưới chính) là dùng dây cáp thép, các dây khác đều dùng dây thừng ni lông.

QUY CÁCH VÀ TÍNH NĂNG CÁC LOẠI DÂY CÁP CỦA LƯỚI CHẮN CÁ HỒ NƯỚC

Tên gọi dây cápNguyên liệuĐường kính (mm)Cường độ đứt (kg)Trọng lượng 100m (kg)
Cáp trên chínhCáp thép9,3-11,5642045
Cáp dưới chínhCáp thép9,3411028,8
Cáp trên, dướiThừng polythene10-1213607,91
Cáp loại cáp lựcThừng polythene8-1011005,5
Cáp loại cáp biênThừng polythene64302,13
Cáp lưới đậy, chìmThừng polythene64302,13

*Phao nổi, phao chìm

Phao nổi: Phao nổi của lưới phòng cá nhảy thường dùng phao rỗng ruột hình thoi nhựa cứng lực nổi là 95g, lưới ngăn cá phần nhiều dùng quả cầu xốp, đường kính 120mm. Một loại khác là ống nổi to có lực nổi là 200kg.

Phao chìm: Lưới chìm sử dụng cục chì hình quả trám 5 cái/kg; lưới ngăn thường dùng sắt cục, đá cục, cục xi măng.

Tại sao phải khống chế đàn cá hung dữ và cá tạp nhỏ trong hồ chứa nước?

Tính chất nguy hại của loài cá hung dữ và cá tạp nhỏ

Cá hung dữ nguy hại đến loài cá nuôi, trong loà cá hung dữ, cá măng là cá lớn nhất, hung dữ nhất, ăn thức ăn nhiều, cơ thể lớn trên 50kg, sinh trưởng nhanh, 2 – 3 tuổi có thể đạt 10 – 20kg, ăn thức ăn là cá bằng 34,4% – 44,5% độ dài thân.

Khống chế loài cá hung dữ

Hồ chưa nước mới xây dựng, trước khi tính nước phải đánh bắt cho hết loài cá hung dữ. Sau khi tích nước, phải ngăn ngừa loài cá hung dữ của vùng nước khác đến.

hướng dẫn nuôi cá

Khống chê loài cá tạp nhỏ

Loài cá tạp nhỏ trong hồ nước chủ yếu có cá mương, cá bông mạch, xà câu, cá thê be, đặc điểm của loài cá này, phát triển nhanh, tuổi đời ngắn, kết cấu chủng đàn đơn giản, số lượng tăng nhanh, nhưng do loài cá tạp cơ thể nhỏ, sinh trưởng chậm, giá trị kinh tế không lớn, lại là kẻ cạnh tranh thức ăn của loài cá nuôi như cá mè trắng, mè hoa.

Hồ nước kiểu lớn và vừa thích hợp thả nuôi những loại cá nào?

Cá nuôi trong hồ nước lớn và vừa không giống như trong ao, đặc điểm của nó là không bỏ phân, không cho thức ăn, chủ yếu dựa vào thức ăn thiên nhiên trong hồ chứa nước. Do đó, chủng loại thả nuôi của mỗi hồ nước phải căn cứ vào chủng loại, số lượng của thức ăn thiên nhiên của từng hồ nước mà định. Hồ nước phần nhiều xây dựng ở vùng đồi núi, thức ăn thiên nhiên trong hồ nước chủ yếu là sinh vật phù du, chất mục hữ cơ và vi khuẩn. Cho nên, chủ yếu là thả nuôi các loại cá ăn thức ăn lọc như cá mè trắng, cá mè hoa.

Lợi dụng đầy đủ nguồn thức ăn động vật đáy này, có thể thả nuôi một số cá chép, cá diếc sống ở tầng đáy. Cá chép, cá diếc sinh sản tự nhiên trong hồ nước, do đó, không cần phải năm nào cũng thả giống nuôi.

Xác định mật độ thả nuôi của cá nuôi trong hồ nước loại to và vừa.

Mật độ thả nuôi có thể căn cứ sức sản xuất cá, quy cách đánh bắt hoặc tỉ lệ sống để xác định, tức là:

Mật độ thả nuôi = (con/mẫu) = sức sản xuất cá hồ nước (kg/mẫu): quy cách đánh bắt (kg/con): tỉ lệ hồi bắt.

Theo kinh nghiệm, hồ nước lớn mới đầu thả nuôi mỗi mẫu 50-100 con, hồ nước loại vừa mỗi mẫu thả nuôi 100-200 con.

Nuôi cá hồ nước lớn và vừa cần phối hợp hợp lý giống cá.

Để lợi dụng đầy đủ nguôn thức ăn thiên nhiên và không gian mặt nước trong hồ nước, phải sắp xếp hợp lý tỉ lệ nuôi giống cá thả nuôi, hồ nước lớn và vừa đều thả nuôi cá mè trắng, cá mè hoa là chính, trong đó cá mè hoa, cá mè trắng chiếm trên dưới 80% (tỉ lệ mè hoa, mè trắng là khoảng 7:3 hoặc 6:4), cá chép, cá diếc, cá trắm cỏ và các loài cá khác chiếm trên dưới 20%; đối với hồ nước nhỏ tỷ lệ thả nuôi cá mè trắng , mè hoa có thể chỉnh là 3:7; đối với hồ nước có nhiều cỏ nước, trong đó cá trắm cỏ chiếm 50%, cá mè, cá vền chiếm 15%, cá mè trắng 20%, cá mè hoa 10%, cá diếc, cá chép 5%.

Hồ nước nhỏ yêu cầu kỹ thuật bỏ phân nào?

Thời gian bỏ phân

Sau khi nhiệt độ trong hồ nước đạt 15 độ C thì có thể bắt đầu bỏ phân, từ tháng 6-10 là thời kỳ bỏ phần, thời kỳ trọng điểm bỏ phân là tháng 7-9.

Chủng loại phân hoá học.

Chủ yếu dùng hai loại là phân đạm, phân lân. Phân đạm có urea, amonium hydrogen carbonate và amnium chloride, phân đạm có peroxy-phosphoric acid calcium.

Tỷ lệ phân đạm, lân.

Căn cứ thí nghiệm và kinh nghiệm sản xuất, tỷ lệ phân đạm, lân (NP2O5) là 7:1 lý tưởng, tỷ lệ amonium hydrogen carbonate và peroxy-phosphoric acid calcium là 2:1, tỷ lệ amonium cloride và calcium phosphate là 3:1.

Lượng bỏ phân.

Khi hàm lượng đạm trong hồ nước đạt 2mg/lít, lượng sinh vật phù du có thể đạt 20mg/lít, là tiêu chuẩn chất nước cao sản. Vì vậy, thông qua bón phân làm cho hàm lượng đạm trong hồ nước luôn luôn đảm bảo 2mg/lít, hàm lượng lân đảm bảo 0,2-0,4mg/lít. Lần đầu bón phân, nước sâu 1m mỗi mẫu bón amonium hydrogen carbonate 7,5kg hoặc amonium chloride 5kg, peroxy-phosphoric acid calcium 2,5kg (nước sâu quá 4m đều tinh theo 4m), về sau 2-3 ngày bón phân một lần, lượng phân dùng giảm một nửa.

Phương pháp bón phân.

*Hoà tan riêng rẽ, thứ tự bón xả

*Địa điểm bón phân. Bón xả toàn hồ nước, hoặc chọn vùng nước cạn xa cửa xả hoặc cống ngầm mà bón xả phân, diện tích bón xả chiếm 20%-30% tổng diện tích hồ nước.

*Chọn ngày thời tiết tốt. Tốt nhất là bón phân vào lúc 9-12 giờ buổi sáng ngày trời trong xanh. Trời mưa hoặc mùa lũ lụt khi xả tràn không nên bón phân.

*Kiên trì nguyên tắc lượng ít nhiều lần.

*Xả vôi bột lượng thích hợp. Vào tháng 5-8, mỗi tháng nên xả một lần vôi bột vào nước hồ, lượng dùng cho một mẫu là 15-20kg vôi bột để điều tiết trị số pH của nước hồ và có thể thoả mãn nhu cầu của loài cá đối với chất canxi.

Nuôi cá giống hồ nước chủ yếu có những loại nào?

Cá mè trắng, cá chim, trong đó loài cá nuôi sinh đẻ ở hồ nước có dòng chảy chủ yếu là cá chim và cá ngần. Cá ngần là loài cá kinh tế quý, phạm vi thích nghi của nó rộng, sức sinh đẻ mạnh, chuỗi thức ăn ngắn, thay đổi đời nhanh, tiềm lực sinh đẻ lớn, giá trị kinh tế cao.

Trong sống nước chảy có những loài cá sinh đẻ nào?

Cua lông.

Cua lông thuộc loài giáp xác sông ngòi, có thể thích nghi sống trong sông nước chảy, tăng thêm một chủng loài sinh đẻ ở sông.

Cá Hương.

Thuộc loài cá quý ở sông, từ sông ra cửa biển sinh đẻ, cá bột ngược nước lên sống ở thượng du sông. Cá lớn dài 23-28cm, con nặng 1,3-2,1kg, tỷ lệ hồi bắt khoảng 20%, hiệu quả thả nuôi rất rõ rệt.

Các loài khác.

Ngoài ra, loài cá thả nuôi sông còn có cá chép, cá diếc, cá thiều vây ngược lưng đen…

Ngư cụ chủ yếu.

Ngư cụ là công cụ trực tiếp dùng để đánh bắt thuỷ sinh. Có rất nhiều loại ngư cụ, bao gồm: lưới, câu, nơm, đó bắt cá tạp và ngư cụ đặc chủng khác dùng âm thanh, ánh sáng, điện. Trong đó lưới đánh cá là ngư cụ chủ yếu thường dùng nhất trong đánh bắt cá ở hồ nước.

Có 9 loại lưới: lưới gai (lưới gai tầng đơn, lưới gai hai tầng, lưới gai khung, lưới gai ba tầng), lưới kéo (lưới kéo tầng đáy, lưới kéo tầng giữa, lưới kéo nổi và lưới kéo có cánh, lưới kéo không cánh), loại lưới sát đất (còn gọi là lưới kéo lớn, lưới kéo đất), loại lưới trương (lưới phểu, lưới lên xuống, lưới nơm), loại lưới ngao (lưới kéo ở đáy nước, lưới chập vào, lưới chập động cơ điện), loại lưới cắm ( lưới cắm kiểu ngăn cản, lưới cắm kiểu nhảy vào), loại lưới dìm (lưới tay quăng, lưới trùm), loại lưới vây (lưới đẩy vây, lưới đuổi vây).

Lưới gai chủ yếu có những loại nào? Làm thế nào lợi dụng lưới ba gai đánh cá?

Lưới gai là loại dụng cụ đâm có tính bị động, lưới cụ loại quấn. Lưới cụ bố trí trên đường cá bơi chủ yếu của đàn cá hoặc trong ngư trường đàn cá hoạt đọng tập trung. Ưu điểm của đánh bắt lưới gai la kết cấu đơn giản, thao tác dễ, giá thành thấp, cường độ lao động không lớn, ngư trương thao tác rộng; khuyết điểm là bắt cá bị động, đợi cá mắc vào lươi, bắt cá phiền phức, lãng phí thời gian.

Loại lưới gai cố định, lưới gai chảy, lưới gia vây, lưới gai kéo; theo tầng nước chia ra: lưới gai nổi, lưới gai tầng giữa, lưới gai tầng đáy; theo kết cấu lưới cụ khác nhau chia ra lưới gai tần đơn, lưới gai hai tầng, lưới gai khung, lưới gai ba tầng.

Lưới gai ba tầng chỉ có đặt lưới trên đường cá đi lại hoặc ở ngư trường cá tập trụng, mới có cơ hội bắt được.

Tìm ngư trường.

Quy luật hoạt động của đàn cá hồ nước nói chung tuỳ theo sự thay đổi của mùa vụ mà có thay đổi.

Mùa xuân đàn cá phần nhiều bơi ngược lên thượng du, đến chỗ cửa vào nguồn nước chi lưu để tìm mồi và sinh để; mùa hè nhiệt độ nước tăng lên, đàn cá phần nhiều bơi vào vùng lõm hồ hoặc bờ có cây cỏ râm mát để tránh nhiệt độ nước cao và ăn mồi; mùa thù đàn cá phần nhiều tập trung hoạt động ở thuỷ vực trung, thượng du của hồ nước; mua động nhiệt độ nước thấp, đàn cá phần nhiều bơi đến vùng nước sâu hoặc lõm hồ nước có ánh nắng mặt trời của hồ nước để qua đông.

Đàn cá cũng có quy luật hoạt động ngày đêm nhất định, nói chung đều có 5 lần hoạt động quần thể tương đối lón: tảng sáng trước chiều hôm 4:00~6:00; mặt trời mới mọc 8:00~9:00; mặt trời lặn 16:00~17:00; buổi tối 20:00~21:00; đêm khuya 0:00~1:00. Thời gian đàn cá tập trung thành đàn hoạt động khá sôi nổi là thời gian tốt nhất đánh bắt bằng lưới đáy lười gai ba tầng.

Tác nghiệp thả thu lưới.

*Thả lưới. Khi thả lưới gai ba tầng lớn cao trên 3m, nói chung cũng một thuyền hai người thao tác. Trước khi thả lưới, trước hết xếp thức tự lưới cụ đã chuẩn bị xong lên thuyền, phao nổi xếp ở phía cuối thuyền, phao chìm xếp ở phía đầu thuyền và phụ trách thả lưới nổi, một người ở đầu thuyền phụ trách thả lưới chìm. Sau khi đến ngư trường, hai người đông thời thả đầu lưới buộc phao nổi phao chìm xuống nước, tiếp đó 2 người vừa chèo thuyền vừa thả lưới, thuyền đi đến đâu lưới thả đến đó.

*Thu lưới. Trước hết tiến hành thu lưới ngược gió. Khi hai người thu lưới, một người ở phía sau thuyền thu lưới phao nổi và phụ trách chỉnh lý tiêu nổi và khống chế thuyền, một người ở phía sau thuyền thu lưới phao chìm, cá do người ở gần bắt. Nếu có 3 người thu lưới, một người có thể ở giữa thuyền thu lưới và chuyên môn gỡ bắt cá. Trong khi thu lưới, lưới, phao và các dây phải chỉnh lý cẩn thận để lần sau thả lưới được thuận lợi.

Phương pháp đánh cá liên hợp chắn, đuổi, đâm, mở.

Phương pháp đánh cá liên hợp chắn, đuổi, đâm, mở là phương pháp đánh bắt cá biến bị động thành chủ động đuổi cá vào lưới để bắt. Nguyên lý là căn cứ thói quen sinh hoạt của cá mè trắng, mè hoa, bao vây đàn cá vào một thuỷ vực nhất định và theo phương hướng dự định, bức đàn cá tập trung vào lưới mà bắt.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2018-10-07 16:24:08.

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.