nuôi cá ruộng lúa

Nuôi cá ruộng lúa và điều kiện và chủng loại nào?

Nuôi cá ruộng lúa cần có những điều kiện sau:

  • Nguồn nước đầy đủ, chất nước phù hợp tiêu chuẩn dùng nước nuôi thuỷ sản theo quy định của nhà nước, lấy nước tháo xả nước thuận tiện; mùa hè không khô cạn, mùa mưa không ngập tràn, giữ nước tốt, chất đất của ruộng lúa tốt nhất là đất sét, bờ ruộng rắn chắc, đất đáy màu mỡ, môi trường không ảnh hưởng bởi phân bón, thuốc trừ sâu và các yếu tố khác của ruộng gần đó và xa thôn xóm.
  • Loài cá chủ yếu nuôi ở ruộng lúa gồm cá trắm, cá chép, cá diếc, cá chép, cá rô, cũng có thể nuôi ghép cá mè, cá quả, cá trê, cá rô phi, ngoài ra còn có trheer nuôi tôm, cua, ếch, ba ba. Khi nuôi cua và ếch phải tăng thêm thiết bị rào chắn xung quanh ruộng lúa, để tránh chúng bò đi mất.

Thiết bị cơ bản nuôi cá ruộng lúa có những loại nào?

Gia cố đắp cao bờ ruộng vững chắc.

Nuôi cá ruộng lúa cần phải đắp cao yêu cầu bờ cao 60-100cm, mặt đỉnh bờ ruộng rộng trên 30cm và gia cố vững chắc để tránh thấm nước và mùa mưa nước đẩy cá đi mất.

Rãnh cá và hố cá.

Rãnh cá là đường đi của loài cá sinh sống, tìm mồi, ra vào rãnh cá với ruộng lúa, vị trí của nó có thể căn cứ vào diện tích , hình dạng cụ thể của thửa ruộng mà quyết định, nói chung có hình chữ thập, hình chữ điền, hình chữ nhật và hình chữ tĩnh, chiều rộng của rãnh cá khoảng 50~70cm, sâu 40-50cm, diện tích của rãnh cá chiếm 3%-5% của tổng diện tích ruộng lúa.

nuôi cá ruộng lúa

Hồ cá là nơi sinh sống quan trọng của cá, vị trí, số lượng to nhỏ của hố cá phải căn cứ vào địa hình tự nhiên. Nói chung sâu 100-150cm, diện tích chiếm 5%-10% tổng diện tích ruộng lúa. Hố cá đào gần chỗ lấy nước vào ruộng.

Cửa lấy nước và cửa xả nước.

Cửa lấy nước, cửa xả nước nên phân biệt mở ở hai góc đối nhau, làm cho dòng nước trong ruộng được lưu thông thông thoáng, làm được lấy nước vào dễm thoát nước ra cũng dễ, và dễ khống chế mực nước, nhìn chung cửa lấy nước rộng 30-50cm, của thoát xả nước rộng 70-100cm, ở cửa xả nước nên xây cửa tràn trung bình để bảo đảm độ sâu nước cần thiết cho lúa sinh trưởng và phát triển.

Rào chắn cá.

Rào chắn cá phải cao hơn bờ 30cm, đoạn dưới phải cắm xuống đất đáy ruộng 30-50cm.

Rào che nắng.

Ruộng lúa cạn, mùa nắng nhiệt độ nước cao, không có lợi cho cá sinh trưởng, do đó, phái tây của hố cá nên làm rào chắn nắng che cho cá, dùng tre nứa làm tầm che đơn giản, cao khoảng 1,5m, diện tích chiếm 1/5-1/3 hố cá, trên rào dùng lưới mát che lại.

Ruộng lúa nuôi cua đồng, nuôi ếch và ba ba, xung quanh ruộng lúa phải làm tường bao vệ cao 1-1,2m

Điều kiện sinh thái của ruộng lúa có những đặc điểm nào?

Nuôi cá ruộng lúa thuộc môi trường nước cạn, thời kỳ nước cạn độ sâu 3-4cm, thời ký nước sâu cũng chỉ 12-15cm do đó điều kiện sinh thái của ruộng lúa có đặc điểm của nó.

Nhiệt độ nước thay đổi lớn.

Đặc biết là vào hè, nhiệt độ cao nhất có thể đến 41 độ C, khoản 15 giờ chiều là cao nhất, sáng sớm 3-6 giờ là thấp nhất, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch có thể lên đến 4,5-14,6 độ C

Oxy hoà tan đầy đủ.

Lúa sinh trưởng theo mùa, năng lực tạo oxy mạnh, ruộng lúa nước cạn, lượng trao đổi hơi nước lớn. Oxy hoà tan trong ruộng lúa tương đối tốt, đầy đủ.

Chủng loài thức ăn sinh vật nhiều.

Trong ruộng lúa có cỏ tạp, sinh vật phù du, động vật đáy, vạn hữ cơ, gốc rạ, đều là thức ăn của cá.

Cá ít bệnh.

Chất nước của ruộng lúa thường giữ được độ béo và hoạt, mật độ cá nhỏ, vật nguyên sinh bệnh ít.

Các hình thức nuôi cá ruộng lúa.

Nuôi cá ruộng lúa một mùa.

Có thể tiến hành vào vụ lúa sớm (vụ xuân), vụ xuân hè và vụ thu đông (lúa muộn). Nuôi cá vụ xuân hè, nhiệt độ nước tương đối cao, là thời kỳ hoàng kim tốt nhất cho sinh trường của đối tượng nuôi. Nuôi cá ruộng lúa một mùa mỗi mẫu (667m vuông), có thể thả cá bột từ 1 vạn – 1,5 vạn con cá quả, cũng có thể thả cá giống quy cách lớn trên 10cm từ 200-300con, nuôi đến cuối năm đánh bắt.

Nuôi cá ruộng lúa hai mùa.

Nuôi cá ruộng lúa độc lập hai mùa là chia hai lần nuôi. Lần thứ nhất là sau khi cấy lúa mạ xanh, thả cá bột xuống hố ruộng, theo mực nước tăng sâu, cá giống từ hố đi vào rãnh, từ rãnh vào ruộng lớn nuôi, nuôi cho đến khi thu hoạch lúa. Lần thứ 2 nuôi là sau khi thu hoạch lúa sớm, thành lý ruộng lúa, bỏ phân lót và cấy lúa, sau khi mạ xanh thả cá giống quy cách lớn nuôi.

nuôi cá ruộng lúa

“Một lúa một cá”

Sau khi thu hoạch lúa nước là nuôi cá, thời gian dạt 7-8 tháng. Chủ yếu là nuôi cá chép, cá trắm và một ít cá mè trắng, mè hoa, cũng có thể nuôi động vật thuỷ sinh đặc biệt.

Nuôi cá ruộng lúa “kiểu hố rãnh”.

Phải kết hợp loại lúa nước nửa khô đào hố rãnh nuôi cá, thích hợp với nuôi cá ruộng lúa một vụ lúa, nuôi hai vụ lúa, vừa thích hợp nuôi một lúa một cá, vừa có thẻ nuôi cá bột cá giống, vừa thích hợp nuôi thành phẩm các loại động vật thuỷ sinh.

Thả nuôi cá ruộng lúa có những yếu lĩnh kỹ thuật nào?

Quy cách thả nuôi.

Nuôi thành quy cách thương phẩm, cá giống quy cách lớn của loài cá là 50-100g/con và 150-200g/con, cua đông là 100-200g/con, ếch con 20-50g/con, bồi dưỡng cá giống quy cách lớn, thả nuôi cá giống 3-5cm/con.

Mật độ thả nuôi.

Ruộng lúa nước cạn, diện tích của rãnh cá và hố cá tương đối nhỏ. Do đó, mật độ nuôi ruộng lúa bằng 10%-15% của ruộng. Lượng thả nuôi mỗi mẫu nói chung là: loài cá 120-500 con, cua 5-10kg, cá bột 1000-2000con.

Ảnh hưởng của bón phân và thuốc trừ sâu đối với động vật thuỷ sinh như thế nào?

Chủng loại bón phân ruộng lúa phần nhiều là phần hoá học amonitrogen và phân amidonitrogen, cũng có thể dùng phân động vật, phân hoá học nếu một lần sử dụng lượng quá nhiều, nồng độ của amindonitrogen trong nước quá lớn, sẽ độc hại đối với động vật thuỷ sinh.

Do đó, mỗi lần mỗi mẫu bón ure 3-5kg, hoặc calcium phosphate 6-10kg, hoặc potassium nitrate 2-3kg; chia ruộng lúa ra mấy phần để bón phân, thời gian gián cách là 2-3 ngày, để thuỷ sinh tự động quay về vùng không bỏ phân. Không được sử dụng nước amoniam amonium chloride và amonium hydrogen carbonate, tránh đồng thời sử dụng nhiều loại phân hoá học. Khi bón phân mực nước ruộng không thấp hơn 5cm, phải tránh rãnh cá và hố cá.

Tuyệt đại đa số thuốc trừ sâu rầy đều có tác dụng độc hại đối với sinh vật thuỷ sinh. Khi phun thuốc trừ sâu ruộng lúa phải lưu ý: Một là, phải chọn loại thuốc trừ sâu hiệu quả cao, ít độc hại, tàn dư ít và phổ biến.

Thuốc trừ sâu thường dùng phần nhiều là thuốc nước hoặc thuốc dầu, ít dùng thuốc bột. Hai là, nắm vững phương pháp phun thuốc thích hợp. Thời gian rắc thuốc bột là vào sáng sớm sương chưa tan là thích hợp nhất. Thuốc trừ sâu nước và dầu phun vào lúc sau khi sương tan đã khô là tốn hơn.

Để tránh động vật thuỷ sinh ngộ độc, cần tăng mực nước ruộng lúa sâu thêm 7-10cm hoặc tháo khô ruộng lúa, tập trung cá vào hố cá sau đó phun thuốc, đợi nồng độ thuốc trừ sâu giảm bớt, sau đó lại lấy nước vào; hoặc chia vùng ruộng lúa ra rồi luân phiên phun thuốc.

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Thiết bị cơ bản nuôi cá ruộng lúa có những loại nào?

1. Gia cố đắp cao bờ ruộng vững chắc; 2. Rãnh cá và hố cá; 3. Cửa lấy nước và cửa xả nước; 4. Rào chắn cá; 5. Rào che nắng.

Điều kiện sinh thái của ruộng lúa có những đặc điểm nào?

1. Nhiệt độ nước thay đổi lớn; 2. Oxy hoà tan đầy đủ; 3. Chủng loài thức ăn sinh vật nhiều; 4. Cá ít bệnh.

Ảnh hưởng của bón phân và thuốc trừ sâu đối với động vật thuỷ sinh như thế nào?

Chủng loại bón phân ruộng lúa phần nhiều là phần hoá học amonitrogen và phân amidonitrogen, cũng có thể dùng phân động vật, phân hoá học nếu một lần sử dụng lượng quá nhiều, nồng độ của amindonitrogen trong nước quá lớn, sẽ độc hại đối với động vật thuỷ sinh.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2018-10-07 16:38:58.

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.