Trang Chủ » Nuôi lợn rừng: Mô hình đầu tư với vốn 500 triệu đồng

Nuôi lợn rừng: Mô hình đầu tư với vốn 500 triệu đồng

1,6K lượt xem
nuôi lợn rừng

Nuôi heo rừng làm giàu

Đây là mô hình nuôi lợn rừng của ông Dương Văn Việt tại Hòa Bình với số vốn đầu tư 1,000,000,000 đồng được chia thành 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn đầu tư 500,000,000 đồng.

Dưới đây, Farmvina chia sẻ phân tích hiệu quả tài chính trong 1 năm của dự án với tổng mức đầu tư giai đoạn một là 500 triệu đồng nuôi lợn rừng sinh sản. 

Nuôi heo rừng: Cẩm nang làm giàu MIỄN PHÍ

Chi phí chăn nuôi lợn rừng

1. Chi phí đầu tư dự án

Bao gồm các khoản phí sau:

  • Chi phí mua con giống lợn rừng.
  • Chi phí xây dựng chuồng trại.
  • Chi phí thức ăn: bao gồm thức ăn cho lợn rừng bố mẹ và lợn rừng con sinh ra từ lợn bố mẹ.
  • Chi phí điện, nước.
  • Chi phí nhân công (2 người).

1.1. Chi phí xây dựng chuồng trại

  • Xây dựng theo mô hình tiêu chuẩn, kiên cố, dễ dàng tháo lắp, thiết kế thông minh tận dụng tối đa khả năng sử dụng của chuồng (không để chuồng trống). Chuồng trại được xây dựng sử dụng để nuôi lợn bố mẹ và lợn con được sinh ra từ lợn bố mẹ.
  • Tổng chi phí dự kiến xây dựng chuồng trại: 200,000,000 VNĐ.
nuôi lợn rừng

Mô hình chuồng nuôi lợn rừng hiện đại với chi phí đầu tư khoảng 60 triệu đồng trên 100m2 xây dựng

1.2. Chi phí mua con giống

  • Tổng chi phí mua giống: 500,000,000 VNĐ.
  • Loại con giống: giống lợn rừng thuần chủng F1.
  • Giá con giống: 250,000đ/1kg.
  • Số lượng con giống:
    • 23 con bố mẹ đã sinh sản lứa thứ nhất (cân nặng trung bình 50 – 60kg/1con, trong đó có 2 lợn đực).
    • 35 con hậu bị sinh sản (cân nặng trung bình 20kg/1 con, trong đó có 3 lợn đực).
    • 10 con thương phẩm (cân nặng trung bình 10kg/1 con).

Ghi chú:

  • 10 con lợn thương phẩm dùng để nuôi làm thương hiệu nên sẽ không cho vào bài toán phân tích hiệu quả tài chính.
  • Tổng số lợn nái sinh sản: 53 con trong đó 21 con mẹ đã sinh sản lứa thứ nhất + 32 con nái hậu bị.
  • Tổng số lợn đực: 5 con trong đó có 2 đực bố 50-60kg/ con + 3 đực hậu bị.

1.3. Chi phí thức ăn

1.3.1. Chi phí thức ăn cho 23 lợn rừng bố mẹ đã sinh sản lứa thứ nhất trong 1 năm

Chi phí thức ăn tinh bột (gồm bột ngô, bột khoai, bột sắn, bột mì…)

==> Chi phí thức ăn cho 1 con/1 ngày: 0,8kg thức ăn/ngày x 6000đ/1kg = 4,800đ (Mức tính trung bình khoảng 5000đ/1 con/1 ngày).

==> Chi phí thức ăn cho 1 con/1 năm: 365 ngày x 5000đ = 1,825,000đ.

==> Chi phí thức ăn cho 23 con trong 1 năm = 1,825,000 x 23 = 41,975,000đ.

1.3.2. Chi phí thức ăn cho 35 lợn hậu bị sinh sản trong 1 năm

==> Chi phí thức ăn cho 1 con/1 ngày: 0,6kg thức ăn/ngày x 6000đ/1kg = 3,600đ.

==> Chi phí thức ăn cho 1 con/1 năm: 365 x 3,600đ = 1,314,000đ.

==> Chi phí thức ăn cho 35 con trong 1 năm = 1,314,000 x 35 = 45,990,000đ.

1.3.3. Chi phí thức ăn cho 848 lợn rừng con được sinh ra từ 53 lợn rừng mẹ

Lợn rừng mẹ đẻ 2 lứa/1 năm, mỗi lứa đẻ trung bình từ 7-15 con. Mức tính trung bình 8 con/1 lứa ==> 16 con/1 năm.

==> Tổng số lợn con được sinh ra từ 53 lợn mẹ trong 1 năm = 53 x 16 = 848 lợn con.

==> Chi phí thức ăn cho 1 con/1 ngày: 0,3kg thức ăn/ngày x 6000đ/1kg = 1,800đ.

==> Chi phí thức ăn cho 1 con/90 ngày nuôi: 162,000đ.

==> Chi phí thức ăn cho 848 con = 848 con x 162,000đ/1 con = 137,376,000đ.

==>Tổng chi phí thức ăn trong 1 năm cho lợn bố mẹ & lợn con = 41,975,000 + 45,990,000 + 137,376,000 = 225,341,000đ

Ghi chú:

  • Chi phí thức ăn trên không bao gồm chi phí thức ăn rau xanh và chất đạm.
  • Rau xanh + thức ăn chất đạm (giun quế) hộ chăn nuôi tự tăng gia.
nuôi lợn rừng

Thức ăn chủ yếu nuôi lợn rừng là 90% rau xanh, 7% tinh bột và 3% là tinh đạm (giun quế)

2. Phân tích hiệu quả tài chính của dự án trong 01 năm

2.1. Tổng chi phí đầu tư

Chi phí mua giống: 500,000,000đ.

Phí mua con giống sẽ không tính khấu hao vì: lợn nuôi trong 08 năm, đạt cân nặng trung bình 150kg/1 con. Giá bán thị trường 150,000đ/1kg.

==> Tổng thu từ việc xuất bán 58 con lợn giống bố mẹ = 58 con x 150kg/1 con x 150,000/1 kg = 1,305,000,000đ.

==> Sau 8 năm nuôi, các hộ dân không mất chi phí mua giống mà còn thu được lợi nhuận = 1,305,000,000 (bán giống) – 500,000,000 (mua giống) = 805,000,000đ (chi phí nuôi lợn bố mẹ đã được tính vào chi phí thức ăn, điện, nước, nhân công hàng năm).

Chi phí xây dựng chuồng trại: 200,000,000đ (chuồng trại xây dựng kiên cố, tính khấu hao trong 20 năm).

==> Chi phí chuồng trại trong 1 năm = 200,000,000đ / 20 năm = 10,000,000/1 năm.

Tổng chi phí thức ăn (cho cả lợn bố mẹ và đàn lợn con): 225,341,000đ.

Chi phí điện, nước: 15,000,000đ/1 năm.

Chi phí nhân công trong 01 năm: 100,000,000đ (nhân công mất 2 người).

==> Tổng chi phí trong 1 năm = 10,000,000 (chuồng trại) + 225,341,000 (thức ăn) + 15,000,000 (điện, nước) + 100,000,000 (nhân công) = 350,341,000đ.

2.2. Tổng thu (từ xuất bán 848 lợn rừng con trong 1 năm)

– Sau khi lợn rừng con được 3 tháng tuổi công ty sẽ thu mua với mức giá: 120,000đ/1kg.

– Lợn rừng con sau khi nuôi 03 tháng đạt cân nặng 10 – 15kg. Mức tính trung bình 12kg/1 con.

==> Tổng thu = 848 con x 12kg/1con x 120,000đ/1kg = 1,221,120,000đ.

2.3. Lợi nhuận thu về sau 1 năm

Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi = 1,221,120,000 – 350,341,000 = 870,779,000đ

Lưu ý:

  • Mức lợi nhuận trên không tính chi phí mua giống và các chi phí khác, đặc biệt chi phí rủi ro trong quá trình chăn nuôi.
  • Lợn mẹ không tính khấu hao (sau 8 năm lợn mẹ sinh sản sẽ bán thương phẩm vẫn thu được lợi nhuận).
  • Chuồng trại được tính khấu hao trong 20 năm.
  • Rau xanh, giun quế các hộ chăn nuôi tự tăng gia.
  • Lợn bố mẹ sinh sản lứa nhất thu hồi vốn sau khoảng 6-7 tháng, đối với lợn hậu bị sinh sản sẽ thu hồi vốn sau khoảng 8-9 tháng. 

3. Các chính sách hỗ trợ cho các hộ dân tham gia dự án nuôi lợn rừng

  • Hỗ trợ tư vấn mô hình nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất dựa trên số vốn đầu tư + diện tích chăn nuôi.
  • Hỗ trợ chuyển giao công nghệ khoa học, kỹ thuật nuôi lợn rừng. Hộ chăn nuôi sẽ được cán bộ tập huấn chi tiết trong 4-5h, có tài liệu cứng đi kèm để nghiên cứu thêm. Ngoài ra trong suốt quá trình chăn nuôi, các hộ dân sẽ được cán bộ kỹ thuật hỗ trợ thông qua điện thoại, email, trực tiếp.
  • Hỗ trợ tư vấn thiết kế chuồng trại.
  • Hỗ trợ thu mua lại lợn rừng với mức giá cao và ổn định ==> Các hộ yên tâm chăn nuôi không phải lo về đầu ra.
  • Hỗ trợ đưa đón đi thăm quan thực tế mô hình trang trại lợn rừng NTC.
  • Hỗ trợ giống cây thuốc nam để chữa bệnh cho lợn rừng.
  • Hỗ trợ giống và kỹ thuật nuôi giun quế làm thức ăn cho lợn rừng.
  • Hỗ trợ chi phí vận chuyển.

Phóng sự VTV1 giới thiệu về các trang trại vệ tinh của trang trại lợn rừng NTC

Ngoài ra nhằm phục vụ cho nhu cầu cung cấp thịt lợn rừng thương phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài trang trại NTC tiến hành thu mua lợn rừng từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ với mức giá cao. Lợn rừng được thu mua phải đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Giống lợn rừng thuần chủng không lai tạp.
  • Được chăn thả theo phương pháp hoang dã tự nhiên.
  • Cho ăn thức ăn chủ yếu là ngô, khoai, cám gạo, giun quế, các loại rau rừng…không sử dụng thức ăn công nghiệp.
  • Nuôi lợn rừng đảm bảo khỏe mạnh, không mắc bệnh tật.
  • Cân nặng > 10kg/con.

Ghi chú: lợn rừng sau khi được thu mua từ các hộ dân sẽ được trang trại nuôi cải thiện chất lượng, sau khi đủ tiêu chuẩn mới xuất ra thị trường. Trang trại không mua lợn rừng đực thiến.

==> Các hộ chăn nuôi, các chủ trang trại có nhu cầu tham gia dự án “Làm giàu từ chăn nuôi lợn rừng” hoặc muốn bán lợn rừng cho trang trại vui lòng liên hệ theo số

Hotline: 0988 880 128 – 0968 680 128 (Anh Hoàng Thắng chủ trang trại) để được hỗ trợ.

Nguồn: Trang trại nuôi lợn rừng

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2016-04-25 17:36:23.

Bài Viết Liên Quan

4 bình luận

Hoàng Quốc Tài 06/10/2017 - 12:58

tôi muốn hợp tác nuôi cùng NTC liên hệ tư vấn mình 0945101023

Trả Lời
Farmvina - Thư viện nông nghiệp 07/10/2017 - 09:06

@Tài: Anh nên chủ động liên hệ vì Farmvina không có mối liên quan đến NTC. Chúng tôi chỉ phổ cập thông tin hữu ích cho bà con. Chúc anh khoẻ!

Trả Lời
H bliem bya 05/06/2017 - 16:38

E muốn nuôi heo rừng mà vốn có 100tr ,thì nuôi bao nhiêu con nái sinh sản ạ,và muốn gia nhập thánh viên của NTC ạ

Trả Lời
Farmvina - Thư viện nông nghiệp 07/06/2017 - 13:39

Em tham khảo tại: /nuoi-heo-rung/

Trả Lời

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.