Trang Chủ » Giống heo rừng lai dòng F4 lai tạo ra sao?

Giống heo rừng lai dòng F4 lai tạo ra sao?

1,6K lượt xem
heo rừng lai

Hiện trạng thị trường giống heo rừng lai

Hiện nay, có rất nhiều người muốn phát triển mạnh ngành chăn nuôi heo rừng lai, nhưng thực tế cho thấy đang có một trở ngại lớn là thiếu giống heo rừng lai trầm trọng.

Ai cũng biết giống heo rừng lai mà chúng ta hiện nuôi là “sản phẩm” tạo thành từ sự phối giống của heo đực rừng thuần chủng với heo nái cỏ nội địa mà đồng bào dân tộc ít người vùng cao nguyên nuôi từ lâu đời nay.

Những con heo lai này mới thuộc dòng F1 mang trong mình nó phân nửa máu heo rừng và phân nửa máu heo cỏ nội địa.

Heo nái thì hiện có nhiều, nhưng heo nọc thì lại hiếm. Chúng hiếm do một phần từ trước đến nay bị sàn bắt quá nhiều, một phần do sự ngăn cản của Công ước CITES (Convention International Trade Endanger Species) có văn phòng hiện đặt tại Geneve (Thụy Sĩ), mà nước ta đã gia nhập khoảng mươi năm trở lại đây.

Công ước Cites ra đời nhằm mục đích bảo vệ thú hoang dã nói chung khỏi bị săn bắt vì mục đích thương mại.

Vậy để phát triển ngành chăn nuôi này, việc cần làm trước tiên của chúng ta là bắt tay vào việc tạo con giống.

Chỉ khi nào chủ động được việc tạo giống thì lúc dó việc phát triển ngành nghề chăn nuôi này mới gập nhiều thuận lợi và có cơ hội để phát đạt.

Nuôi heo rừng: Cẩm nang làm giàu MIỄN PHÍ

Thuận lợi vì không còn khan hiếm con giống để nuôi, mà còn làm hạ giá con giống xuống mức thấp, không còn cao đến mức trên dưới 200.000đ/kg (heo hơi) như hiện nay.

Do heo là loài mắn đẻ, mới bảy tám tháng tuổi heo cái đã bắt đầu động dục, mỗi năm đẻ được hai lứa, và mỗi lứa cho ra đời từ vài ba con đến gần chục heo con.

Vì vậy, chúng ta có quyền lạc quan tin rằng chỉ cần bỏ ra khoảng thời gian vài ba năm để làm việc lai tạo ta sẽ có đủ giống heo rừng lai để nuôi.

Việc lai tạo từ các giống heo ngoại nhập lớn con với giống heo nội nhỏ con, để tạo ra giống heo lai có thân xác lớn, có phẩm chất thịt siêu nạc không thua gì heo ngoại nhập là việc trước đây hàng trăm năm ông bà ta đã thực hiện thành công.

giống heo rừng lai

Giải quyết bài toán giống heo rừng lai là một thử thách, cũng là một cơ hội.

Nhớ lại trước đây vài ba trăm năm ta chỉ có giống heo cỏ nhỏ con, nuôi giáp năm cũng chỉ cân nặng được hơn nửa tạ, sau cho lai với giống heo Hải Nam mới ra giống heo Hòn Chong (nay còn nuôi ở vùng Cà Mau và các vùng phụ cận) nuôi một năm có thể nặng đến gần tạ.

Về sau, ông bà mình còn lấy giông Craonnais của Pháp cho phối với giống heo Bồ của Trung Hoa ra loại heo lai đặt tên là Bồ Xụ lớn con và nuôi rất mau lớn…

Rồi, trước đây hơn nửa thế kỷ, khi nhập về các giống heo bồ tượng như Yorkshire, Berkshire… người mình lại cho các giống heo này lai với heo Bồ Xụ để cho ra đời một giống heo mới là heo Thuộc Nhiêu, hiện nay nhiều vùng vẫn còn nuôi giống này do hợp phong thổ nên mau lớn và ít bệnh tật.. heo rừng thuần chủng

Phương pháp lai tạo heo rừng lai

Trở lại việc tạo giống heo rừng lai (để làm giống) chắc hiện nay nhiều người cũng nghĩ đến và cũng đã bắt đầu thực hiện, vẫn là heo đực rừng cho phối với heo cỏ nái nội địa, nhưng phải lai tạo liên tiếp bốn đời, từ đó mới có dòng heo rừng lai (F4) có khả năng di truyền đặc tính của heo rừng, trong đó có cả phẩm chất thịt tốt.

Phương pháp lai tạo:

  • Bước 1: Heo cha là đực rừng thuần chủng phối với heo mẹ là nái cỏ nội địa (còn gọi là heo vùng thượng du) sẽ đẻ ra đàn heo con thuộc dòng F1 (mang 1/2 đặc tính của heo cha). Nên lựa ra những con heo cái dòng F1 này mang những ưu điểm nổi trội nhất trong đàn như khỏe mạnh, dài đòn, mông nở, vú to và đều, chân cứng cáp… để nuôi làm giống. Những heo cái không đạt chuẩn còn lại và toàn bộ heo đực nên dạt ra nuôi thịt.
  • Bước 2: Heo cha là heo nọc rừng thuần chủng (con đực mới khác để tránh bị đồng huyết) cho phối với heo cái dòng F1 (vừa tạo ra đợt trước) sẽ đẻ ra đàn heo con thuộc dòng F2 (mang 3/4 đặc tính của heo cha). Lần này lại lựa ra những con heo cái dòng F2 đạt chuần để nuôi tiếp làm nái giống sau này. Còn những heo cái trong đàn không đạt chuẩn, và toàn bộ heo đực cũng dạt ra nuôi thịt.
  • Bước 3: Heo cha là heo nọc rừng thuần chùng (nên dùng con đực mới để tránh bầy con bị đồng huyết) cho phối với heo cái dòng F2 sẽ đẻ ra đàn heo con thuộc dòng F3 (mang 7/8 máu của heo rừng cha). Cũng như hai lần trước, lần này cũng lựa ra những con heo cái dòng F3 đạt chuẩn để nuôi lớn làm giống. Những con heo cái còn lại không đạt chuẩn đế giống cũng dạt ra nuôi thịt chung với tất cả heo đực trong đàn.
  • Bước 4: Heo cha vẫn là nọc rừng thuần chủng (chọn đực mới để tránh bị đồng huyết) cho phối với heo cái dòng F3 (mang 15/16 đặc tính heo rừng cha). Như vậy dàn heo con lai rừng này chỉ mang một phần rất ít, không đáng kể đặc tính của dòng heo cỏ nội địa của con nái mà thôi.

Sau bốn bước lai tạo liên tục như vậy, tất cả đàn heo con thuộc dòng F4 này được coi là tương đương với heo rừng thuần chủng, kể cả heo cái lẫn heo đực đều được dùng làm heo giống để sản xuất heo rừng lai sau này.

giống heo rừng lai

Nói rõ hơn, dòng heo lai F4 này có khả năng di truyền dặc tính của heo rừng thuần chủng đến các thế hệ con cháu về sau của chúng sau này.

Giống heo lai rừng dòng F4 chính là giống “heo rừng nhân tạo” cả đực và cái đều được nuôi làm giống như heo rừng thuần chủng vậy.

Giống heo rừng lai dòng F4 này có hình dáng giống như heo rừng thuần chủng: cũng dài đòn, bụng thon, lưng thẳng, đầu nhỏ, mõm dài, cổ lãi, tai nhỏ mà vểnh lên, cặp răng nanh phắt triển nhanh, chân dài, lông màu đen hoặc xám đen, lông bờm dài và dày, có ba chấu, ánh mắt hoang dại…

Giống heo rừng lai dòng F4 có sức đề kháng mạnh, và chịu đựng được sự kham khổ trong môi trường sống và cả cách ăn uống…

Trong việc lai tạo để có giống heo lai dòng F4 này, điều tối kỵ là tránh bị đồng huyết. Vì vậy, những heo nái thuộc các dòng Fl, F2, F3 và cả F4 dều phối hợp vái heo đực rừng khác nhau.

Thực tế cho thấy sự đồng huyết có thể làm tăng thêm những đặc tính tốt của dòng heo, nhưng cạnh đó có thể di hại cho đàn con những đặc tính xấu cùa heo cha mẹ.

Vì nếu một trong hai con heo cha và mẹ có mang sẵn những gien xấu như thấp lùn, cụt đòn, sinh sản kém, hoặc đang mang trong thân chúng một thứ tật bệnh nào đó… thì đàn con của chúng sẽ phải mang những gien di truyền xấu này từ heo cha hoặc heo mẹ.

Thí dụ:

  • Heo cha, heo mẹ cùng huyết thống với nhau, nhưng cả hai đều khỏe mạnh thì đàn con chúng sẽ khỏe mạnh cả.
  • Nếu heo cha khỏe mà heo mẹ lại vướng bệnh (cả hai cùng chung huyết thống) cho phối nhau, đàn con của chúng thế nào cũng có con khỏe, con bệnh.
  • Heo cha heo mẹ cùng chung huyết thống và đều có bệnh, phối nhau sẽ ra đàn con thừa hưỏng các gien xấu cùa cha mẹ cả.

Nguyễn Việt Thy

Câu Hỏi Thường Gặp

Hiện trạng thị trường giống heo rừng lai ra sao?

Hiện nay, có rất nhiều người muốn phát triển mạnh ngành chăn nuôi heo rừng lai, nhưng thực tế cho thấy đang có một trở ngại lớn là thiếu giống heo rừng lai trầm trọng. Thuận lợi vì không còn khan hiếm con giống để nuôi, mà còn làm hạ giá con giống xuống mức thấp, không còn cao đến mức trên dưới 200.000đ/kg (heo hơi) như hiện nay.

Phương pháp lai tạo heo rừng lai như thế nào?

Bước 1: Heo cha là đực rừng thuần chủng phối với heo mẹ là nái cỏ nội địa (còn gọi là heo vùng thượng du) sẽ đẻ ra đàn heo con thuộc dòng F1. Bước 2: Heo cha là heo nọc rừng thuần chủng (con đực mới khác để tránh bị đồng huyết) cho phối với heo cái dòng F1 (vừa tạo ra đợt trước) sẽ đẻ ra đàn heo con thuộc dòng F2. Bước 3: Heo cha là heo nọc rừng thuần chùng (nên dùng con đực mới để tránh bầy con bị đồng huyết) cho phối với heo cái dòng F2 sẽ đẻ ra đàn heo con thuộc dòng F3. Bước 4: Heo cha vẫn là nọc rừng thuần chủng (chọn đực mới để tránh bị đồng huyết) cho phối với heo cái dòng F3 (mang 15/16 đặc tính heo rừng cha). Như vậy dàn heo con lai rừng này chỉ mang một phần rất ít, không đáng kể đặc tính của dòng heo cỏ nội địa của con nái mà thôi.

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2016-07-23 07:46:06.

Bài Viết Liên Quan

1 bình luận

Trần Đức Hùng 05/05/2020 - 21:32

Chào Farmvina. Tôi có mua lại một trang trại 4ha đã có đầy đủ điện, nước, hồ, đồi, xung quanh có suối bao quanh. Tôi muốn quy hoạch làm trang trại nhưng chưa có ý tưởng tốt và cũng không có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt. Mong Farmvina có thể giới thiệu dùm tôi một kĩ sư có thể thiết kế một mô hình cho trang trại được không ạ?

Trả Lời

Viết Bình Luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.