cách nuôi cá lan

Cách nuôi cá lan

Cách nuôi cá lan là cách nuôi cá lóc đặc biệt, chỉ áp dụng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long xưa mà thôi, vì thời trước, nơi đây đúng nghĩa là vùng đất rộng người thưa, ruộng vườn “cò bay thẳng cánh”.

Phải có ruộng đất rộng rãi như vậy mới thích hợp với việc nuôi cá lan. Mặc khác, cũng nên biết việc: người xưa tuyệt đại đa số đều có bản tính thật thà, đôn hậu, cho nên trong việc nuôi cá họ không đơn thuần nghĩ đến việc đem lại nguồn lợi riêng cho mình, mà còn nghĩ đến cái hậu là lo cho cả người khác. Vì vậy, cách nuôi cá lan rất hợp đối với họ.

Kinh nghiệm nuôi cá lóc đầu nhím làm giàu của anh Quynh

cách nuôi cá lan
Cách nuôi cá lan là một cách nuôi cá lóc rất đặc biệt!

Muốn nuôi cá lan, chủ ruộng phải thuê người đào nhiều ao đìa trong vùng ruộng đất thuộc quyền sở hữu của mình. Đã nói đến ao, đìa thì ở đó phải có mực nước sâu hơn ruộng.

Nếu có ruộng sâu sẵn, người ta cũng tận dụng vừa cấy lúa vừa nuôi cá lan cũng tốt.

Những ao, đìa này cần nằm dọc theo đường nước có sẵn tự nhiên như các mương rãnh, mà cá đồng thường lui tới.

Theo quy luật sinh tồn, cá lóc nói riêng và nhiều loại cá đồng nói chung, có linh tính nhận biết được nơi nào có nước sâu thì tìm cách đến ở cho bằng được để sống yên ổn, no đủ, mà sinh sôi nẩy nở.

Thế là không cần mời gọi, tự nhiên các ao đìa sau một thời gian cũng có đủ cá để nuôi.

Cá được nuôi như vậy qua tháng giêng, tháng hai năm sau, đúng vào mùa tát đìa, chủ ruộng mới tính đến việc thu lợi.

Những con cá lớn được bắt lên, cân bán cho thương lái các nơi đổ về, còn lứa cá nhỏ được thả hết xuống ao đìa nuôi tiếp.

Kỹ thuật nuôi cá lóc: Một số điều căn bản

Có chủ ruộng chỉ tát bắt một số đìa, và họ cố tình chừa lại một vài ao, đìa chờ mùa mưa sắp tới, nước lênh láng tràn đồng, họ mới mở hết cống bộng hay phá bờ mở đường thoát cho cá lan hết ra ngoài, như cách làm phúc “tháo cũi sổ lồng” cho chúng mặc sức đi đâu thì đi, tấp vào ruộng nhà cũng được, mà vào ruộng thiên hạ cũng không sao.

Đến tháng cuối mùa mưa, qua tháng 9 Âm lịch, nước ruộng bắt đầu cạn dần, thế là lóc lớn, lóc con do quy luật sinh tồn mách bảo, chúng lại rủ nhau tìm cách trở lại các ao, đìa có mức nước sâu sinh sống như trước.

Vài tháng sau đó, khi vụ lúa mùa đã gặt hái xong thì Tết Nguyên Đán cũng đã gần kề, chủ ruộng lại tát đìa, và họ cũng chỉ lựa những con cá lóc lớn rộng vào lu, khạp để ăn dần trong ba ngày Tết.

Những con cá nhỏ vẫn được nuôi tiếp, chờ đến mùa mưa tới nước lênh láng ruộng đồng, chúng lại được chủ ruộng cho ra ngoài mà sinh sống!

Cách nuôi cá lóc phổ biến hiện nay

Ngoài ra, bà con có thể tìm hiểu thêm kỹ thuật nuôi cá lóc khác của người xưa: cách nuôi cá vuông

Nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp hiệu quả

Print Friendly, PDF & Email

Originally posted 2014-09-04 10:44:01.

Viết một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.